Tình hình ATVSTP tại BĂTT trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố hà nội năm 2018 (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tình hình ATVSTP tại BĂTT trên thế giới

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Nhờ có thực phẩm mà con người có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới, hàng triệu người đã mắc bệnh và tử vong do ăn phải thực phẩm khơng an tồn. Đặc biệt, tại các nước đang phát triển tình hình ATVSTP và các bệnh truyền qua thực phẩm nghiêm trọng hơn do hạn chế chung về điều kiện đảm bảo ATVSTP [31],[32]. Cũng tại các nước đang phát triển, một lượng lớn thức ăn sẵn sàng để ăn được bán trên đường phố là do sự tiện lợi của nó hơn là các khía cạnh về an tồn, chất lượng và vệ sinh của nó [33]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2006) đã xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh tật do thực phẩm: kiến thức ATTP, vệ sinh cá nhân kém, lạm dụng nhiệt độ trong lưu trữ và chuẩn bị thực phẩm ở những người CBTP ăn lưu động [34].

Tại Trung Quốc, 4/2006 đã xảy ra vụ NĐTP ở trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh bị NĐTP, ở Thượng Hải 6/2006 cũng đã xảy ra vụ NĐTP với 336 người mắc do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormon Cloenbutanol [35]. Năm 2013, tại Ai Cập có 561 sinh viên trường Đại học Al – Azhar đã bị NĐTP sau khi ăn trưa tập tại trường. Hiệu trưởng đã cách chức người đứng đầu bếp ăn và đề nghị cảnh sát điều tra nguyên nhân của vụ việc [36].

Một nghiên cứu phân tích gộp tại Mỹ từ 18 vụ NĐTP từ năm 1992 đến 2014 với 779 người mắc, trong đó 258 người phải nhập viện và 03 người tử vong. Kết quả cho thấy có 02 ngun nhân chính được xác định là do nhiễm Salmonella (44%) và E. Coli O157: H7 (33%) [37]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy: vệ sinh tay, rửa rau và trái cây đúng cách, nấu ăn hoặc hâm nóng thức ăn đúng cách, giữ thức ăn chín ở nhiệt độ dưới 5°C là chìa khóa ATTP cơ bản để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra [38].

Một nghiên cứu về kiến thức và thực hành ATTP và vệ sinh cá nhân ở 400 người bán thức ăn lưu động tại Shah Alam, Selangor, Malaysia năm 2015 cho thấy, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về ATTP với vệ sinh cá nhân và thực hành ATTP ở những người bán thức ăn lưu động [39]. Năm 2017, nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về ATTP ở 235 người CBTP ở Gana, hầu hết những người CBTP đều nhận thức được vai trò quan trọng của thực hành vệ sinh chung như rửa tay (98,7%), sử dụng găng tay (77,9%), làm sạch dụng cụ (86,4%) và sử dụng chất tẩy rửa (72,8%). Về lây truyền bệnh, kết quả chỉ ra rằng 76,2% người CBTP không biết rằng Salmonella là một tác nhân gây bệnh thực phẩm và 70,6% không biết rằng viêm gan A là một tác nhân gây bệnh thực phẩm. Tuy nhiên, 81,7% người CBTP đồng ý rằng thương hàn được truyền qua thực phẩm và 87,7% đồng ý rằng tiêu chảy ra máu được truyền qua thức ăn [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố hà nội năm 2018 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)