CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Thực trạng về điều kiện ATVSTP tại BĂTT ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình chung
Tại Việt Nam, hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm được chế biến tại BĂTT là rất lớn bởi tính tiện ích của nó. Đây là loại hình DVĂU phổ biến tập trung tại các khu vực đông dân cư sinh sống như nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện,... Việc tiêu thụ thực phẩm khơng an tồn chính là nguy cơ tiềm ẩn NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng [41].
Trong khoảng thời gian 2007 – 2010, NĐTP tại các BĂTT các trường học, khu công nghiệp là 165 vụ, làm 25.163 người mắc, đặc biệt có tới 29 vụ NĐTP xảy ra tại BĂTT các trường học và nhà trẻ. Gần đây, tại Thành Phố Hồ Chí Minh, một số BĂTT các trường mầm non đã xảy ra NĐTP trầm trọng xảy ra 1 vụ NĐTP tại trường mầm non tư thục làm 67 trẻ mắc [42]. Nghiên cứu của Nguyễn Kiều Uyên về tình hình NĐTP tại Bình Dương giai đoạn 2007 – 2010 cũng cho thấy, nơi xảy ra NĐTP chủ yếu là BĂTT chiếm tới 90% [43]. Theo
báo cáo của Chi cục ATVSTP Hà Nội cho thấy tại Hà Nội, từ 1/2010 – 12/2014 có 13 vụ NĐTP với 204 người mắc, 185 người nhập viện và 01 trường hợp tử vong, trong đó NĐTP tại BĂTT có 03 vụ với 38 người mắc [44].
Gần đây, một nghiên cứu trên 1760 người CBTP và người bán hàng trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Hà Nội năm 2015 cho thấy, tình trạng thiếu kiến thức ATVSTP ở đối tượng nghiên cứu trên ba lĩnh vực: yêu cầu tiêu chuẩn đối với cơ sở thực phẩm (18%), quy trình CBTP (29%) và phịng chống NĐTP (11%). Chỉ có 25,9% số người có sử dụng mũ và 38,1% số người sử dụng khẩu trang. Sau khi điều chỉnh các đặc điểm kinh tế xã hội, các yếu tố sau có liên quan với kiến thức và điểm thực hành của ATVSTP: làm việc tại các nhà hàng và quầy ăn, có đào tạo ATVSTP, đã khám sức khỏe [45].