Một sốchỉ tiêu đánh giá sự phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 36 - 41)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA

1.2.4. Một sốchỉ tiêu đánh giá sự phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với các DN nói chung và DNNVV nói riêng, mục tiêu và lợi nhuận kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Sự phát triển của DN cũng như kết quả và hiệu quả kinh doanh của các DNNVV là rất cần thiết cho việc xây dựng phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian đến.Thông thường để đánh giá sự phát triển của DN, kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD của các DNNVV thường sử dụng nhiều chỉ tiêu, nhưng do đặc điểm của địa bàn nghiên cứu nên khi phân tích luận văn chỉ sử dụng một số chỉ tiêu nhất định

phù hợp với đề tài nghiên cứu.

1.2.4.1Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về số lượng, cơ cấu và năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV

Phát triển về số lượng và cơ cấu

- Biến động số lượng và cơ cấu DNNVV trên địa bàn: Qui mô và Cơ cấu theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh; Qui mơ và cơ cấu theo những loại hình doanh nghiệp và Qui mô -cơ cấu theo lãnh thổ.

Phát triển về năng lực sản xuất kinh doanh

- Trình độ cơng nghệ (lạc hậu, trung bình, hiện đại):

Trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị hiện đại: trang bị máy móc thiết bị, cơng nghệ, từ năm 2000 trở lên.

- Quy mô, cơ cấu vốn SXKD. - Số lượng, chất lượng lao động.

1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận, hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất lao động; thu nhập của người lao động, đóng góp của chủ doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (%, lần)

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (%, lần) =

Lợi nhuận rịng (P) Doanh thu (TR)

Cơng thức Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu(%, lần) phản ánh cứ 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năng suất lao động

Là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng LĐ, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ

và nền kinh tế tri thức hiện nay.

Năng suất LĐ = Doanh thu (TR)

Lao động (LĐ)

Công thức Năng suất lao động cho biết cứ một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Sức sinh lời của lao động

Sức sinh lời của một lao động =

Lợi nhuận rịng (TR) Lao động (LĐ)

Cơng thức sức sinh lời của lao động phản ánh 1 lao động tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận hay mức đóng góp của người lao động vào hiệu quả SXKD của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu.

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn =

Doanh thu (TR) Tổng vốn (TC)

Là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Nó phản ánh bình qn 1 đồng vốn doanh nghiệp huy động vào sản xuất, kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.. Nhìn vào chỉ tiêu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn phụ thuộc vào hai nhân tố: doanh thu và tổng vốn. Như vậy để có hiệu suất sử dụng vốn cao thì một mặt doanh nghiệp phải tăng doanh thu, mặt khác doanh nghiệp phải tiết kiệm vốn. Doanh nghiệp nên giảm các khoản phải thu, tính tốn lượng hàng tồn kho hợp lý, tăng cường các biện pháp tiêu thụ hàng hoá, liên tục cải tiến khâu thanh toán để đảm bảo khả năng thu tiền từ khách hàng nhanh nhất, có hiệu quả nhất.

Sức sinh lợi của vốn

Sức sinh lời của vốn (%, lần) =

Lợi nhuận (P) Tổng vốn (TC)

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn doanh nghiệp bỏ vào SXKD thì thu được

bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng có ý nghĩa với doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Công thức hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh doanh thu tạo ra trên một đồng chi phí TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu (TR)

Nguyên giá TCSĐ (TSCĐ)

Sức sinh lời tài sản cố định

Mức sinh lời của TSCĐ (%, lần) = Lợi nhuận (P)

Nguyên giá TSCĐ

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đảm bảo các u cầu về tính khoa học: Có cơ sở logic khoa học, hợp lý về nội dung kinh tế và đơn giản hóa để tính tốn, so sánh; Đảm bảo tính thống nhất: Thể hiện ở nội dung, phương pháp tính phù hợp với nội dung, phương pháp tính của hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đảm bảo khắc phục được sự phiến diện trong nghiên cứu vì các chỉ tiêu sẽ bổ sung cho nhau, giúp cho việc đánh giá các vấn đề nghiên cứu được đầy đủ và toàn diện hơn.

1.3. THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến xây dựng và thực hiện một hệ thống các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV.

1.3.1.1 Các nguyên tắc triển khai thực hiện các chính sách:

Một là, Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách

thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

Hai là, phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao

chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự an tồn xã hội; Gắn liền với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển cơng nghiệp nơng thơn, làng nghề truyền thống; Chú trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNNVV của đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật.... làm chủ DN; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

Ba là, hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang

hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DNNVV.

Bốn là, gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ mơi trường, bảo đảm trật tự, an

tồn xã hội.

Năm là, tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí,

vai trị của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bám sát các nguyên tắc trên, Nhà nước đã ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước tập trung vào hai vấn đề: Không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV hình thành và hoạt động và thực hiện cơ chế thống nhất từ Trung ương đến địa phương để DNNVV phát triển.

1.3.1.2 Hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam trong những năm gần đây đã khơng ngừng được hồn thiện, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV, có thể nêu ra một số vấn đề cơ bản như sau:

Hệ thống pháp luật kinh doanh của Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện, từ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 1987), Luật khuyến khích đầu tư trong nước(1998), Luật DNTN và Luật Công ty (1990), Luật DNNN(1995),

Luật HTX (1996), Luật Doanh nghiệp (1999)...

Các văn bản luật này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và hiện nay được thay thế bằng các luật như Luật Đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật HTX (2003)...

Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, 17/2006/NĐ- CP, 84/2007/NĐ-CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thể, trong đó có quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuế đất, về giải phòng mặt bằng... tạo điều kiện giải quyết mặt bằng cho doanh nghiệp.

Pháp luật về tài chính như thuế, kế tốn: Quy định rõ nghĩa vụ thuế, cơ chế tài chính đối với các DN, đồng thời cũng có những biện pháp hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về tín dụng đối với các DN trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn. Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế là bước tiến mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN.

Chế độ kế toán đối với DNNVV đã được từng bước cải thiện theo hướng đơn giản hoá chế độ kế toán, dễ áp dụng.

Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán đối với DNNVV thay thế Quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2000.

Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng năm 2003 đã xố bỏ ưu tiên, ưu đãi về vay vốn đối với DNNN và HTX...

Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01/2003 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho một số đối tượng là DNNVV vay vốn của tổ chức tín dụng khơng phải bảo đảm bằng tài sản. Ngoài ra, pháp luật về tiền tệ, tín dụng cịn tạo mơi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, tự do hố lãi suất...

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ là một văn bản pháp luật quan trọng thể hiện sự khuyến khích DNNVV ở Việt Nam. Đây là văn bản chính thức của Nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế và các chính sách trợ giúp DNNVV phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)