2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng va
2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát
2.1.3.1 Phương pháp khảo sát
2.1.3.1.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sau khi thu thập thông tin bằng bảng hỏi với các câu hỏi mở, chúng tơi xây dựng phiếu khảo sát ý kiến chính thức dành cho 121 CBQL và GVMN dạy lớp 5-6 tuổi. Nhằm xác định thực trạng của việc GVMN sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong GD HVVH cho trẻ 5-6 tuổi. Phiếu hỏi chia làm 3 phần gồm 21 câu hỏi dành cho GVMN nhằm:
Phần 1: Xác định mức độ nhận thức của giáo viên về phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi: xác định được mục tiêu giáo dục HVVH, nội dung giáo dục HVVH, phương pháp giáo dục HVVH là những phương pháp nào? Nội dung chơi và những trò chơi nào mà được GV đưa vào để giáo dục HVVH (Câu 1 đến câu 8)
Phần 2: Tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục HVVH cho trẻ mầm non gồm (từ câu 9- câu 15)
+ Mức độ sử dụng thường xuyên (rất thường xuyên, khá thường xuyên, thường xun, ít thường xun, khơng bao giờ).
+ Mức độ hiệu quả (rất hiệu quả, khá hiệu quả, hiệu quả, ít hiệu quả, khơng hiệu quả).
+ Mức độ phù hợp (phù hợp với đặc điểm của trẻ, với mục tiêu và nội dung giáo dục, điều kiện sống, điều kiện cơ sở vật chất lớp)
Phần 3: Những khó khăn, đề xuất, kiến nghị của GV để giúp việc sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi được hiệu quả hơn. (Từ câu 16- câu 21)
Thời gian phát phiếu tháng 3/2019 đến tháng 04/2019. Phiếu điều tra được sự cho phép của Ban giám hiệu các trường MN thông qua và gửi xuống giáo viên.
2.1.3.1.2 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Phân tích kế hoạch sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ của giáo viên cho trẻ 5-6 tuổi. Từ đó, người nghiên cứu tìm hiểu cách sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ của giáo viên trong quá trình giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi tại thời điểm quan sát.
Phiếu phân tích hồ sơ bao gồm: kế hoạch hoạt động vui chơi, giáo án phát triển tình cảm – xã hội. (Phụ lục 2).
2.1.3.1.3 Phương pháp dự giờ quan sát
Người nghiên cứu tiến hành dự giờ và quan sát 10 hoạt động vui chơi góc chơi đóng vai theo chủ đề của tại 4 trường MN công lập gồm 1 trường MN đạt chuẩn quốc gia và 3 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng trên trẻ thuộc diện những bé bình thường khơng có bé nào thuộc diện giáo dục đặc biệt.
Việc quan sát nhằm tìm hiều và đánh giá việc GV sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm: nội dung giáo dục HVVH nào được GV đưa vào trong TC ĐVTCĐ, những trò chơi nào được GV tổ chức nhằm giáo dục những HVVH nào, những khó khăn nào khi GV cịn gặp phải trong việc sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi.
Phiếu quan sát (Phụ lục 3)
2.1.3.1.4 Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn riêng 21 GV lớp 5-6 tuổi và 5 Cán bộ quản lý của 5 trường mầm non trong quận 8.
Nội dung câu hỏi phỏng vấn có 9 câu hỏi nhằm tìm hiểu:
- Nhận thức của GV về phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ.
- Mức độ sử dụng của GV về phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi.
- Những nội dung giáo dục HVVH nào được GV đưa vào chủ đề chơi của trẻ. - Những trò chơi ĐVTCĐ nào được GV sử dụng để giáo dục HVVH và cụ thể là trị chơi nào giáo dục HVVH nào?
- Những khó khăn và thuận lợi nào của GV khi sử dụng phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi.
- Các biện pháp mà CBQL đã bồi dưỡng và đã tổ chức cho giáo viên nhằm sử dụng phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề khắc phục những khó khăn đó.
Phiếu phỏng vấn ( Phụ lục 4)
2.1.3.1.5. Phương pháp thống kê số liệu
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp phân tích, xử lý thống kê kết quả khảo sát với ba thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho các nội dung trong phiếu khảo sát.
Trong các PP nêu trên thì PP nghiên cứu hồ sơ và PP quan sát là hai PP nghiên cứu chính giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng GVMN sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong GDHVVH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. PP phỏng vấn và PP điều tra bằng phiếu khảo sát của GV được xem là hai PP bổ trợ giúp cho kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu có mức độ chính xác hơn.
2.1.3.2. Đối tượng và khách thể khảo sát
- Khảo sát 121 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tại 11 trường MN trên địa bàn quận
8, thành phố Hồ Chí Minh.
- Quan sát giáo viên giảng dạy trẻ 5-6 tuổi về việc sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giờ giáo dục HVVH cho trẻ và trong giờ tổ chức TC ĐVTCĐ.
- Đối tượng nghiên cứu được thống kê trong bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Danh sách trường MN tiến hành nghiên cứu thực trạng STT Tên trường MN Số lượng GV 5-6 tuổi Số lượng BGH
1 Vườn Hồng 10 2
2 Bình Minh 8 1
3 Việt Nhi 10 2
4 Tuổi Thơ 11 1
STT Tên trường MN Số lượng GV 5-6 tuổi Số lượng BGH 6 Vàng Anh 9 2 7 Bông Hồng 7 3 8 Tuổi Ngọc 12 2 9 Tuổi Hoa 12 3 10 Bé Ngoan 6 3 11 Kim Đồng 6 2
2.1.3.3 Vài nét về cơ sở giáo dục mầm non trên TP.HCM
Việc khảo sát thực trạng sử dụng PP dùng TCĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được tiến hành trên 97 GV và 24 CBQL tại 11 trường MN trên địa bàn quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, hai trường Tuổi Ngọc và Vành Khun là trường cơng lập đạt chuẩn quốc gia. Cịn lại là những ngôi trường có diện tích nhỏ và chưa được công nhận là chuẩn quốc gia. Ngày 1-8, Trường Mầm non Tuổi Ngọc (quận 8 TPHCM) đã tổ chức đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Trường có diện tích trên 6.000m2, 1 trệt, 1 lầu với 20 phòng học và đầy đủ các trang thiết bị giảng dạy, có hồ bơi, cây xanh, sân chơi thoáng mát. Hiện trường có trên 1.000 học sinh đang học tại trường. Trường Mầm non Tuổi Ngọc nhiều năm liền là trường tiên tiến cấp thành phố. Đây là trường mầm non đầu tiên của quận 8 đạt chuẩn quốc gia.
Tất cả các trường MN trên địa bàn quận 8 đều trực thuộc quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8. Những ngôi trường trên đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo và đạt chuẩn giáo viên và trên chuẩn. Là những ngôi trường đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất và uy tín trong chât lượng giảng dạy. Khơng gian học tập tại các trường mầm non khơng gói gọn trong phịng học mà cịn diễn ra ở ngoài trời tại sân trường và các buổi ngoại khóa. Giúp trẻ có thể phát triển tồn diện về kiến thức cũng như kỹ năng sống trong xã hội.