- Các hoạt động phối hợp tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành và sự quan tâm nhiều hơn từ phía các ngành, các cấp và nhân dân, từng bước đẩy mạnh xã hội hố cơng tác bảo vệ và phát triển rừng, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng trở thành sự nghiệp chung của tồn dân, của cả hệ thống chính trị. Cơng tác tuyên truyền được thực hiện trên địa bàn 16 thôn, khối với 2.635 lượt người tham gia; tổ chức được 170 hộ gia
đình ký cam kết bảo vệ rừng trên tồn huyện Nơng Sơn.
- Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp với cán bộ và nhân dân theo định kỳ hàng tháng, nhằm trao đổi nâng cao kinh nghiệm trong công tác quản lý tài nguyên.
- Hệ thống pháp luật về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và quản lý lâm sản từng bước hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, chủ trương đổi mới; chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, chuyển hướng phát triển lâm nghiệp sang mục tiêu “tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện cịn, đẩy mạnh trồng rừng, khai thác sản phẩm từ rừng trồng và khai thác gỗ từ rừng tự nhiên theo hướng bền vững”.
- Hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý rừng, nhất là công tác quản lý quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng rừng, giao đất, giao rừng, kiểm kê, thống kê rừng đã được nâng cao một bước.
- UBND huyện tiếp nhận nhiều chương trình, dự án phát triển ngành lâm nghiệp trong và ngồi nước đã làm cho cơng tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng chuyển biến tích cực. Tham gia dự án bảo vệ rừng đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tài nguyên rừng và hướng phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Bên cạnh đó, nhờ tích cực tham gia dự án nhận vốn viện trợ nước ngồi khơng hồn lại, huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam được hưởng lợi từ thành quả của các dự án quốc tế như dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên” viết tắt là “Dự án KfW6” do Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức viện trợ khơng hồn lại.