Thể thức và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng anh ở trường trung học cơ sở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Dụng cụ nghiên cứu

* Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 1 và 2). Phiếu thăm dò được xây dựng bằng các câu hỏi đóng nhằm lấy ý kiến của 23 GV dạy Tiếng Anh và 16 CBQL về thực trạng về HĐGD môn Tiếng Anh và quản lý HĐGD môn Tiếng Anh tại các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Để có kết quả về thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, căn cứ vào nội dung của cơ sở lý luận, tác giả xây dựng bảng hỏi có nội dung về HĐGD môn tiếng Anh, bao gồm:

Câu hỏi nhận thức có 9 câu hỏi liên quan đến:

- Tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông

- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm

- Việc xác định mục tiêu bài dạy

- Thực hiện nội dung chương trình giảng dạy đúng theo phân phối chương trình sách giáo khoa

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

- Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy

- Sự quan tâm, hổ trợ từ BGH, PHHS đến hoạt động giảng dạy của giáo viên - Ảnh hưởng của mơi trường học tập trong và ngồi nhà trường

- Thực trạng hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh: gồm 5 câu hỏi liên quan đến việc hiểu rõ các văn bản liên quan đến môn học; xác định được mục tiêu bài học cho từng bài dạy; hiểu rõ nội dung, chương trình giảng dạy mơn tiếng Anh; tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân; áp dụng phương pháp giảng dạy mới.

- Thực trạng thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh: gồm 7 câu hỏi liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng; giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp; đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học; có xây dựng kế hoạch bài dạy; việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên; thực hiện kế hoạch bài dạy đúng theo phân phối chương trình; thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng.

- Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị,

đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường; gồm 2 câu hỏi khảo sát thực trạng về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy(PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh; thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử.

- Thực trạng thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường; gồm 4 câu hỏi thể hiện việc khảo sát thực trạng liên quan đến việc nắm vững các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng; tthực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học; thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học.

Câu hỏi về thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh tại trường THCS bao gồm:

- Thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh; gồm 5 câu hỏi liên quan đến việc Hiệu trưởng (HT) có tổ chức triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến môn học; HT tổ chức triển khai mục tiêu môn học cho từng cấp lớp; HT triển khai nội dung, chương trình giảng dạy mơn tiếng Anh cho Tổ chun môn và giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh; HT chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng

cao trình độ chun mơn của giáo viên; HT chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Thực trạng quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh gồm 10 câu hỏi liên quan đến việc Hiệu trưởng (HT) tổ chức hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng.

HT tổ chức triển khai phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp; HT tổ chức triển khai về chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học; HT chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy; HT quản lý việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên thông qua việc xác định mục tiêu bài dạy của giáo viên; HT quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên qua kiểm tra lịch báo giảng; HT quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên qua việc kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình; HT kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên; Khi kiểm tra, HT nhận xét, đánh giá, đề xuất các biện pháp nhằm điều chỉnh các hạn chế; HT tạo điều kiện hổ trợ phương tiện dạy học đặt thù môn như máy chiếu, TV … để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường: gồm 5 câu hỏi nhằm khảo sát thực trạng có liên quan đến việc Hiệu trưởng (HT) chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy(PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh; HT kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPGD, sử dụng ĐDDH thông qua việc thao giảng, dự giờ.

HT tạo điều kiện, môi trường trong việc đổi mới PPGD; HT chỉ đạo giáo viên sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử; HT kiểm tra việc sử dụng phương tiện giảng dạy của giáo viên thông qua sổ thư viện, sổ theo dõi sử dụng ĐDDH.

- Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường; gồm 5 câu hỏi liên quan đến việc khảo sát thực trạng Hiệu trưởng (HT) chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập của HS; HT chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng; HT tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, nhằm phân đối tương HS đúng theo năng lực; HT phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học; HT chỉ đạo cho giáo viên tổ chức các lớp phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học.

- Phiếu khảo sát HS khối 9 gồm 2 phần: khảo sát thực trạng nhận thức của việc học tiếng Anh trong trường phổ thông và hoạt động học tập môn tiếng Anh tại trường bao gồm các câu hỏi như sau:

Thực trạng nhận thức của học sinh khối 9 về việc học tiếng Anh trong trường phổ thơng gổm 9 câu hỏi liên quan đến vai trị của việc học tiếng Anh trong trường phổ thông; việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm; thực hiện nội dung chương trình giảng dạy đúng theo phân phối chương trình sách giáo khoa; thực hiện các giờ tự học môn tiếng Anh; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiết dạy; sự quan tâm, hổ trợ từ BGH, PHHS đến việc học của HS; ảnh hưởng của môi trường học tập trong và ngồi nhà trường; GV nhiệt tình giảng dạy, có kỹ năng sư phạm.

Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh tại trường: gồm 20 câu hỏi liên quan đến việc Giáo viên (GV) hướng dẫn cho học sinh (HS) về nội dung mơn học; GV hướng dẫn, giải thích rõ ràng về chương trình mơn học; thơng tin GV truyền đạt cho HS đáp ứng đúng mục tiêu bài học; GV tự tin trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp; thiết kế bài giảng một cách chủ động, không lúng túng; giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp; giải thích các vấn đề trong bài học rõ ràng, dể hiểu giúp HS hiểu bài và vận dụng được kiến thức; thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy HS làm trung tâm trong các hoạt động học tập; sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy; thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh; giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm tiếng Anh trong hoạt động tự học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, liên hệ thực tế trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh; GV giải đáp thắt mắc cho HS trong tiết dạy và ngoài giờ lên lớp; GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS học tập theo nhóm để

giải quyết vấn đề; kết quả học tập của HS được GV đánh giá công bằng, khách quan; nhận xét các bài kiểm tra mang tính tích cực, giúp HS tiến bộ trong hoạt động học tập; thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học; thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học; GV liên lạc với phụ huynh HS để cùng giáo dục HS

* Sau khi khảo sát thực trạng, tác giả xử lý số liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS, các chỉ số đánh giá như sau:

- Số lượng: SL

- Tỷ lệ phần trăm: TL % - Điểm trung bình: ĐTB - Độ lệch chuẩn: ĐLC

- Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát như sau:

Về điểm trung bình

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:

Đối với thang đo bậc 4, điểm số được quy đổi theo thang bậc 4 ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia làm 4 mức, theo đó, ta có cách cho điểm như sau:

- 4 điểm cho rất quan trọng/ rất thường xuyên - 3 điểm cho quan trọng/ thường xuyên

- 2 điểm cho ít quan trọng/ ít thường xuyên - 1 điểm cho không quan trọng/ khôngthực hiện

Giá trị khoảng cách = (cực đại – cực tiểu)/n = (4-1)/4 = 0.75

Bảng 2.4. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng

Điểm trung bình Mức độ

thực hiện

Mức độ quan trọng

1.00 - 1.75 Không thực hiện Không quan

trọng

1.76 - 2.50 Ít thường xuyên Ít quan trọng

2.51 - 3.25 Thường xuyên Quan trọng

* Phương pháp phỏng vấn:

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trong cuộc phỏng vấn (phụ lục 3). Tổng cộng có 2 cuộc phỏng vấn trực tiếp, 3 cuộc phỏng vấn qua phương tiện điện thoại, 9 bằng email với tổng số người tham gia trả lời là 14.

Nhóm 1: 6 CBQL (HT, PHT, TTCM)

Phỏng vấn nhóm đối tượng quản lý, tác giả ghi nhận thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh về:

- chỉ đạo hoạt động của Tổ chuyên môn tiếng Anh

- chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên - việc thực hiện đổi mới PPGD và ứng dụng CNTT trong giảng dạy

- chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng

Nhóm 2: 8 GV dạy Tiếng Anh

Phỏng vấn nhóm đối tượng là GV, tác giả ghi nhận được tình hình hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh của nhà trường về các nội dung:

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

2.2.2. Mẫu chọn

Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, tác giả tiến hành chọn mẫu trường đại diện cho vùng ở địa bàn huyện, và điều tra khảo sát ở 3 nhóm khách thể.

- Các trường THCS được chọn để khảo sát thực trạng; có 4 trường trong tổng số 10 trường THCS tại huyện:

Trường THCS Phú Thịnh: đây là trường có vị trí tương đối thuận lợi cho HS, tuy nhiên vẫn còn một số xã ở vùng sâu nên việc tham gai học tập của các em vẫn cịn khó khăn.

Trường THCS Cái Ngang: là một trong những trường có chất lượng tương đối cao trong huyện.

Trường THCS Loan Mỹ: Trường THCS Loan Mỹ tọa lạc xã vùng sâu, đa số là người dân tộc, trường nhỏ, CSVC còn thiếu thốn, thiếu sự quan tâm của CMHS

Trường THCS Long Phú: trường nằm tại trung tâm xã, thuận lợi về giao thơng, tuy nhiên vẫn có HS vùng sâu trên cùng địc bàn xã lân cận, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập chung của toàn trường.

- Nhóm CBQL gồm 16 HT, phó HT, TTCM - Nhóm GV gồm 23 GV giảng dạy tiếng Anh

- Nhóm HS gồm 299 HS khối 9 (lấy mẫu 1/3 số HS khối 9 của 4 trường khảo sát) Bảng 2.5. Bảng tóm tắt mẫu chọn Trường THCS PHỎNG VẤN BẢNG HỎI CBQL GV CBQL/ GV HS Phú Thịnh 2 2 11 94 Cái Ngang 2 3 13 95 Loan Mỹ 1 1 5 25 Long Phú 1 2 10 85 Tổng cộng 6 8 39 299

Bảng 2.6. Bảng tóm tắt các thành viên tham gia phỏng vấn sâu

STT Đối tượng Hình thức Mã hóa

1 Hiệu trưởng Phỏng vấn sâu CB1

2 Hiệu trưởng Phỏng vấn sâu CB2

3 Phó hiệu trưởng chun mơn Phỏng vấn sâu CB3

4 Phó hiệu trưởng chun mơn Phỏng vấn sâu CB4

5 Tổ trưởng chuyên môn Phỏng vấn sâu CB5

6 Tổ trưởng chuyên môn Phỏng vấn sâu CB6

7 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV1

8 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV2

10 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV4

11 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV5

12 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV6

13 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV7

14 Giáo viên dạy tiếng Anh Phỏng vấn sâu GV8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng anh ở trường trung học cơ sở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)