TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.
Dev.) (Min) (Max)
1 Việc rà soát hộ nghèo được thực
hiện thường xuyên, đạt kết quả tốt 95 2,7895 1,2019 1 5
2
Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách XĐGN thực hiện tốt, các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng
TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.
Dev.) (Min) (Max)
3
Các nguồn lực được huy động hiệu quả và cung cấp đầy đủ cho q trình thực hiện các chính sách về giảm nghèo
95 2,4737 0,9435 1 4
4
Việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo như chính sách tín dụng, hỗ trợ giáo dục – đào tạo, giải quyết việc làm, y tế, chăm sóc sức khỏe, đất đai, nhà ở, điện, nước sạch… đạt hiệu quả cao
95 2,7368 1,1224 1 5
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát của tác giả
2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác QLNN trong việc thực hiện giảm nghèo hiện giảm nghèo
Giảm nghèo là hoạt động tổng hợp, phối kết hợp của các cấp, ngành, nguồn lực của Chính phủ, của xã hội và bản thân người nghèo nhằm mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, tiến tới vươn lên thoát nghèo. Kết quả đạt được trong hoạt động giảm nghèo sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Do đó, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực XĐGN là một hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá tồn bộ q trình thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo các nguồn lực của xã hội cho XĐGN hiệu quả và bền vững, tránh tiêu cực và thất thốt, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước, của xã hội và của chính bản thân người nghèo.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào một số nội dung cụ thể như: Xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định; giám sát việc thực hiện các chính sách XĐGN tới đối tượng thụ hưởng; kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt…; đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án XĐGN đến mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra.
Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện để làm sơ sở đánh giá triển khai thực hiện chương trình, dự án trong chương trình đảm bảo đúng đối tượng; Phòng Lao động Thương binh & xã hội ban hành hướng dẫn hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát; hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở các cấp,... Đồng thời, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện đã thành lập các đồn đi kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, phân cơng các đồng chí trong Ban chỉ đạo theo dõi tại từng xã và thị trấn về một số lĩnh vực thực hiện như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, rà soát hộ nghèo, vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tiền cho hộ nghèo, cấp phát lương thực,…
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương được thể hiện trong Bảng 2.11. Trong giai đoạn 2013 - 2017, Ủy ban nhân dân huyện đã kiểm tra 15 cuộc tại các địa phương có liên quan về thực hiện các chính sách cho người nghèo. Qua kiểm tra đã phát hiện ra một số vi phạm để kịp thời khắc phục (Ví dụ như Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân xã Yên Lạc).
Bảng 2.12: Tình hình kiểm tra, giám sát về cơng tác XĐGN
STT Nội dung kiểm tra, giám sát
Số cuộc kiểm tra, giám sát Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định
1 1 1 1 1
2 Việc thực hiện các chính sách
XĐGN tới đối tượng thụ hưởng 1 0 1 0 1
3 Việc thực hiện các dự án của
chương trình XĐGN 1 1 1 1 1
4
Đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án XĐGN đến mục tiêu giảm nghèo
0 0 1 0 1
Cộng 3 2 4 2 4
Nguồn: Báo cáo tổng hết công tác XĐGN huyện Phú Lương năm 2013 - 2017
Công tác kiểm tra, giám sát về công tác XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương được đánh giá thông qua kết quả điều tra khảo sát các cán bộ cấp xã trong Bảng 2.12.
Qua số liệu trong Bảng 2.12 cho thấy, trong công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương, các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã chưa phát huy cao vai trị của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về XĐGN của chính quyền (điểm đánh giá trung bình 3,15), người dân cũng chưa tích cực tham gia vào việc giám sát thực hiện XĐGN (điểm đánh giá trung bình 2,84). Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát được đánh giá là phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện XĐGN. Điều này khẳng định, việc kiểm tra, giám sát về thực hiện XĐGN cần được thực hiện một cách chặt chẽ, thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động triển khai cơng tác XĐGN được thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian tới, huyện Phú Lương cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức đồn thể chính trị và của người dân trong việc thực hiện các chính sách về XĐGN.
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện XĐGN
TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.
Dev.) (Min) (Max)
1
Các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã phát huy cao vai trị của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về XĐGN của chính quyền
95 3.1578 1.0449 2 5
2
Người dân tích cực tham gia giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về XĐGN
95 2.8421 0.9813 1 4
3
Việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện XĐGN
95 3.9473 0.9495 2 5
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những thành công
- Nhìn chung, hoạt động QLNN về giảm nghèo ln được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện; sự phối hợp, vận động, tuyên truyền và giám sát của UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể... đã tập trung, ưu tiên phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người cận nghèo theo hướng mở rộng đối tượng, địa bàn thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh đó, các ngành, xã, thị trấn đã chủ động, tích cực phối hợp tham mưu và hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ. - Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo đã được nâng lên. Các cấp, các ngành luôn xác định giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hoạt động phổ biến, quán triệt nội dung các chính sách của Nhà nước, văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, của huyện được quan tâm, do đó cán bộ từ huyện đến cơ sở đều có nhận thức đúng đắn, nắm được quy trình, quy chế trong tổ chức thực hiện. Các ngành chức năng tham mưu đã phát huy trách nhiệm, chủ động nghiên cứu đề xuất và giải quyết công việc theo thẩm quyền bảo đảm cho các chính sách, dự án triển khai đúng thời gian, đúng tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân.
- Hoạt động giảm nghèo đã đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của chính người nghèo, người lao động.
- Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo của các xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, hạ tầng cơ sở, nhà ở và các cơ sở dịch vụ sản xuất, đời sống người dân được nâng cao, đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, tạo tiền để để thốt nghèo. Các dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo cũng được quan tâm triển khai thực hiện.
