3.2.1 .Hồn thiện chính sách phát triển DNNVV
3.2.2 Nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trường sản xuất kinh doanh
3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hội nhập kinh tế, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường trong và ngoài nước
Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định AFTA có hiệu lực hồn tồn vào năm 2013 và tiến tới tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các DNNVV của cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng; cạnh tranh sẽ diễn ra sâu sắc hơn từ phía các doanh nghiệp nước ngồi. Nếu các DNNVV thiếu hiểu biết về kinh tế hội nhập sẽ gặp nhiều khó khăn cho chính bản thân mình; nhiều DNNVV tại thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang thiếu hiểu biết về kinh tế hội nhập là do họ thiếu thông tin và không nắm bắt được thông tin từ các cơ quan chức năng.
Để giúp cho DNNVV tại Mỹ Tho hiểu biết sâu rộng về cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có biện pháp đối phó hữu hiệu với sự cạnh tranh từ các thành viên khác của WTO, các cơ quan ban ngành trong tỉnh cần:
(1) Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp với cơ chế chính sách phát triển kinh tế nói chung của tỉnh; loại bỏ các quy định không tương hợp với qui định của WTO, AFTA và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng để dễ triển khai thực hiện;
(2) Hàng năm, tỉnh cần dành một khoản ngân sách đáng kể để hướng dẫn, tổ chức, cung cấp thơng tin về thị trường trong và ngồi nước; các cam kết với WTO, quy định pháp lý của các quốc gia, cách thức xâm nhập vào các thị trường thế giới, các tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp... cho doanh nghiệp.
Việc tuyên truyền có thể thơng qua nhiều hình thức khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, hội thảo, tập huấn, tờ gấp, tập san... Thông qua việc hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế thì các DNNVV sẽ chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chủ động đầu tư vào công nghệ, nhân lực, thương hiệu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên trường quốc tế.
Thông tin về thị trường và khách hàng nước ngoài đối với DNNVV là rất quan trọng; có nhiều DN khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, chỉ biết với nhau qua điện thoại, email và trang Website của doanh nghiệp đó, chứ khơng biết năng lực, uy tín của các cơng ty đó ở nước sở tại như thế nào. Để hỗ trợ DN trong việc tìm kiếm thơng tin về thị trường và khách hàng, các ban ngành trong tỉnh cần nhờ sự giúp đỡ của Đại sứ quán nước ta ở các nước có quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp để tìm hiểu và cung cấp thơng tin về các doanh nghiệp nước ngoài khi doanh nghiệp trong nước tham gia ký kết hợp đồng làm ăn, buôn bán... Việc hỗ trợ này sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp và tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực xuất, nhập khẩu.
3.2.2.2 Hỗ trợ pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực
Phần lớn các DNNVV khi tham gia hoạt động đều tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của về thủ tục pháp lý; do vậy để thuận lợi cho DN, tỉnh cần có các giải pháp cụ thể sau:
Một là, giao Văn phòng UBND tỉnh tập hợp đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển DNNVV và thường xuyên cập nhật hình thành cơ sở dữ liệu pháp luật hồn chỉnh (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước) đăng tải trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh để cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp khai thác phục vụ cho hoạt động.
Hai là, giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên mơn có liên quan và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức phổ biến tài liệu, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật cũng như bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV trên địa bàn.
- Tiếp nhận và tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các qui định pháp luật, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, hoặc kiến nghị các cơ quan Trung ương đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung ương.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên cơ sở căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chương trình.
Ba là, giao các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh:
- Chủ trì giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Tham gia xây dựng các chương trình hỗ trợ pháp lý của tỉnh.
Bên cạnh đó, các địa phương có nhiều DN, khu cơng nghiệp cần thành lập văn phòng pháp lý để hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu cho DNNVV và các nhà đầu tư đang tìm hiểu để đầu tư; thường xuyên tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn để giới thiệu các cơ chế, chính sách, thủ tục trong hoạt động SXKD, xuất nhập khẩu của tỉnh, nhà nước và các thị trường có quan hệ kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Bốn là: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV là cần thiết và cấp bách. Để hỗ trợ đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, trong thời gian tới UBND tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, nhận dạy nghề, vừa đảm bảo duy trì và phát triển các làng nghề, vừa nâng cao năng lực cho lao động làng nghề và tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh.
+ Thực hiện quy hoạch lại hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng đề án nâng cao năng lực cho hệ thống các trường dạy nghề theo hướng tăng cường xã hội hố cơng tác dạy nghề. Cải cách nội dung đào tạo sát với yêu cầu của DN.
+ Quan tâm đến việc đào tạo cho chủ doanh nghiệp, hoạch định được kế hoạch đào tạo lâu dài, có bài bản. Mở thêm các hình thức đào tạo ngắn hạn để phục vụ yêu cầu đào tạo và đào tạo lại nhân lực của DNNVV.
3.2.2.3 Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
Để tạo thuận lợi cho các DN từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào SXKD cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
+ Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn tiên tiến, đổi mới hiện đại hố cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ để sớm triển khai thực hiện.
+ Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, xây dựng chính sách khuyến khích các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết vào các lĩnh vực ưu tiên như: nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong bảo quản nông, lâm sản, đặc biệt là công nghệ chế biến gỗ, bảo quản rau quả nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; cải tiến và hiện đại hố cơng nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng của các làng nghề.