8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Các biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và các nguyên tắc, đề tài đề xuất một số biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3.2.2.1. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh
* Biện pháp 1: Tăng cường quản lý việc thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên
Quản lý tốt công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của GV nhằm không ngừng cập nhật kiến thức mới và các phương pháp dạy học tích cực cho GV tiếng Anh.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng cho GV nói chung, GV tiếng Anh nói riêng. Chỉ đạo tổ chun mơn cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường thành kế hoạch tổ và kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn của cá nhân GV.
Đưa hoạt động bồi dưỡng chuyên mơn vào tiêu chí phân loại GV và tiêu chí thi đua cuối năm học.
Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn của GV như: Học theo chương trình tín chỉ về bồi dưỡng phương pháp, hay về giáo trình giảng dạy mới của các dự án; mời chuyên gia về tập huấn; bồi dưỡng theo cụm hay nhóm GV; tự học từ mạng thơng tin internet; mời chuyên gia tập huấn các phần mềm giảng dạy tiếng Anh…
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học:
Chỉ đạo tổ CM lập kế hoạch nghiên cứu khoa học theo hình thức nghiên cứu khoa học ứng dụng.
TCM thảo luận, lựa chọn đề tài với hình thức nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm GV cùng khối lớp.
Phổ biến toàn trường các đề tài nghiên cứu khoa học, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy tại lớp và các trường cùng địa bàn.
Xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện đề tài.
HT giao TTCM thường xuyên kiểm tra đôn đốc để GV thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời báo cáo tiến độ thực hiện, giúp đỡ GV khi gặp khó khăn. Khi kiểm tra, bộ phận kiểm tra cần nhận xét, đánh giá cụ thể để có biện pháp điều chỉnh, đồng thời thiết lập thói quen cho GV về cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn là cơng việc thường xun trong q trình giảng dạy.
GV có chun mơn giỏi, là một trong những yếu tố cơ bản cho quá trình truyền tải kiến thức cho HS
* Biện pháp 2: Nâng cao công tác quản lý hoạt động gỉảng dạy mơn tiếng Anh
Mục đích của biện pháp
Nhằm quản lý tốt công tác chuẩn bị giảng dạy và thực hiện hoạt động giảng dạy của GV trên lớp.
Nội dung và các thực hiện biện pháp:
HT cụ thể hóa đường lối của đảng, chính sách giáo dục của nhà nước, các văn bản của ngành về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy cho GV nhân viên trong nhà trường nói chung, và văn bản liên quan đến đặc thù môn tiếng Anh thông qua các buổi hợp đầu năm, họp hội đồng GV.
HT chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng khối lớp. Xây dựng kế hoạch dạy học giúp GV thấy được những hoạt động cần thiết, các công việc cụ thể cần phải làm để đạt được kết quả dự kiến. Các nội dung như soạn giáo án, lên lớp, dự giờ, thao giảng, chấm chữa bài, tự bồi dưỡng... phải cụ thể rõ ràng, có nội dung về đổi mới giảng dạy. BGH và tổ trưởng phê duyệt kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV trong suốt quá trình thực hiện.
HT chỉ đạo TTCM quản lý việc soạn kế hoạch bài học của GV
Việc soạn kế hoạch bài dạy của GV là nhân tố quyết định phần lớn sự thành cơng cũng như kết quả học tập của HS, vì vậy mà khâu soạn bài lên lớp của GV cần phải được thực hiện nghiêm túc.
HT chỉ đạo sâu sát việc soạn giáo án theo hướng đổi mới giáo dục, lồng ghép các hoạt động sao cho các hoạt động cùng tương tác, đưa ra một thể thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy. Vì vậy, GV phải đặc biệt chú trọng việc đổi mới các hoạt động trong bài dạy của cả GV và HS, theo hướng lấy HS làm trung tâm, người Thầy giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn, trả lời thắc mắc của HS.
HT chỉ đạo tổ tiếng Anh nghiên cứu kỹ nội dung chương trình từng khối lớp. Trao đổi, thảo luận thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, PP, phương tiện,
hình thức tổ chức từng tiết học để giúp GV xác định đúng trọng tâm bài soạn và khơng có sự lệch lạc giữa các thành viên trong tổ.
HT lập kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo cho TTCM cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra của nhà trường trong việc kiểm tra các hoạt động chuẩn bị giảng dạy của GV theo nhiều hình thức như kiểm tra giáo án định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề như cách soạn giáo án của tiết dạy kỹ năng nghe (Listening); kỹ năng nói (Speaking); kỹ năng đọc (Reading); kỹ năng viết (Writing). Khi kiểm tra HT phối hợp với TTCM đưa ra nhận xét và các yêu cầu cụ thể, giúp GV thực hiện hoạt động soạn kế hoạch bài học tốt hơn.
HT chỉ đạo TTCM lập kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV tiếng Anh. Trong đó có kế hoạch thao giảng, dự giờ trong tổ, trong khối lớp dạy.
Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn cần tăng cường dự giờ, thường xuyên nắm thông tin về hoạt động giảng dạy của GV thông qua kiểm tra sổ đầu bài, sổ báo giảng, tiếp xúc với HS…để đánh giá mức độ đổi mới phương pháp của GV và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ GV khi GV gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị hiện đại.
Về quản lý đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn tiếng Anh: Lập kế hoạch bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV.
Tổ chức tập huấn cho GV về lý luận phương pháp giảng dạy bằng nhiều hình thức như mời chuyên gia, thành lập tổ tự bồi dưỡng về phương pháp, thao giảng các tiết dạy có áp dụng đổi mới phương pháp, trao đổi, rút kinh nghiệm…
Từ đó CBQL giúp GV trang bị cho mình kiến thức về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tập huấn cho GV sử dụng thành thạo các phương tiện giảng dạy, giúp GV tự tin khi đứng lớp.
Tạo điều kiện cho GV tham gia dự giờ thường xuyên trong tổ, khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả tiết dạy.
HT thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra về các điều kiện hổ trợ cho hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.
Như vậy để hỗ trợ tốt và tạo điều kiện môi trường cho GV thực hiện đổi mới PPGD, HT cần quan tâm đến việc trang bị kiến thức cho GV, đồng thời tăng cường
quản lý tốt việc chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học cho GV môn tiếng Anh. Đồng thời HT phổ biến các Quy định cụ thể về việc sử dụng SGK, sách tham khảo, sách GV, các thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
Sau khi dự giờ tiết dạy, cần cung cấp cho GV những ý kiến phản hồi khách quan về những sự kiện diễn ra trong tiết dạy một cách cụ thể khách quan, nêu lên những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục.
HT thơng qua tổ trưởng chun mơn có kế hoạch kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình của GV qua kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ đầu bài, giáo án và tập của HS theo nhiều hình thức định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời chấn chỉnh những sai sót.
* Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Mục đích của biện pháp:
Công tác quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD môn tiếng Anh là vô cùng quan trọng, mục đích của biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh, thông qua việc sử dụng trang thiết bị trong các tiết dạy.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
HT chỉ đạo tổ CM tiếng Anh lập kế hoạch sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học từ đầu năm học, cụ thể ở từng chuyên đề, từng nhóm bài học.
Tập huấn cho GV về sử dụng các thiết bị phục vụ giảng dạy như máy chiếu, phần mềm.
Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học cho môn tiếng Anh theo tinh thần hiệu quả và tiết kiệm.
Trang bị TV và máy chiếu cho các tiết dạy giáo án điện tử, tiết dạy trên phần mềm học tiếng Anh, đồng thời trang bị máy cassette để dạy kỹ năng nghe…..
Phối hợp với lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, trang bị thêm các phương tiện giảng dạy đặc thù cho môn tiếng Anh
Chỉ đạo tổ chuyên môn tiếng Anh kiểm tra kế hoạch sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học phục vụ môn tiếng Anh của GV.
Việc ứng dụng CNTT vào đổi mới giảng dạy là hoạt động quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Áp dụng hiệu quả CNTT vào tiết dạy sẽ góp phàn khơng nhỏ cho sự thành cơng của tiết dạy đó, vì thế mà quản lý tốt việc GV ứng dụng CNTT vào đổi mới PPGD nhằm tăng tính tích cực của tiết dạy và gây hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng HĐGD mơn học.
HT lập kế hoạch chung về ứng dụng CNTT trong HĐGD của GV trong trường.
Chỉ đạo cho tổ chuyên môn tiếng Anh cụ thể hóa kế hoạch chung của nhà trường, thảo luận trong tổ lấy ý kiến cho việc đăng ký các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
TTCM lập kế hoạch ứng dụng CNTT cho các tiết dạy trong tổ.
Mỗi GV trong tổ đều có kế hoạch ứng dụng CNTT trong tiết dạy của mình, trong kế hoạch phải thể hiện rõ bài dạy, nội dung, phương pháp, ứng dụng phương tiện nào, đồ dùng dạy học như thế nào,…
HT giao cho TTCM tiếng Anh theo dõi, kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV trong tổ tiếng Anh.
Báo cáo định kỳ hay báo cáo đột xuất tùy vào tình hình giảng dạy và kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó.
Vì thế, HT cần quản lý tốt việc GV ứng dụng CNTT vào tiết dạy trong đổi mới phương pháp giảng dạy, để tăng hiệu quả các tiết dạy.
Bên cạnh đó việc sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học, trang thiết bị giảng dạy môn tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tiếng Anh khi sử dụng phương tiện dạy học dạy học. Đáp ứng đúng, đủ, kịp thời các loại thiết bị, phù hợp với xu hướng phát triển của nhà trường cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục.
