PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ LUẬN VỀ DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.3. Vai trò của doanhnghiệp nhỏ và vừa
1.1.3.1. Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Những DNNVV rất thích hợp với những phương pháp tiết kiệm vốn,do đó chúng được cơng nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất.
Thứ nhất:Do đặc tính phân bố rải rác của chúng.
Những DNNVV thường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động và nhiều vùng địa lý. Đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa và vùng chưa phát triển kinh tế đối với những người lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy giải quyết được việc làm mà cịn góp phần giảm dịng người lên thành phố tìm việc làm.
Thứ hai: Là tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường của những DNNVV.
Những Khả năng linh hoạt của DNNVV thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường; tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động. Đối với những doanh nghiệp lớn khi có sự thay đổi của thị trường thì khả năng đối phó khá chậm chạp vì doanh nghiệp lớn thì khó xoay trở nhanh; để vượt qua khó khăn họ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu.
1.1.3.2. Cung cấp hàng hoá trong nước và xuất khẩu
Đối với những nước phát triển, hệ thống siêu thị cung ứng nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú nhưng không thể thay thế được những cửa hàng bán lẻ. DNNVV có nhiều thuận lợi khi đa dạng về ngành nghề, tính nhạy cảm với thị trường, đáp ứng kịp thời những sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế, những DNNVV có nhiều khả năng sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sử dụng nhiều lao động. Ở Việt Nam, với những điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu của các loại Nông – Lâm- Hải sản để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Ngồi ra còn phải kể đến các ngành nghề thủ công truyền thống với những mặt bằng phong phú, đa dạng tạo ra khả năng to lớn cho DNNVV tham gia sản xuất, gia công chế biến, đại lý khai thác cho xuất khẩu, tính riêng lĩnh vực công nghiệp hàng năm của DNNVV tạo ra hơn 50% giá trị của địa phương và đóng góp 24% GDP.
1.1.3.3. Cơ hội về đào đội ngũ quản trị kinh doanh
Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làm việc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để tiện đường vùng vẫy. Các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ rất thích hợp đối với họ trong việc thử sức của mình. Bên cạnh đó các cơng ty tư nhân lớn nói chung đều xuất phát từ các cơng ty nhỏ đi lên. Tập đoàn Microsoft của tỷ phú Bill Gates cũng do ông ta xây dựng dần lên. Ơng ta vào lúc 20 tuổi vẫn cịn là một người chưa có nhiều tài sản, bỏ học đại
học để mở doanh nghiệp riêng của mình. Chưa đầy 30 năm sau đã trở thành người giàu nhất thế giới, là một điển hình của người làm giàu dựa vào năng lực của mình.
Các cơng ty nhỏ là cịn là nơi huấn luyện nguồn nhân lực cho các công ty lớn. Các nhân viên sẽ học được những kỹ năng ban đầu về quản lý rất cần thiết, được công ty lớn đánh giá cao như là:
Điều hành kinh doanh Quan hệ với khách hàng
Kiểm soát và quản lý nhân viên Quy định xuất nhập khẩu
Quản lý thời gian Công nghệ thông tin hiện đại
Điều hành văn phòng Các quy định về thuế
Hậu cần Hệ thống cung cấp và phân phối
Bán hàng và tiếp thị Luật lệ công ty
Xúc tiến sản phẩm và dịch vụ Bán hàng
Định giá và lợi nhuận Quan hệ với quan chức chính phủ
Đây là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn và việc đào tạo chúng cho người lao động cần thời gian. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ thực hiện “hộ” khâu này. Nhân viên công ty nhỏ sau một thời gian có được kinh nghiệm rồi sẽ được các công ty lớn thu nhận.
Bảng 1.3: Tỷ trọng thu hút lao động và tạo ra giá trị gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á
Quốc Gia Thu hút lao động
(%)
Giá trị gia tăng
(%)
Singapore 35.2 26.6
Malaysia 47.8 36.4
Hàn Quốc 37.2 21.1
Nhật Bản 55.2 38.8
(Nguồn: Albert Bery “Các hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ dưới tác động
của tự do hoá thương mại và tỷ giá: kinh nghiệm của Canada và Mỹ Latinh, 1996”)
1.1.3.4. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
kinh doanh có lợi nhuận đều có xu hướng nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng với nhu cầu thị trường và trong những điều kiện thuận lợi nhất định những DNNVV có thể từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn và tận dụng máy móc thiết bị cũ, sữa chữa lại tiến tới đổi mới trang thiết bị, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực cao. Do đó, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và đa dạng hố cơ cấu cơng nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm cho tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngày càng thu hẹp, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng lên.
1.1.3.5. Gia tăng tính năng động của xã hội
Với quy mô nhỏ và vừa, lại được thành lập phân tán ở hầu khắp các địa phương, các khu vực nên DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về nguyên vật liệu sẵn có địa phương, sử dụng sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp lớn. Lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh với nhiều hình thức, có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ, sự kết hợp chun mơn hố và đa dạng hố mềm dẻo, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Vì thế, DNNVV đã và đang là lực lượng chủ yếu đảm bảo lưu thơng hàng hố trong xã hội và có vai trị quan trọng trong việc góp phần làm tăng tính năng động của nền kinh tế.
DNNVV là nhân tố tạo nên sự năng động của nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Do số lượng những DNNVV tăng lên rất nhanh, làm gia tăng số lượng, chủng loại hàng hố, dịch vụ và làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Chính sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, mẫu mã sản phẩm, giá cả hàng hóa… mà nền kinh tế ngày càng trở nên năng động.
Phân bố rộng, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều, nên các DNNVV rất linh hoạt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư…Chính vì vậy, DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả và linh hoạt trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thanh khoản vốn đầu tư quan trọng trong nền kinh tế.
1.1.3.6. Tạo ra đối tác và mối liên kết trong hệ thống doanh nghiệp
Thế mạnh Doanh nghiệp lớn là công nghệ, vốn, quy mô sản xuất kinh doanh, chương trình lớn về tiếp thị, phát triển thị trường, khả năng đáp ứng công nghệ,… Nhưng phân cơng lao động xã hội chỉ có doanh nghiệp lớn thì sẽ khơng hiệu quả, khơng phát huy được lợi thế trong liên kết kinh tế để tạo ra sức mạnh cạnh tranh của cả nền kinh tế. Đối với nhiều lĩnh vực, mặt hàng, doanh nghiệp lớn cần liên kết với những DNNVV trên cơ sở phân công lao động hợp lý, hiệu quả để cùng phát triển, nhất là những lĩnh vực như thu mua nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm cần trên diện rộng, những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động,…