Xuất, kiến nghị của GV để giúp việc sử dụng PP dùng TC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 79 - 83)

2.2. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương

2.2.4. xuất, kiến nghị của GV để giúp việc sử dụng PP dùng TC

ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Để đưa ra được kiến nghị cũng như đề xuất những biện pháp thì người nghiên cứu cũng đã thu thập những kết quả về quá trình hình thành HVVH của trẻ như sau:

Phiếu phát ra 121, thu về 121 và tỉ lệ kết quả như sau

Bảng 2.14. Quá trình hình thành HVVH của trẻ khi GV sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

STT NỘI DUNG SL Tỉ lệ

N=121 %

1 Những HVVH đã được hình thành ở trẻ khi sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

1.1 Hành vi giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân 99 81,82

1.2 Hành vi văn hóa trong vệ sinh 92 76,03

1.3 Hành vi nhường đồ chơi, giúp đỡ bạn, không tranh

giành đồ chơi. 97 80,16

1.4 Hành vi hợp tác trong việc chọn vai chơi 87 71,90 1.5 Hành vi sắp xếp có trật tự, ngăn nắp đúng với nội dung

STT NỘI DUNG SL Tỉ lệ

N=121 %

1.6 Hành vi giao tiếp:biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,… 108 89,25

2 Những HVVH chưa được hình thành ở trẻ khi sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

2.1 Trẻ không biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp

với chủ đề chơi 24 19,83

2.2 Trẻ khơng biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi 29 23,97 2.3 Trẻ khơng biết nhường đồ chơi và cịn tranh giành với

bạn. 42 34,71

2.4 Trẻ không hợp tác trong việc chọn vai chơi 49 40,49 2.5 Trẻ chưa biết sắp xếp có trật tự, ngăn nắp đúng với nội

dung chơi 67 55,37

2.6 Trẻ chưa biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi… 7 5,78

3 Những HVVH yếu nhất ở trẻ khi sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

3.1 Hành vi trong việc sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp

với chủ đề chơi 28 23,14

3.2 Hành vi giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi 38 31,40 3.3 Hành vi trong việc nhường đồ chơi, không tranh giành

đồ chơi với bạn 45 37,19

3.4 Hành vi trong giao tiếp còn hạn chế: chưa biết xin lỗi

khi làm sai 36 29,75

3.5 Hành vi chưa biết sắp xếp có trật tự, ngăn nắp đúng với

nội dung chơi 56 46,28

3.6 Hành vi ứng xử lễ phép, lịch sự trong giao tiếp với mọi

người 5 4,13

Với kết quả trên, khi GV sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi thì HVVH được hình thành nhiều nhất là hành vi giao tiếp: biết chào hỏi, biết cảm ơn, xin lỗi là 89,25%. Kế tiếp là 81,82% là hành vi giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân. Đứng thứ 3 là chiếm 80,16% là hành vi nhường đồ

chơi, giúp đỡ bạn, không tranh giành đồ chơi. Có thể thấy rõ, HVVH của trẻ được

hình thành một cách rõ rệt. Ví dụ ở chủ đề gia đình thì giáo dục trẻ hành vi xin lỗi, cảm ơn, trong quá trình chơi trẻ biết giữ vệ sinh chung, không bày đồ chơi ra vung vãi, biết sắp xếp và đặt đúng nơi quy định. Trẻ không giành giật đồ chơi, biết chia sẻ và nhường nhịn nhau. Nhưng hầu hết các hành vi văn hóa chưa đạt tỉ lệ tuyệt đối, cũng còn một vài GV còn nhận thấy hành vi yếu nhất của trẻ là hành vi ứng xử lễ

phép, lịch sự trong giao tiếp với mọi người chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,13%. Và hành vi chưa biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi là 5,78%. Có thể nói rằng, trẻ tiếp xúc với môi

trường xã hội rất là nhiều, mơi trường trong trường lớp, mơi trường gia đình, tiếp xúc với nhiều ngành nghề và ngoài ra do trẻ tiếp xúc với internet thường xuyên nên trẻ học được rất nhiều bài học lễ phép, biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng khi đi công viên, cũng như là trẻ biết chia sẻ đồ chơi trong lớp học của mình. Đó là những kinh nghiệm quen thuộc mà trẻ tiếp xúc thường xuyên.