Cuối năm học HT chỉ đạo cho thư viện hoặc GV phụ trách thiết bị rà sót và thống kê theo biểu mẫu PTDH, đánh giá chất lượng của trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Lập kế hoạch bảo quản trang thiết bị đã có và kế hoạch đầu tư, mua sắm mới trang thiết bị dạy học cho môn tiếng Anh. Mua sắm trang thiết bị phải phù hợp với đặc thù của môn học, tiến tiến hiện đại và điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
Bảo quản CSVC như phịng chức năng mơn tiếng Anh, phịng nghe nhìn, có kế hoạch phân cơng người phụ trách và kế hoạch kiểm tra CSVC theo qui định.
Tổ chức, phân cơng cho PHT và TTCM tiếng Anh rà sốt phương tiện dạy học đã có, có kế hoạch đưa vào sử dụng trong năm học, lập sổ theo dõi các phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học.
Các thiết bị giảng dạy phải đáp ứng đúng với môn tiếng Anh, đầy đủ và kịp thời so với nhu cầu.
Tổ chức và hướng dẫn cho GV lập bảng nhu cầu thiết bị, cần có những thơng tin gợi ý, có bảng biểu để GV đỡ lúng túng trong việc lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng thiết bị, cần có những tài liệu giới thiệu về một số thiết bị mới, kinh nghiệm sử dụng thiết bị ở một số trường.
Tổ chức tập huấn cho GV sử dụng các thiết bị hiện đại, cách bảo quản thiết bị. Qua đó việc bảo quản thiết bị có hiệu quả hơn
Cải tiến công tác mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh. Mua sắm phải dựa vào kế hoạch đã được phê duyệt đầu năm, đúng mục đích sử dụng.
Tăng cường các nguồn vốn tự có do vận động, xã hội hóa, sự đóng góp của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân ... để trang bị thiết bị dạy học, số lượng và mức độ cần thiết cho từng loại thiết bị của nhà trường. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần tính tốn thời điểm mua sắm trang thiết bị, nhằm mua sắm hiệu quả, tiết kiệm.
HT chỉ đạo PHT phụ trách CSVC lập danh sách phân loại các nhóm thiết bị như :
Nhóm các thiết bị phục vụ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học:
Nhóm này gồm các thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu (máy chiếu vật thể, đầu video, tivi ...).
3.2.2.2. Các biện pháp quản lý biên chế tốt tổ chuyên môn tiếng Anh
* Biện pháp 4: Cải tiến hợp lý biên chế các thành viên trong tổ theo tình hình thực tế tại trường
Tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường, vì vậy mà HT cần quan tâm, thực hiện tốt công tác biên chế các tổ trưởng chuyên môn, đặc biệt là TTCM tiếng Anh. Đây là người trực tiếp quản lý HĐGD của GV, giúp HT quản lý hoạt động chuyên môn của tổ tiếng Anh. Mục đich của biện pháp là chọn lựa những GV có năng lực quản lý, kinh nghiệm GD bố trí phù hợp cho các khối lớp, đặc biệt là TTCM, TPCM, GV dạy khối 9.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
Lập kế hoạch nhân sự cho tổ chuyên môn tiếng Anh, kế hoạch cần thể hiện cụ thể các nội dung như: có khả năng tập hợp được GV, tư cách cá nhân tốt, có năng lực chun mơn vững vàng; có năng lực quản lý; có kỹ năng định hướng phát triển mơn tiếng Anh, khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại…
Dự kiến vị trí TTCM, TPCM, GV dạy các khối lớp.
Tổ chức họp trong BGH, thảo luận, đưa ra quyết định bố trí nhân sự.
Sau khi bố trí nhân sự, cần theo dõi, giúp đỡ để công tác quản lý tổ đạt kết quả, HĐGD của GV đi vào ổn định.
HT chỉ đạo cho TTCM lập kế hoạch dự báo khối lớp của GV, dự kiến phân công lớp cho GV, chú ý GV dạy khối 6 và khối 9.
Trình HT phê duyệt bảng phân cơng nhân sự trong tổ chuyên môn.
TTCM theo dõi, kiểm tra thường xuyên GV được phân công giảng dạy khối mới, kịp thời giúp đỡ khi GV gặp khó khăn.
Ngồi ra khi biên chế các thành viên trong tổ HT và TTCM cũng cần xem xét, bố trí giờ dạy cho hợp lý như hoàn cảnh của GV; GV có con nhỏ, người già cần chăm sóc.
Vậy việc biên chế hợp lý các thành viên trong tổ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hoạt động của tổ được tốt hơn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS.
* Biện pháp 5: Nâng cao chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn
Quản lý tốt tổ chuyên môn tiếng Anh sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho quản lý HĐGD mơn tiếng Anh, chính vì thế mà yếu tố quản lý tổ chuyên phải được nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Tổ chuyên môn được chỉ đạo sâu sát, nghiêm túc thì hoạt động của tổ và từng thành viên trong tổ sẽ thực hiện một cách đồng bộ, có