PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆPNHỎ VÀ VỪA
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởngđến quá trình phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa
Sự gia tăng hay tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận củaDNNNV là nội dung hết sức quan trong trong việc đánh giá sự phát triển của DNNVV. Thơng qua phân tích hệ thống các chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta có cơ sở đánh giáxu hướng phản ánhcủa DNNVV....
1.2.2.5 Sự tăng trưởng các phần đóng góp của DNNVV đối với xã hội
Ngồi các chỉ tiêu trên, để đánh giá sự phát triển DNNVV chúng ta có thể tham khảo thêm các chỉ tiêu về mức độ đóng góp của DNNVV đối với xã hội như: Thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, mức đóng Thuế, nâng cao mức lương và chế độ cho người lao động....
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa
1.2.3.1. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp
Vốn kinh doanh
Thị trường vốn là nơi mà người thừa vốn (nhà đầu tư) có thể mua và bán chứng khốn bất kỳ lúc nào có nhu cầu mà không bị giới hạn về thời gian và thủ tục mua bán. Thông qua thị trường vốn những doanh nghiệp sẽ huy động được khoản vốn nhàn rỗi phục vụ cho quá trình sản xuất - kinh doanh.
Vốn kinh doanh là điều kiện kiên quyết để đẩy mạnh hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc tối đa hóa lợi nhuận dựa trên chi phí bỏ ra hay tối thiểu hóa chi phí cho một mục tiêu nào đó. Vì vậy vốn kinh doanh là điều kiện để tạo ra lợi nhuận nhằm đạt được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Quy mơ vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh, thiếu vốn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động do không tận dụng được lợi thế về quy mô và lợi thế về kinh doanh khi nó xuất hiện.
Nguồn lực, công tác tổ chức và quản lý
Nguồn lực là yếu tố đặc biệt, tạo nên thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa những doanh nghiệp. Con người
là yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất của quy trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến kết quả SXKD; nếu một doanh nghiệp có cơng nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng thiếu lực lượng lao động thì khó có thể tồn tại. Tóm lại, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt sự biến đổi của kỹ thuật, cơng nghệ để có chiến lược đào tạo, tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp ở từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Song song với việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo tổ chức sản xuất khoa học, đúng pháp luật và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định hơn, tạo ra sự phát triển cao và bền vững.
Khoa học và công nghệ
Là yếu tố có tầm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển thì giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh, tuy nhiên trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao;cùng tham gia vào quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế. Thiếu khoa học, cơng nghệ thì hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp trở nên chậm chạp và khó kiểm sốt được.
Việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất trong nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, taọ ra nhiều mẫu mã đẹp, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm tăng năng lực cạnh tranh và góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái.
Thông tin và xử lý thông tin
Là huyết mạch của doanh nghiệp và những tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tồn cầu thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ thơng tin chính xác về đường lối, chính sách, thị trường, công nghệ, kỹ thuật, pháp luật môi trường kinh doanh trong và ngoài nước hết sức cần thiết; giúp cho doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống, nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro trong hoạt động SXKD.
Việc nắm bắt, xử lý tốt thông tin thị trường như nguồn hàng, giá cả, lãi suất, đối thủ cạnh tranh, nguồn lao động, nhu cầu thị trường, công nghệ… giúp cho
doanh nghiệp xây dựng chiến lượctrung và dài hạn về cung cấp, dự trữ nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa, mua sắm, vốn, phương tiện kỹ thuật và nhân lực để chọn phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
1.2.3.2. Những nhân tố bên ngồi
Mơi trường kinh tế
Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp; những yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm là:
Lãi suất: Là một yếu tố thuộc chính sách tài chính tiền tệ, lãi suất cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất cao làm chi phí vốn của doanh nghiệp cao; dân chúng giảm chi tiêu, gửi tiền vào ngân hàng để kiếm lời; ngược lại, lãi suất thấp có thể coi là biện pháp kích cầu tiêu dùng và làm cho chi phí vốn của doanh nghiệp giảm xuống.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng cao hơn so với cùng kỳ, tức là thu nhập bình quân đầu người tăng, sức mua trên thị trường tăng hay nói cách khác “cầu” lớn hơn “cung”; do đó áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giảm. Khi kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, sức mua trên thị trường giảm sút; trong bối cảnh này hàng tồn kho cao tức là “cung” lớn hơn “cầu”, dẫn đến doanh nghiệp cạnh tranh mạnh hơn, hoạt động khó khăn hơn.