Bên cạnh đó, hành vi văn hóa chưa được hình thành ở trẻ cao nhất là hành vi

chưa biết sắp xếp có trật tự, ngăn nắp đúng với nội dung chơi chiếm tới 55,37% và

cũng được coi là hành vi yếu nhất chiếm tới 46,28% theo ý kiến của 56 GVMN khảo sát. Với lý do là vì trẻ cứ thấy góc cơ sắp xếp là vô chơi, mà chưa biết nội dung chơi đưa ra là gì, lúc thì bé chơi nấu ăn, lúc thì bé chơi bán hàng, trị chơi cứ lung tung ai thích làm gì thì làm mà khơng có nội dung chơi rõ ràng. Hành vi không

hợp tác trong việc chọn vai chơi chiếm tỉ lệ 40,49%. Khi tham gia quan sát góc

đóng vai ở trường MN BM, trong góc chơi đóng vai hầu như là những trị chơi quen thuộc, trẻ thích đóng một vai ai đó mà khơng muốn đổi, hoặc trẻ khơng thích đóng Mẹ khi mình là con trai. Điển hình, trong trị chơi gia đình, một bé trai cứ đóng vai làm Mẹ mà không ai muốn đổi, lý do là các bạn chơi đều là nam. Các bạn nữ lại thích đóng vai khác khơng thỏa thuận được vai chơi nên bé không chịu đổi. Cuối cùng, các bạn cứ trêu bé trai đó. GV chưa khơi gợi cho trẻ nhiều tình huống mới để làm phong phú nội dung chơi lên. Thay vì bé khơng thích đóng vai mẹ thì có thể đóng vai ba, hoặc tình huống mẹ khơng có nhà hoặc gia đình khơng có mẹ. Với tình hình này, GV phải đóng vai trị là người nhắc nhở và giải thích để giúp trẻ hiểu được đó chỉ là trong vai chơi, khơng được trêu bạn, giáo dục trẻ biết tôn trọng người

khác. Nên yêu cầu đưa ra là phải tạo nhiều tình huống chơi phong phú và đa dạng

để cho trẻ trải nghiệm, thực hành và có kinh nghiệm trong cuộc sống.

Khi được hỏi đến là hành vi văn hóa yếu nhất ở trẻ là hành vi trong việc nhường đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn chiếm tỉ lệ cao nhất 37,19%. Khi được hỏi đến thì Cơ P.T.B (MNTH) cho biết: “Hành vi yếu nhất là trẻ chưa

biết chia sẻ với bạn cùng chơi, còn tranh giành đồ chơi với nhau”. Như vậy, vấn đề

mà GV đề xuất là cần tạo điều kiện sơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phong phú phù hợp với độ tuổi trong góc phân vai, để mỗi trẻ đều có đủ đồ dùng đồ chơi, để bạn không tranh giành với nhau và mang lại hiệu quả cao trong q trình chơi. Cũng theo lời Cơ C.T.K.O Hiệu trưởng trường MNBM cho biết thêm: “Đồ dùng đồ chơi

phải đủ cho từng trẻ, và là những đồ chơi vật thật mới thu hút sự hứng thú của trẻ”.

Có thể hiểu thêm, để trẻ phát triển HVVH thì đồ dùng đồ chơi cũng phải thật hoặc có thể dùng vật thay thế giống vật thật, giúp trẻ dễ tạo ra cảm xúc, cũng như kích thích hứng thú của trẻ một cách tích cực nhất. Khi trẻ chơi trò chơi gia đình pha nước cam thì phải có vật thật: cam, đồ vắt cam, ly, nước đá, đường. Khi có những vật thật đó, thì trẻ mới biết cẩn thận, giữ gìn và trẻ cũng thích thú khi tự tay tạo ra một ly nước cam. Trong trò chơi này, hành vi mà trẻ có là hành vi sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề chơi và biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng đồ chơi một cách cẩn thận, ngăn nắp.

Cuối cùng, phụ huynh nên phối hợp với GV với nhà trường để thường xuyên rèn cho trẻ thói quen hành vi, cách ứng xử trong giao tiếp mỗi ngày. Ngoài ra, việc củng cố HVVH cho trẻ ngồi ở trường ra thì phải kết hợp song song với ở nhà để HVVH trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Để khi trẻ có kinh nghiệm chơi phong phú thì hành vi của trẻ cũng dần dần thành hành vi tốt và thành thói quen tốt theo trẻ suốt quá trình vào lớp 1 và cả cuộc sống sau này.

Những nội dung về thực trạng sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi ở đề tài này là cần thiết. Giáo dục HVVH cho trẻ không những trong giờ học, giờ chơi mà phải giáo dục thường xuyên và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 79 - 83)