Thực trạng về nội dung hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng anh ở trường trung học cơ sở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 58 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn tiếng An hở các trường trung học

2.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh

2.3.2.1. Thực trạng về hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh

TT Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1.1 Hiểu rõ các văn bản liên quan đến môn học. 3,10 0,59 2 1.2 Xác định được mục tiêu bài học cho từng bài dạy 2,64 0,48 3 1.3 Hiểu rõ nội dung, chương trình giảng dạy môn

tiếng Anh 3,77 0,42 1

1.4 Tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân 2,46 0,68 4 1.5 Thường xuyên áp dụng phương pháp giảng dạy

mới 2,33 0,66 5

2,86 0,57

Bảng 2.9. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên gồm: - Hiểu rõ nội dung, chương trình giảng dạy mơn tiếng Anh. Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:

- Hiểu rõ các văn bản liên quan đến môn học; - Xác định được mục tiêu bài học cho từng bài dạy.

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện ít thường xuyên gồm: - Tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân;

- Áp dụng phương pháp giảng dạy mới

Khơng có hoạt động nào ở mức đánh giá là rất ít thực hiện, hay khơng thực hiện.

Để nghiên cứu thêm về thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, tác giả có cuộc phỏng vấn với GV1; GV2; GV3; GV8, kết quả cho thấy GV có nhận thức đúng về việc thường xuyên áp dụng phương pháp mới vào trong giảng dạy như việc phương pháp đóng vai trong cá đoạn hội thoại giao tiếp, từ đó tạo cho HS hứng thú trong học tập, tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp mới lại không thường xuyên, không đồng đều giữa các GV, do một số GV còn chậm đổi mới.

Như vậy, có thể nói các HT có quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh, một số hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xun, tuy nhiên vẫn cịn có hoạt động được đánh giá là khơng thường xun thực hiện. Do đó, CBQL cần quan tâm, tác động đến nhận thức của GV trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn học. Với việc thường xuyên áp dụng phương pháp giảng dạy mới kết hợp với các phương pháp phù hợp trong từng loại bài dạy là một trong những yếu tố phải thực hiện trong HĐGD nói chung, HĐGD tiếng Anh nói riêng.

2.3.2.2. Thực trạng về thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh

Bảng 2.10. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên gồm: - Thực hiện kế hoạch bài dạy đúng theo phân phối chương trình; - Giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp; - Nắm vững các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng;

- Nắm vững các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng; - Việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên (GV);

- Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng.

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm: - Đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học.

Khơng có hoạt động nào ở mức đánh giá ít thực hiện hay khơng thực hiện.

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh TT Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

2.1 Nắm vững các yêu cầu, qui định về việc soạn

giảng 3,67 0,662 3

2.2 Giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy

theo từng cấp lớp 3,90 0,307 2

2.3 Đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học. 3,03 0,486 4

2.4 Có xây dựng kế hoạch bài dạy 3,90 0,307 2

2.5 Việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên(GV) 3,67 0,662 3 2.6 Thực hiện kế hoạch bài dạy đúng theo phân phối

chương trình 3,92 0,270 1

2.7

Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng.

3,67 0,662 3

3,68 0,48

Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng hoạt động thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh luôn được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường. Đây cũng là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh.

2.3.2.3. Thực trạng về thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh

Bảng 2.11. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường

- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy(PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh (ĐTB:2,33);

- Thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử (ĐTB:2,10)

Khơng có hoạt động nào ở mức thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên hay không thực hiện.

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh TT Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 3.1

Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh

2,33 0,66 1

3.2 Thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy

tiếng Anh, soạn giáo án điện tử 2,10 0,30 2

2,22 0,48

Để có thêm thơng tin về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường, tác giả tiến hành phỏng vấn CB3, CB6, GV1, GV3, GV4, GV7, GV8. Kết quả cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy chỉ áp dụng trong các tiết dự giờ, thao giảng. Các tiết dạy hàng ngày ít áp dụng, không thực hiện thường xuyên hoạt động này.

Các hoạt động thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường chỉ được đánh giá ở mức ít thường xuyên, điều này cho chúng ta thấy rằng các hoạt động trên chưa được GV thực hiện thường xuyên, trong khi đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy học ngày nay là quan trọng, đặc biệt là môn tiếng Anh, nhằm nâng dần chất lượng môn tiếng Anh đạt theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.

Song song đó việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh là cần thiết, đây là kênh hổ trợ tích cực trong HĐGD mơn ngoại ngữ.

2.3.2.4. Thực trạng về thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh

TT Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

4.1 Nắm vững các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập của HS 3,82 0,389 2 4.2

Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng

2,33 0,662 4

4.3 Thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm

học 3,67 0,662 3

4.4 Thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu

năm học. 3,90 0,307 1

3,43 0,51

Bảng 2.12. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên gồm: - Thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học;

- Nắm vững các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;

- Thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học. Các hoạt động được đánh giá là ít thực hiện gồm:

Khơng có hoạt động nào ở mức đánh giá là thường xuyên hay không thực hiện.

