Kinh nghiệm phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa một số tỉn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 43 - 44)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3.3. Kinh nghiệm phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa một số tỉn hở Việt Nam

Nam

1.3.3.1. Kinh nghiệm của Bình Dương

Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, đã tạo được mơi trường đầu tư thơng thống cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, tạo sự yên tâm đầu tư cho các chủ DNNVV.

Tăng cường các biện pháp trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các DNNVV có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng SXKD, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm các thủ tục thế chấp. Thực hiện chủ trương ''đổi đất lấy kết cấu hạ tầng'', vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả. Đối với các DN ở tỉnh khác đến thuê đất, hoặc đổi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng thì tỉnh khuyến khích, khơng phân biệt đối xử.

Hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ theo hướng khuyến khích các DNNVV chú trọng đổi mới công nghệ thông qua các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện và tài trợ một phần vốn để các DNNVV đủ điều kiện triển khai chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; phổ biến và hỗ trợ thông tin, đặc biệt là hình

thành các đầu mối cung cấp thơng tin ổn định, phát huy vai trị của các hiệp hội, chi hội nghề nghiệp…. Quan tâm tới các chính sách: Thương mại, tài chính tín dụng, hỗ trợ đào tạo nguồn lực với các biện pháp khá cụ thể để phát triển DNNVV.

1.3.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bến Tre

Với quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có của Chính phủ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống và thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo mơi trường bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, ngoài nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ hiện nay của tỉnh, tập trung khai thác thị trường xuất khẩu. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNNVV đầu tư phát triển vào cơng nghiệp nơng thơn, khuyến khích DNNVV đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm từ dừa và thủy sản đạt chuẩn xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm khác.

Xây dựng chiến lược phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp dài hạn hồn chỉnh: có đánh giá năng lực hiện hành của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, hội nhập, giúp doanh nghiệp khởi sự và phát triển, gia nhập thị trường, xác định các nguồn quỹ, các ưu đãi.

Tăng cường công tác liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Tổ chức một cách thực chất, hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)