Tỷ giá hối đối và tỷ lệ lạm phát: Sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng ngược đối với doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu (tỷ giá hối đối càng cao thì hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn và xuất khẩu ít hơn và ngược lại). Tỷ lệ lạm phát ổn định và nằm trong phạm vi giới hạn được kiểm soát sẽ tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và doanh nghiệp nói riêng như huy động vốn, đầu tư mở rộng SXKD. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát phi mã sẽ gây rối loạn các chỉ tiêu tính tốn, lãi suất tăng cao, tăng rủi ro đối với các khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Bên cạnh các yếu tố trên, doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như: xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, GDP bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội…
Do đó, các doanh nghiệp phải dự kiến và đánh giá được mức độ tác động, cũng như xu hướng tác động (xấu hay tốt) của từng nhân tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội và có thể là nguy cơ nên doanh nghiệp phải có kế hoạch, chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.
Chính sách thuế của Nhà nước:
Là cơng cụ góp phần quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mơ vừa kích thích vừa định hướng phát triển, đồng thời nó góp phần thực hiện cơng bằng và bình đẳng xã hội.
Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ banhành đầu năm 2013 về “giải pháp
giãn, giảm, miễn thuế cho doanh nghiệp là một trong những hỗ trợ thiết thực, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giúp giải cứu nhiều DN khỏi phá sản, thêm vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh”.
Chính sách thuế phải thực sự là động lực, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích luỹ và tiêu dùng để thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng. Mặt khác chính sách thuế phải ổn định, các thủ tục phải đơn giản, dễ thực hiện để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.
Mơi trường chính trị, pháp luật
Mơi trường chính trị ổn định là nhân tố rất quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi vì nếu tình hình chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro và như vậy các doanh nghiệp sẽ rất khó huy động vốn và bản thân họ cũng không muốn đầu tư. Do vậy, để phát triển kinh tế, các nước đều chú trọng tạo lập một mơi trường chính trị ổn định, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế, xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định chính sách, thơng thống và thuận lợi hơn để tạo ra sự an tâm cho nhà đầu tư. Phải xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới mọi hình thức. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo quyền sở hữu, kế thừa và chuyển nhượng vốn, tài sản.
Thực hiện chính sách mở cửa với bên ngồi, tạo chuyển biến trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhằm huy động ngày càng nhiều vốn.
Đối thủ cạnh tranh, thị trường
Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối thủ cạnh tranh vừa là trở lực, vừa là động lực để doanh nghiệp khơng ngừng nâng cao hiệu quả SXKD. Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các DN phải ln cải tiến quy trình cơng nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ biết cạnh tranh với nhau, mà còn phải biết liên kết, liên doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Cơ sở thị trường và môi trường tự nhiên
Thị trường đối với doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như thị trường máy móc, thiết bị, thị trường nguyên, nhiên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn… Thị trường đầu vào chính là các nguồn lực mà doanh nghiệp phải tính toán, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả; vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tính liên tục của q trình SXKD, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến khách hàng, người tiêu dùng bằng những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp; nó tác động đến mức tiêu thụ sản phẩm, doanh thu bán hàng, tốc độ chu chuyển vốn, khả năng phát triển thị phần sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Do vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng SXKD của doanh nghiệp; việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống cịn đối với mỗi doanh nghiệp.
Vị trí địa lý, địa hình có tác động khá lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, độ cao, vùng sâu, vùng xa, thành thị, nông thôn…
những thay đổi bất ngờ của khí hậu, thiên tai ln rình rập là nguy cơ tiềm ẩn mà các doanh nghiệp phải ln có kế hoạch đối phó và dự phịng các phương án SXKD. Vị trí địa lý cịn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như vận chuyển hàng hóa, ngun nhiên vật liệu và tính cơ động trong SXKD, làm tăng hoặc giảm chi phí lưu thơng, chi phí kho bãi… của doanh nghiệp.
Mơi trường hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, trong đó có các DNNVV. Nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua việc tham gia khối và tổ chức như: ASEAN, TPP, APEC, WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực và quốc tế khác. Đây vừa là một thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội rất lớn và là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DNNVV.
Đó là việc các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài để thu nhập thông tin, phát triển công nghệ, tăng cường hợp tác cùng có lợi, mở rộng thị trường đầu vào và thị trường xuất khẩu. Cịn thách thức đó là cùng với q trình hội nhập thì sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan và phí thuế quan sẽ giảm dần, trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng trên thị trường quốc tế cịn rất hạn chế. Nếu khơng vượt qua được thách thức đó thì các DNNVV sẽ khó tồn tại ngay cả trên chính thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường thế giới.