Các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường đa số được đánh giá là thực hiện tốt, tuy nhiên hoạt động kiểm tra đánh giá, phân theo đối tượng HS vẫn nằm ở mức đạt. Thực hiện tốt hoạt động này tại lớp, chúng ta sẽ phân loại được HS thường xuyên, kịp thời bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, góp phần nâng cao chất lượng mơn học.

Cơng tác kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, chính xác và tồn diện. Thực hiện tốt công tác này là động lực giúp HS tiến bộ trong học tập, HS khá phấn đấu thành HS giỏi, HS yếu, kém sẽ được GV kịp thời giúp đỡ, phụ đạo, đưa chất lượng môn học dần đi lên.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.4.1. Thực trạng về quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh

TT Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1.1

Tổ chức triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến nội dung, chương trình giảng dạy mơn tiếng Anh.

3,03 0,486 1

1.2 Tổ chức triển khai mục tiêu môn học cho từng cấp

lớp 2,54 0,790 3

1.3 Chỉ đạo hoạt động của Tổ chuyên môn tiếng Anh 2,46 0,682 5 1.4 Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ

chun mơn của giáo viên 2,49 0,721 4

1.5 Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy 2,64 0,707 2

2,63 0,68

Bảng 2.13. Cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh

- Tổ chức triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến môn học; - Tổ chức triển khai mục tiêu môn học cho từng cấp lớp;

- Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Các hoạt động được đánh giá là có thực hiện nhưng khơng thường xuyên gồm: - Triển khai nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cho Tổ chuyên môn và GV giảng dạy môn tiếng Anh;

- Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên. Khơng có hoạt động nào ở mức đánh giá thực hiện rất thường xuyên hay không thực hiện.

Qua phỏng vấn CB1, CB2 cho thấy rằng việc triển khai nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cho Tổ chuyên môn và GV giảng dạy môn tiếng Anh thường giao về cho TTCM thực hiện, chưa có sự kiểm tra thường xuyên. Về chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên, tác giả có phỏng vấn GV2, GV3, GV5, GV8, cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV chỉ theo thực hiện vào đầu năm học theo các văn bản của cấp trên.

Tóm lại, CBQL có quản lý các hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh, tuy nhiên nhìn chung tất cả các yếu tố quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy nằm ở mức thực hiện không thường xuyên. Trong quản lý HĐGD thì việc quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy rất quan trọng, vì đây là bàn nâng để các hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả. Việc chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn phải là công tác thường xuyên như: chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ I, II; thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn trong tổ; sinh hoạt tổ chuyên môn; dự giở, thao giảng; thao giảng chuyên đề.

2.4.2. Thực trạng về quản lý việc thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh

Bảng 2.14. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh.

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên bao gồm:

- Tổ chức triển khai phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp; - Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV qua kiểm tra lịch báo giảng;

- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy;

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên qua việc kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình;

- Quản lý việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên;

- Khi kiểm tra, CBQL nhận xét, đánh giá, đề xuất các biện pháp nhằm điều chỉnh các hạn chế.

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh

TT Nội dung Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

2.1 Tổ chức hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc

soạn giảng 2,33 0,66 6

2.2 Tổ chức triển khai phân phối chương trình giảng

dạy theo từng cấp lớp 3,15 0,58 1

2.3 Tổ chức triển khai về chuẩn kiến thức, kỹ năng

trong dạy học. 2,46 0,68 5

2.4 Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy 3,03 0,48 3 2.5 Quản lý việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên thông

qua việc xác định mục tiêu bài dạy của giáo viên 2,85 0,58 4 2.6 Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV

qua kiểm tra lịch báo giảng 3,05 0,60 2

2.7

Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên qua việc kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình.

3,03 0,48 3

2.8

Kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên

2,46 0,68 5

2.9 Khi kiểm tra, CBQL nhận xét, đánh giá, đề xuất các

biện pháp nhằm điều chỉnh các hạn chế. 2,85 0,587 4

2.10

Tạo điều kiện hổ trợ phương tiện dạy học đặt thù môn như máy chiếu, TV để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy

2,46 0,682 5

2,77 0,60

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm: - Tổ chức triển khai về chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học;

- Kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên;

- Tạo điều kiện hổ trợ phương tiện dạy học đặt thù môn như máy chiếu, TV … để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy;

- Tổ chức hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng.

Khơng có hoạt động nào ở mức đánh giá là thực hiện rất thường xuyên hay không thực hiện.

Kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy rằng, HT quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh nằm ở mức thực hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động liên quan đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy (ĐTB: 2,46, xếp TH 5), sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dây học, các kỹ năng trong dạy học (ĐTB: 2,46, xếp TH5) chỉ được thực hiện ở mức ít thường xuyên.

Để nghiên cứu thêm về các hoạt động này, tác giả có trao đổi với CB2, CB5, CB6 về nội dung thực hiện đổi mới PPGD và ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Kết quả cho thấy BGH và TTCM có triển khai và xây dựng kế hoạch về thực hiện đổi mới PPGD và ứng dụng CNTT trong các tiết dạy, tuy nhiên chưa có kiểm tra thường xuyên dẫn đến GV thường dạy chay, dạy theo lối mòn truyền thống, sự dụng chưa hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học, do đó chất lượng tiết dạy chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng anh ở trường trung học cơ sở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 58 - 68)