- Đã phát huy hoạt động tuyên truyền, giáo dục từ đó giúp người nghèo nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc nhận các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp sự đóng góp của cộng đồng, phát huy tinh thần tự lực vươn lên, tự tìm kiếm việc làm cho mình, cho gia đình và vươn lên thốt nghèo từ đó số lượng hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của huyện ngày càng giảm.
- Các hộ nghèo, xóm có hồn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã tự mình vươn lên tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng để ổn định nâng cao đời sống và dần dần vươn tới khá giả. Mức sống của dân cư, của hộ gia đình đã được cải thiện, các chỉ tiêu về xã hội cho thấy sự cải thiện trong việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế và giáo dục... của người dân. Những thành tích đó đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và củng cố thêm khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm qua từng năm - Đây là những thành quả nổi bật trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện Phú Lương thời gian qua.
2.4.2. Hạn chế
Trong những năm qua, các chính sách, dự án hoạt động XĐGN đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, từ các chương trình dự án được xây dựng và thực thi cũng như việc chỉ đạo điều hành thời gian qua cho thấy hoạt động QLNN còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc thực hiện giảm nghèo. Cụ thể:
* Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách XĐGN: Những văn bản, chính
sách về giảm nghèo của địa phương còn thiếu thống nhất và đồng bộ. Do chưa có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phịng ban chun mơn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án. Như đề án XĐGN - GQVL và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chưa thực sự căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu đào tạo nghề của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngồi huyện để định hướng, mà cịn theo phong trào, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả GQVL chưa cao. Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ và chưa phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh của thực tiễn của địa phương. Người dân chưa được tham gia góp ý vào các chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo dẫn đến việc thực hiện một số chính sách chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
* Tổ chức bộ máy QLNN về XĐGN: Trách nhiệm của một số thành viên Ban chỉ đạo
XĐGN - GQVL trên địa bàn huyện chưa cao; chưa thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ và đi sâu đi sát dẫn đến trong việc tổ chức thực hiện có sự lúng túng, chậm trễ và cịn mang tính hình thức. Hệ thống bộ máy làm hoạt động LĐTB&XH cấp huyện và xã, thị trấn còn thiếu về lực lượng, hạn chế về trình độ chun mơn. Giữa các phịng ban, bộ phận chun mơn thực hiện cơng tác QLNN về giảm nghèo chưa có sự phối hợp chặt chẽ, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các chính saachs về XĐGN. Công tác phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm cơng tác QLNN về XĐGN cịn một số hạn chế như hình thức, phương pháp đào tạo chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện các chính sách về XĐGN; cán bộ LĐTB&XH cấp xã không được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động LĐTB&XH nói chung, triển khai thực hiện các hoạt động XĐGN, chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và dạy nghề nói riêng cịn rất hạn chế. Ngoài ra, chế độ thông tin, báo cáo giữa 2 cấp (xã, huyện) chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành chung. Đây là khó khăn cản trở lớn nhất trong q trình thực hiện.
* Công tác tổ chức thực hiện QLNN về XĐGN:
- Quy trình rà sốt hộ nghèo do UBND xã - thị trấn thực hiện, đội ngũ cán bộ thay đổi liên tục và không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm khơng cao. Mặt khác kinh phí phục vụ hoạt động này khơng có, chạy theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, sự liên kết thực hiện giữa các ngành các cấp còn chưa chặt chẽ nên kết quả rà sốt q chậm, chưa chính xác, cịn sai, sót đối tượng.
- Q trình triển khai phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về XĐGN - GQVL ở một số địa phương chưa thường xuyên, cịn chung chung, do đó phần lớn người nghèo, người lao động chưa nhận thức rõ để vươn lên thốt nghèo. Hình thức
tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, hiệu quả tuyên truyền chưa cao dẫn đến nhận thức của người dân về các chính sách XĐGN cịn hạn chế.
- Trong hoạt động tổ chức thực hiện đề án thì chưa theo sát liên tục trong việc đôn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã thực hiện không quyết liệt, việc báo cáo kết quả thực hiện chậm và không đầy đủ. Các nguồn lực được huy động chưa hiệu quả và chưa cung cấp đầy đủ cho q trình thực hiện các chính sách về giảm nghèo. Việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo như chính sách tín dụng, hỗ trợ giáo dục – đào tạo, giải quyết việc làm, y tế, chăm sóc sức khỏe, đất đai, nhà ở, điện, nước sạch,… chưa đạt hiệu quả cao.
- Ở cấp xã khi xây dựng kế hoạch hoạt động XĐGN cũng đề ra tỷ lệ hoạt động XĐGN chung chung, không chỉ ra địa chỉ cụ thể hộ nghèo nào cần tập trung giúp đỡ thoát nghèo, khơng phân cơng cá nhân, đồn thể trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo, một số nơi có phân cơng nhưng chưa hiệu quả. Ban chỉ đạo hoạt động XĐGN của nhiều xã bng lỏng chức năng QLNN về chính sách đối với hộ nghèo, không tham gia xét duyệt danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn cho vay người nghèo của Ngân hàng CSXH, dẫn đến vốn cho vay hộ nghèo giải ngân nhiều nhưng bản thân người nghèo được vay vốn tín dụng lại ít.
* Cơng tác kiểm tra, giám sát về thực hiện các chính sách XĐGN: Q trình thực hiện
kiểm tra, giám sát tại các địa phương cơ sở cũng bộc lộ nhiều bất cập. Các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, mặt trận, ban ngành đoàn thể, ban thanh tra nhân dân các xã chưa phát huy cao vai trị của mình trong kiểm tra giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thơn mới của chính quyền. Người dân chưa tích cực tham gia giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về XĐGN.
2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế
- Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở công cuộc giảm nghèo bền vững là