Thực trạng kiến thức, thực hành về ATVSTP của người CBTP tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố hà nội năm 2018 (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Thực trạng kiến thức, thực hành về ATVSTP của người CBTP tạ

BĂTT ở Việt Nam và một số yếu tố liên quan

Bên cạnh việc đảm bảo điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân người CBTP, thì việc đảm bảo ATVSTP cịn phụ thuộc vào kiến thức, thực hành về ATVSTP của người CBTP. Một người CBTP nếu không đảm bảo về mặt vệ sinh cá nhân cũng như không được trang bị đầy đủ kiến thức về ATVSTP thì sẽ dẫn đến việc thực hành ATVSTP khơng đảm bảo, làm tăng nguy cơ gây ÔNTP.

Năm 2004, nghiên cứu của Trần Thị Thu Hương tại quận Tây Hồ, Hà Nội về đánh giá kiến thức, thực hành của người phục vụ bữa trưa và thực trạng vệ sinh BĂTT của 12 trường mầm non cho thấy: tỷ lệ người CBTP có kiến thức ATVSTP không cao (63,8%); 100% người chế biến và giáo viên không đeo găng tay, đội mũ khi chia thức ăn; người CBTP cịn để móng tay dài (29,4%) [58]. Năm 2007, một nghiên cứu khác của Trần Việt Nga tại 22 BĂTT trường mầm non quận Hoàn Kiếm cho thấy: tỷ lệ người CBTP đạt yêu cầu kiến thức chung về ATVSTP là 78%; tỷ lệ người CBTP đạt yêu cầu về thực hành ATVSTP là 85,6% [59]. Năm 2009, nghiên cứu của Lê Thị Hằng tại quận Hà Đông, Hà Nội về kiến thức, thực hành của người CBTP tại BĂTT trường mầm non, tiểu học cho thấy: có 55,5% người CBTP có kiến thức về nguyên nhân gây NĐTP; 47,3% người CBTP được khám sức khỏe định kỳ [48].

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ người CBTP có kiến thức và thực hành đạt về ATVSTP tại trường học. Năm 2010, nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu tại các trường tiểu học, mầm non công lập tại huyện Từ Liêm cho thấy: người CBTP có kiến thức về ATVSTP là 68,4%; có 24% người CBTP không mặc trạng phục riêng khi CBTP; 27,8% không sử dụng găng tay

khi CBTP [49]. Năm 2011, nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương về ATTP BĂTT trường mầm non khu vực nội thành cho thấy: có 58,2% người CBTP có thực hành đúng về ATVSTP [50]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích San tại các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội thì chỉ ra có 69,9% người CBTP có kiến thức đạt về ATVSTP; 54,5% thực hành đạt; 40,7% có móng tay dài không hợp vệ sinh [12].

Tác giả Trịnh Văn Quyết nghiên cứu về thực trạng ATTP tại các BĂTT trường mầm non công lập tỉnh Lâm Đồng năm 2013 cho thấy tỷ lệ người CBTP đạt các yêu cầu về kiến thức ATVSTP là 59%, trong đó kiến thức về nguyên nhân và biểu hiện của NĐTP đều trên 90%; kiến thức về các thông tin ghi trên mác thực phẩm đều trên 65%; tỷ lệ người CBTP đạt các yêu cầu thực hành về ATVSTP là 88,7%, trong đó tỷ lệ người CBTP có sử dụng trang phục chuyên nghiệp đều trên 95%. Tác giả cũng chỉ ra có mối liên quan giữa trình độ chun môn của người CBTP với kiến thức về ATVSTP; giữa thời gian làm nghề với thực hành ATVSTP; giữa kiến thức và thực hành về ATVSTP của người CBTP (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05) [53].

Năm 2015, tác giả Nguyễn Thùy Dương tiến hành nghiên cứu về thực trạng ATTP và kiến thức, thực hành của người CBTP tại BĂTT trường tiểu học khu vực nội thành Hà Nội chỉ ra: tỷ lệ người CBTP đạt kiến thức chung về ATVSTP là 70%, kiến thức về nguyên nhân gây NĐTP là 77%, về các biểu hiện, xử trí khi có NĐTP lần lượt là 88% và 71,5%, kiến thức về bảo hộ lao động trong CBTP là 98%, về tác dụng của bảo hộ lao động là 83,5%, kiến thức về việc rửa tay của người CBTP là 72,5%. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra có 82,5% người CBTP có thực hành đúng về ATVSTP, trong đó 97% có sử dụng trang phục riêng khi CBTP, 96,5% đạt yêu cầu về vấn đề rửa tay, 99% được tham dự tập huấn về ATTP, 98% được kiểm tra, xác nhận kiến thức về ATTP, trên 70% người CBTP không sử dụng trang sức khi CBTP và móng

tay cắt ngắn đạt yêu cầu. Tác giả cũng đã chỉ ra có mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến kiến về ATTP của người CBTP (người có trình độ học vấn từ trung học phổ thơng trở xuống có nguy cơ kiến thức ATTP khơng đạt gấp 3,3 lần những người có trình độ học vấn cao hơn (p < 0,05) ); đồng thời cũng có mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành đạt ATTP (người có trình độ học vấn từ trung học phổ thơng trở xuống có nguy cơ thực hành khơng đạt về ATTP cao hơn 3,37 lần những người có trình độ học vấn cao hơn (p < 0,05) ); cũng có mối liên quan chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung về ATTP và thực hành chung về ATTP của người CBTP [14]. Cũng trong năm 2015, nghiên cứu của Nguyễn Ánh Hồng về điều kiện ATTP của BĂTT, kiến thức, thực hành về ATTP và của người CBTP tại BĂTT trường mầm non huyện Hồi Đức, Hà Nội cho thấy, có 69,2% người CBTP đạt yêu cầu về kiến thức [13].

Tác giả Ngô Oanh Oanh có nghiên cứu về thực trạng và quản lý ATTP tại bếp ăn các trường mầm non của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2016 và cho thấy có 50,7% người CBTP có kiến thức đạt về ATVSTP; 72% người CBTP có thực hành đạt về ATVSTP. Ngồi ra tác giả cịn chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về ATVSTP của người CBTP (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05) [56].

Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội năm 2017 về kết quả công tác ATTP BĂTT tại các trường học trên địa bàn thành phố: Về thực hành vệ sinh cá nhân của người tham gia CBTP: 7178/7556 (95%) nhân viên khi tham gia CBTP có mang trang phục đạt yêu cầu, 5% nhân viên chưa đeo khẩu trang khi chia thức ăn chín [9]. Kết quả trong báo cáo năm 2018 của Chi cục cũng chỉ ra 95% nhân viên khi tham gia chế biến thực phẩm có mang trang phục khi tham gia sơ chế, CBTP [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của một số trường tiểu học thành phố hà nội năm 2018 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)