Thực trạng thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác QLNN trong việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện giảmnghèo ở huyện

2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác QLNN trong việc thực hiện

Giảm nghèo là hoạt động tổng hợp, phối kết hợp của các cấp, ngành, nguồn lực của Chính phủ, của xã hội và bản thân người nghèo nhằm mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, tiến tới vươn lên thoát nghèo. Kết quả đạt được trong hoạt động giảm nghèo sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Do đó, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực XĐGN là một hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá tồn bộ q trình thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo các nguồn lực của xã hội cho XĐGN hiệu quả và bền vững, tránh tiêu cực và thất thốt, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước, của xã hội và của chính bản thân người nghèo.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào một số nội dung cụ thể như: Xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định; giám sát việc thực hiện các chính sách XĐGN tới đối tượng thụ hưởng; kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt…; đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án XĐGN đến mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra.

Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện để làm sơ sở đánh giá triển khai thực hiện chương trình, dự án trong chương trình đảm bảo đúng đối tượng; Phòng Lao động Thương binh & xã hội ban hành hướng dẫn hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát; hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở các cấp,... Đồng thời, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện đã thành lập các đồn đi kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, phân cơng các đồng chí trong Ban chỉ đạo theo dõi tại từng xã và thị trấn về một số lĩnh vực thực hiện như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, rà soát hộ nghèo, vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tiền cho hộ nghèo, cấp phát lương thực,…

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương được thể hiện trong Bảng 2.11. Trong giai đoạn 2013 - 2017, Ủy ban nhân dân huyện đã kiểm tra 15 cuộc tại các địa phương có liên quan về thực hiện các chính sách cho người nghèo. Qua kiểm tra đã phát hiện ra một số vi phạm để kịp thời khắc phục (Ví dụ như Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân xã Yên Lạc).

Bảng 2.12: Tình hình kiểm tra, giám sát về cơng tác XĐGN

STT Nội dung kiểm tra, giám sát

Số cuộc kiểm tra, giám sát Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định

1 1 1 1 1

2 Việc thực hiện các chính sách

XĐGN tới đối tượng thụ hưởng 1 0 1 0 1

3 Việc thực hiện các dự án của

chương trình XĐGN 1 1 1 1 1

4

Đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án XĐGN đến mục tiêu giảm nghèo

0 0 1 0 1

Cộng 3 2 4 2 4

Nguồn: Báo cáo tổng hết công tác XĐGN huyện Phú Lương năm 2013 - 2017

Công tác kiểm tra, giám sát về công tác XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương được đánh giá thông qua kết quả điều tra khảo sát các cán bộ cấp xã trong Bảng 2.12.

Qua số liệu trong Bảng 2.12 cho thấy, trong công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương, các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã chưa phát huy cao vai trị của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về XĐGN của chính quyền (điểm đánh giá trung bình 3,15), người dân cũng chưa tích cực tham gia vào việc giám sát thực hiện XĐGN (điểm đánh giá trung bình 2,84). Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát được đánh giá là phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện XĐGN. Điều này khẳng định, việc kiểm tra, giám sát về thực hiện XĐGN cần được thực hiện một cách chặt chẽ, thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động triển khai cơng tác XĐGN được thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian tới, huyện Phú Lương cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức đồn thể chính trị và của người dân trong việc thực hiện các chính sách về XĐGN.

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện XĐGN

TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.

Dev.) (Min) (Max)

1

Các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã phát huy cao vai trị của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về XĐGN của chính quyền

95 3.1578 1.0449 2 5

2

Người dân tích cực tham gia giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về XĐGN

95 2.8421 0.9813 1 4

3

Việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện XĐGN

95 3.9473 0.9495 2 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)