Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong việc giảmnghèo trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện giảmnghèo ở huyện

2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong việc giảmnghèo trên địa bàn

bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Tổ chức bộ máy QLNN về giảm nghèo là rất quan trọng vì các chính sách có tính khả thi hay khơng, có đi vào cuộc sống hay khơng phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nước nắm bắt được nguyện vọng chính đáng của người dân, của đối tượng mà chính sách hướng đến, thơng qua cơ quan tham mưu đề xuất chính sách, khi chính sách được ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, đánh giá việc thực hiện. Theo Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND huyện về việc kiện toàn Ban chỉ đạo XĐGN - giải quyết việc làm trên địa bàn huyện, thì Ban chỉ đạo XĐGN - giải quyết việc làm huyện có 14 thành viên, được thể hiện ở Hinh 2.1. Trong đó, Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã, 01 Phó ban thường trực là Trưởng phịng LĐTB&XH, 01 Phó ban là Chủ tịch UBMTTQ huyện, 01 Phó ban là Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện, còn các thành viên là trưởng các phòng ban chuyên mơn của huyện gồm lãnh đạo các phịng, đơn vị: Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng TC-KH huyện, phòng KT- HT huyện, Hội Phụ nữ huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Hội Nơng dân huyện, phịng Dân tộc, Huyện đồn, Văn phịng HĐND&UBND Ngân hàng CSXH huyện. Các thành viên Ban chỉ đạo đã có sự phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo XĐGN - GQVL huyện Phú Lương

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện

(Nguồn: UBND huyện Phú Lương năm 2017)

Ở cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn; các thơn, bản đều có cán bộ tại chỗ làm cơng tác giảm nghèo; thường xuyên quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo. Phối hợp các tổ chức đoàn thể, chỉ đạo việc lồng ghép, triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở địa phương.

UBND huyện, UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng. Tuy nhiên, thành viên Ban chỉ đạo XĐGN - GQVL trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm do vậy tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên chưa cao; chưa thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ và đi sâu đi sát đến một số địa phương được phân công phụ trách, do đó dẫn đến trong việc tổ chức thực hiện có sự lúng túng, chậm trễ và cịn mang tính hình thức.

Huyện Phú Lương luôn xác định giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đoàn thể và bản thân người nghèo. Nguồn nhân lực đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động QLNN về giảm nghèo, được xem là khâu then chốt của công cuộc giảm nghèo. Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động QLNN về giảm nghèo chính là đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện hoạt động giảm nghèo ở cấp huyện và

BAN CHỈ ĐẠO CẤP XÃ, THỊ TRẤN - Trưởng Ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND (kiêm nhiệm) - 02 Phó Ban và các ủy viên (kiêm nhiệm)

- 01 cán bộ phụ trách hoạt động xóa đói giảm nghèo

TRƯỞNG BAN

(Phó chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm)

Phó Ban TT

Phó Ban Phó Ban Các Ban

cấp xã. Cơ cấu đội ngũ cán bộ thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương được thể hiện trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Cơ cấu cán bộ quản lý về cơng tác xóa đói giảm nghèo

STT Chỉ tiêu

Cơ cấu cán bộ cấp

huyện Cơ cấu cán bộ cấp Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Trình độ văn hóa (12/12) 7 100.00 16 100.00 2 Trình độ chun mơn Thạc sĩ 2 28.57 0.00 Đại học 5 71.43 7 43.75 Trung cấp 0 9 56.25 3 Trình độ lý luận chính trị Cao cấp 0 0 Trung cấp 3 42.86 2 12.50 Sơ cấp 4 57.14 14 87.50 4 Trình độ quản lý Nhà nước

Chuyên viên cao cấp 0 0

Chuyên viên chính 0.00 0

Chuyên viên 7 100.00 0

Chương trình cơ sở 0.00 16 100.00

Tổng số cán bộ 7 87.50 16 114.29

Nguồn: UBND huyện Phú Lương năm 2017

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện hoạt động giảm nghèo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo, UBND huyện Phú Lương phối hợp với Sở LĐTB và XH tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tập huấn cho cán bộ hoạt động giảm nghèo các cấp. Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào các vấn đề như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo; phương pháp theo dõi, đánh giá hoạt động giảm nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, chi tiêu; cách quản lý, sử dụng, thu hồi vốn vay, lãi vay của người nghèo. Phần lớn cán bộ, công chức giảm nghèo ở các cấp sau khi được đào tạo bồi dưỡng cơ bản đã được trang bị khá đầy đủ kiến thức về cách quản lý, các kỹ năng tổ chức thực hiện

chương trình, đã tận tụy phục vụ, tơn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Qua đó phản ánh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; có nếp sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo và phối hợp cùng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực QLNN về giảm nghèo của huyện hiện nay cịn có một số hạn chế, như: Đa số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo từ cấp huyện đến cấp xã không phải là cán bộ chuyên trách mà chủ yếu là cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội kiêm nhiệm, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu và đề xuất với Lãnh đạo UBND về vấn đề giảm nghèo trên địa bàn, họ khơng có bất kỳ khoản phụ cấp nào trong q trình thực hiện hoạt động xóa đói giảm nghèo; một số học viên tham gia lớp với tinh thần bị phân cơng bắt buộc; khơng nhiệt tình tham gia tập huấn.

Công tác tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về XĐGN trên địa bàn huyện Phú Lương được đánh giá thực tế dựa trên một số tiêu chí đã đưa ra trong phiếu điều tra. Kết quả điều tra khảo sát đánh giá về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước được trình bày tại Bảng 2.7

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát đánh giá về tổ chức bộ máy QLNN về XĐGN

TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.

Dev.) (Min) (Max)

1

Bộ máy quản lý nhà nước về thực hiện giảm nghèo tinh gọn

95 4,0526 0,7631 3 5

2

Công tác phân công, phân cấp giữa các ngành, các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia

TT Tên biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất (Obs) (Mean) (Std.

Dev.) (Min) (Max)

3

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận chuyên môn thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo

95 2,7368 0,8532 1 4

4

Hình thức và phương pháp đào tạo về công tác XĐGN cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về giảm nghèo đạt hiệu quả cao

95 3,0526 1,1519 1 5

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Theo kết quả đánh giá trong Bảng 2.7, bộ máy QLNN về giảm nghèo của huyện Phú Lương rất tinh gọn (điểm đánh giá trung bình 4,05). Tuy nhiên, huyện chưa có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phịng ban chun mơn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án (điểm đánh giá trung bình 2,62). Trong việc thực hiện các chính sách về XĐGN, huyện chưa có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng và cơ chế phối hợp thiếu chặt chẽ dẫn đến hạn chế, lúng túng, thiếu linh hoạt trong việc thực hiện đề án, hiệu quả thực tế của việc thực hiện chưa cao (điểm đánh giá trung bình 2,73). Hình thức và phương pháp đào tạo về công tác XĐGN cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về giảm nghèo chưa đạt hiệu quả cao (điểm đánh giá trung bình 3,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)