Do XĐGN là vấn đề lớn của Đảng và Nhà nước nên đây cũng là chủ đề được nhiều đơn vị nghiên cứu, nhiều nhà khoa học quan tâm với mục đích tìm ra những giải pháp tốt hơn để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cơng tác XĐGN của đất nước. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được cơng bố, trong đó có một số cơng trình tiêu biểu như sau:
Đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình” của Hồng Trọng Trung (2016), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
kinh tế Huế. Tác giả tập trung nghiên về cơ sở lý luận của QLNN về giảm nghèo bền vững, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai ở các địa phương, phân tích thực trạng tại địa phương để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Các giải pháp mà đề tài đưa ra là tiếp tục
đẩy mạnh công tác tun truyền; hồn thiện cơng tác xây dựng kế hoạch, chiến lược về XĐGN; đẩy mạnh huy động nguồn lực cho XĐGN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng”, tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng, Học
viện hành chính Quốc gia khu vực miền Trung. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và đi sâu phân tích thực trạng QLNN về giảm nghèo trên địa bàn quận hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014, tác giả đánh giá thực trạng QLNN về XĐGN, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN về giảm nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp mà đề tài đưa ra nhằm áp dụng với thực trạng đặc thù trong giảm nghèo tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Các giải pháp đưa ra trong các đề tài nghiên cứu nhìn chung tập trung vào đánh giá thực trạng mang tính đặc thù của từng địa phương qua đó rút ra các giải pháp phù hợp đối với đặc điểm kinh tế-xã hội và điều kiện của vùng nghiên cứu.
Kết luận chương 1
Đói nghèo là một trong những lực cản đối với quá trình phát triển KT-XH. Tùy theo quan điểm phát triển KT-XH và chủ trương XĐGN ở mỗi quốc gia mà các chính phủ sẽ có những cách thức thực hiện cơng cuộc XĐGN riêng của mình. Xu hướng của các nước hiện nay là phát triển KT-XH theo hướng bền vững. Chính sách XĐGN là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của phát triển KT-XH nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đói nghèo đến quá trình phát triển KT-XH. Chính sách XĐGN thường là một phần trong Chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Việc thực hiện chính sách XĐGN ở nước ta hiện nay được đặt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn chuyển đổi và tái cấu trúc lại nền kinh tế, bởi vậy việc nâng cao kết quả và hiệu quả của công tác XĐGN là một nhu cầu bức thiết, tạo nền móng và sức bật cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Chương 1 đã tập trung khái quát những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về giảmnghèo, quản lý Nhà nước về giảm nghèo, nội dung công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo bao gồm: Xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong thực hiện giảm nghèo; tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo. Chương 1 cũng hệ thống hóa các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác XĐGN, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLNN về XĐGN. Trong chương này luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Ngun đã có những thành cơng về XĐGN đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong công cuộc XĐGN hiện nay. Từ những nghiên cứu lý luận về XĐGN, công tác QLNN về XĐGN, những nhân tố ảnh hưởng đến q trình thực hiện chính sách ở chương này sẽ là cơ sở, nền tảng và điều kiện quan trọng để nghiên cứu, phân tích về thực trạng công tác QLNN về XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong Chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN