Tổ chức khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 91 - 127)

2.3. Đề xuất một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng TCĐVTCĐ trong giáo

2.3.4. Tổ chức khảo nghiệm

2.3.4.1 Mục đích khảo nghiệm

Thực nghiệm một số biện pháp GV sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi nhằm kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

2.3.4.2 Cách tổ chức

Gửi phiếu thăm dò về mức độ khả thi của các biện pháp đến 15 BGH và 62 GV lớp MG 5-6 tuổi.

Thu phiếu thăm dị nhằm tổng kết tính khả thi của các biện pháp

Bảng 2.15. Danh sách các trường MN được tiến hành khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Tên trường MN Số lượng GV 5-6 tuổi Số lượng BGH

1 Vườn Hồng 10 2 2 Bình Minh 8 1 3 Tuổi Thơ 11 1 4 Vành Khuyên 6 3 5 Vàng Anh 9 2 6 Tuổi Hoa 12 3 7 Bé Ngoan 6 3

Đối tượng khảo sát tính khả thi của các biện pháp gồm 62 GV và 15 BGH của 7 trường MN quận 8 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cơng cụ khảo sát là phiếu thăm dị về tính khả thi của biện pháp ( Phụ lục 5): Phiếu thăm dị về tính khả thi của biện pháp được thiết kế gồm 5 biện pháp nhằm giúp GV sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi ở mức độ khả thi của các biện pháp đó để GV lựa chọn.

Thời gian khảo nghiệm: Phát phiếu tháng 11/2019 và thu trực tiếp.

2.3.4.2 Kết quả khảo nghiệm

Thực hiện phiếu thăm dị về tính khả thi với 5 biện pháp đề xuất, thu được kết quả sau:

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của GV về mức độ tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Biện pháp

Mức độ khả thi của các biện pháp Tính khả thi Ít khả thi Khơng khả

thi SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)

1 Xây dựng nhiều nội dung chơi phong phú 68 88,31 9 11,69 0 0

2

Tạo nhiều tình huống chơi để trẻ tăng vốn kinh nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề.

70 90,91 7 9,09 0 0

STT Biện pháp

Mức độ khả thi của các biện pháp Tính khả thi Ít khả thi Khơng khả

thi SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)

đồ chơi cho trẻ trong khi chọn vai chơi. Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của mình. 4

Giáo viên cần chuẩn bị tốt trong công tác tổ chức

HĐVC. 50 64,94 27 35,06 0 0

5

Phát triển cách thức tổ chức TC ĐVTCĐ: tạo trò chơi mới, tạo sự liên kết các trò chơi, đồng thời phát triển trò chơi lên mức độ khó dần.

65 84,42 12 15,58 0 0

Qua bảng kết quả, mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá khá cao, chiếm 90,91% biện pháp khả thi nhất là: “Tạo nhiều tình huống chơi để trẻ tăng vốn kinh nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề”. Tình huống chơi rất quan trọng, tạo ra nhiều tình huống chơi sẽ giúp trẻ phát

huy HVVH được tốt hơn. Tạo nhiều tình huống mới cũng như cho trẻ tham gia vào nhiều vai khác nhau, đưa ra những vấn đề mới yêu cầu trẻ phải tương tác với nhau để cùng giải quyết. Chiếm tỉ lệ trên 80% GV cho là có khả thi là “Phát triển cách

thức tổ chức TC ĐVTCĐ: tạo trò chơi mới, tạo sự liên kết các trò chơi, đồng thời phát triển trị chơi lên mức độ khó dần”, “Tạo điều kiện về đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong khi chọn vai chơi. Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của mình”, “Xây dựng nhiều nội dung chơi phong phú”. Cuối cùng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 64,94% là biện pháp

“Giáo viên cần chuẩn bị tốt trong công tác tổ chức HĐVC”. Phần lớn GV khơng có thời gian để chuẩn bị một giờ học hoặc một kế hoạch cụ thể để giáo dục HVVH cho trẻ, mà GV chỉ giáo dục HVVH bằng cách lồng ghép vào các giờ học cũng như trong hoạt động vui chơi khác mọi lúc mọi nơi, chứ GV không đơn thuần chỉ dùng TC ĐVTCĐ làm phương pháp đơn lẻ để giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi.

Nói tóm lại, 5 biện pháp đề xuất trên đều có tính khả thi và được áp dụng vào trường MN để giúp GV sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi.

Tiểu kết chương 2

Qua kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN quận 8 Tp.HCM người nghiên cứu đã tìm hiểu được một số kết luận như sau:

- GVMN có nhận thức đúng về khái niệm HVVH, điển hình chiếm 43,86% tỉ lệ GVMN đồng tình với khái niệm: “HVVH là hành vi mà con người phải dựa vào các quy tắc, chuẩn mực xã hội để làm cơ sở điều chỉnh hành vi phù hợp với điều kiện xã hội cũng như phù hợp với lứa tuổi”. Tùy theo lứa tuổi khác nhau mà hành vi con người có những biểu hiện khác nhau dựa vào các quy tắc chuẩn mực xã hội.

- GVMN có nhận thức đúng đắn về giáo dục HVVH cho trẻ. Kết quả khảo sát tuy không thống nhất tuyệt đối với khái niệm người nghiên cứu đưa ra về giáo dục HVVH, nhưng những kết quả trên đều cho thấy rằng GV có cái nhìn đúng về giáo dục HVVH. Tuy nhiên cách giáo dục cịn phụ thuộc vào từng trẻ, từng tình huống và hồn cảnh khác nhau, khơng nhất thiết phải là trong tình huống có vấn đề thì mới giáo dục HVVH cho trẻ mà trong những tình huống cụ thể, tình huống hàng ngày, khi trẻ khơng đúng thì GV vẫn kịp thời điều chỉnh.

- Giáo viên nhận thức đúng về khái niệm phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ. Bởi vì thơng qua trị chơi đóng vai trẻ được thể hiện hành vi của mình một cách rõ ràng nhất. Phương pháp dùng TC ĐVTCĐ còn giúp trẻ hòa nhập vào vai chơi và thực hiện một số chức năng xã hội như: thể hiện lời nói, cử chỉ, biết được đâu hành vi làm và không nên làm, đúng hay sai.

- Nội dung mà GV giáo dục HVVH cho trẻ đa phần là những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp có văn hóa, giáo dục HVVH cho trẻ đối với đồ dùng đồ chơi, giáo dục HVVH cho trẻ đối với bản thân trẻ hầu như chiếm 100% tuyệt đối và mức độ chiếm thấp nhất 30% chính là nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với Bác Hồ và quê hương đất nước và nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với thiên nhiên. Nhìn chung GV rất chú trọng việc giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi, ngoài việc giáo dục trong giờ học, giờ chơi mà GV còn giáo dục HVVH cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

- Những trò chơi mà GV tổ chức cho trẻ chơi đều hướng đến mục tiêu giáo dục HVVH cho trẻ. TC tuy không mới nhưng vẫn giáo dục đầy đủ hành vi cho trẻ. Nhưng từ những hạn chế đó, người nghiên cứu có thể đề xuất ra những biện pháp để giúp GV kết hợp, tích hợp các chủ đề chơi với nhau, mang tính sáng tạo hơn để giúp trẻ khơng nhàm chán khi tham gia vào trị chơi.

- Điều kiện mà GV cần nhất khi sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ là tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo qua các vai chơi khác nhau. Bên cạnh đồ dùng, đồ chơi càng phong phú và đa dạng thì tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các quan hệ chơi phong phú, rõ ràng hơn. Tình huống chơi phải xuất phát từ cuộc sống thực tiễn và tình huống chơi phải đa dạng, phong phú cho trẻ trải nghiệm.

- Những khó khăn mà GV gặp phải khi sử dụng phương pháp dùng trò chơi ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi đó là đồ dùng đồ chơi chưa phong phú, trẻ chưa hợp tác trong chọn vai và GV cũng chưa có biện pháp cụ thể để giáo dục HVVH cho trẻ mà chỉ đưa ra ý kiến là nếu trẻ sai thì sửa. Tình huống chơi và nội dung chơi trong phương pháp sử dụng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ chưa phong phú, mang tính rập khn. Khơng có tình huống mới, khơng gợi mở trị chơi theo hướng mới. Nên trò chơi trẻ chơi chưa phong phú và hấp dẫn.

- GVMN có lồng ghép mục tiêu giáo dục HVVH vào các kế hoạch hoạt động vui chơi, giáo án phát triển tình cảm – xã hội. GV có sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại để trò chuyện với trẻ. Tuy nhiên, các mục tiêu giáo dục HVVH đưa ra rất đơn giản, nội dung giáo dục HVVH mà giáo viên đưa vào mang tính rập khn, chủ đề khơng mới và khơng có hướng phát triển lên. Trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào cách sắp xếp cũng như cách tổ chức của GV trong TC ĐVTCĐ.

- Với những khó khăn mà GV gặp phải trong việc sử dụng phương pháp dùng TCĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi cùng với những kết quả thu được về quá trình hình thành HVVH của trẻ HVVH được hình thành nhiều nhất là hành

vi giao tiếp: biết chào hỏi, biết cảm ơn, xin lỗi. Hành vi văn hóa chưa được hình

thành ở trẻ cao nhất là hành vi chưa biết sắp xếp có trật tự, ngăn nắp đúng với nội

dung chơi và hành vi yếu là hành vi chưa biết sắp xếp có trật tự, ngăn nắp đúng với nội dung chơi. Từ những kết quả trên người nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp

phù hợp giúp GV sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi được hiệu quả hơn đó là:

Biện pháp 1: Xây dựng nhiều nội dung chơi phong phú

Biện pháp 2: Tạo nhiều tình huống chơi để trẻ tăng vốn kinh nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Biện pháp 3: Tạo điều kiện về đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong khi chọn vai chơi Biện pháp 4: Giáo viên cần chuẩn bị tốt trong công tác tổ chức HĐVC. Giáo dục HVVH là một q trình chứ khơng nhất định phải vào hoạt động vui chơi mới tổ chức giáo dục.HVVH cho trẻ.

Biện pháp 5: Phát triển cách thức tổ chức TC ĐVTCĐ: tạo trò chơi mới, tạo sự liên kết các trò chơi, đồng thời phát triển trị chơi lên mức độ khó dần.

GV đánh giá cao nhất là biện pháp tạo nhiều tình huống chơi để trẻ tăng vốn

kinh nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề”.

Thứ hai là là phát triển cách thức tổ chức TC ĐVTCĐ, tạo trò chơi mới, tạo sự liên

kết các trò chơi, đồng thời phát triển trị chơi lên mức độ khó dần”. Thứ ba là biện

pháp tạo điều kiện về đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong khi chọn vai chơi, biết bảo vệ

đồ dùng đồ chơi của mình. Thứ tư là biện pháp xây dựng nhiều nội dung chơi phong phú. Cuối cùng là biện pháp giáo viên cần chuẩn bị tốt trong công tác tổ chức HĐVC.

Kết quả khảo nghiệm qua các ý kiến của GVMN cho thấy rằng GV đều nhận định rằng các biện pháp đề xuất trên đều có tính khả thi và có thể vận dụng vào việc sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ nói chung. PP TC ĐVTCĐ là PP thơng qua trị chơi giúp trẻ mô phỏng lại hoạt động của người lớn từ các mối quan hệ bên ngồi, đến cử chỉ, điệu bộ. Thơng qua trò chơi ĐVTCĐ giúp trẻ thể hiện được các kiến thức, hành vi trẻ học hỏi từ người lớn để thể hiện đúng theo những hành vi văn hóa trong vai chơi, giúp trẻ nhớ những hành vi tốt trong vai chơi của mình.

Từ những kết quả nghiên cứu người nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: 1.1 Đã hệ thống được lịch sử nghiên cứu vấn đề và các khái niệm có liên quan đến đề tài về giáo dục HVVH, PP dùng TC ĐVTCĐ, đặc điểm TC ĐVTCĐ của trẻ 5-6 tuổi, đặc điểm HVVH của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Đặc biệt là những khái niệm sau đây:

- Giáo dục HVVH cho trẻ chính là hình thành ở trẻ một con người biết làm chủ hành vi của mình, để trở nên một nhân cách biết sống đàng hoàng, tử tế. Giáo dục hành vi văn hóa là giáo dục nhằm hình thành nếp sống văn minh, hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống.

- Phương pháp dùng TC ĐVTCĐ là “PP mà thông qua TC ĐVTCĐ, trẻ được trải nghiệm và được thể hiện thái độ đạo đức, hành vi ứng xử đối của mình với những người xung quanh khi tham gia vào các vai chơi”. Từ đó hình thành cho trẻ một số phẩm chất đạo đức cần thiết phù hợp với xã hội như: trẻ chơi cùng nhau, chia sẻ, biết giúp đỡ và hợp tác với nhau. TC ĐVTCĐ có ý nghĩa quan trọng và giữ vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc điểm của TC ĐVTCĐ là trẻ nhập mình vào vai chơi, mơ phỏng lại mối quan hệ cuộc sống xung quanh trẻ, thể hiện những cử chỉ, điệu bộ, lời nói, những hành vi chuẩn mực trong xã hội.

1.2 Qua kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy đa số GV ở một số trường MN quận 8 thành phố Hồ Chí Minh chưa nhận thức đúng về khái niệm HVVH và giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi. Kết quả khảo sát tuy không thống nhất tuyệt đối

với khái niệm người nghiên cứu đưa ra về giáo dục HVVH. Nhưng kết quả cũng đáp ứng nhiệm vụ cuối cùng là hướng cho trẻ tới những điều tốt đẹp trong xã hội Tuy nhiên cách giáo dục của mỗi GV còn phụ thuộc vào từng trẻ, từng tình huống và hồn cảnh khác nhau, giáo dục trẻ khơng nhất thiết phải là phải trong tình huống có vấn đề mà cịn trong những tình huống cụ thể, tình huống hàng ngày, khi trẻ có hành vi khơng đúng thì GV vẫn kịp thời điều chỉnh.

- Nội dung mà GV giáo dục HVVH cho trẻ đa phần là những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp có văn hóa, giáo dục HVVH cho trẻ đối với đồ dùng đồ chơi, giáo dục HVVH cho trẻ đối với bản thân trẻ. Nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với Bác Hồ và quê hương đất nước và nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với thiên nhiên cịn hạn chế. Nhìn chung GV rất chú trọng việc giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi, ngoài việc giáo dục trong giờ học, giờ chơi mà GV còn giáo dục HVVH cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

- Những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức TC ĐVTCĐ là tình huống chơi và nội dung chơi trong phương pháp sử dụng TC ĐVTCĐ nhằm giáo dục HVVH cho trẻ chưa phong phú, mang tính rập khn. Khơng có tình huống mới, khơng gợi mở trị chơi theo hướng mới. Nên trò chơi trẻ chơi chưa phong phú và hấp dẫn, dẫn đến HVVH của trẻ chưa được phát triển toàn diện và xuyên suốt.

1.3 Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và kết quả thực trạng việc sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi trên, người nghiên cứu có đề xuất một số biện pháp giúp cho việc sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ MG 5-6 tuổi được hiệu quả hơn đó là:

Biện pháp 1: Xây dựng nhiều nội dung chơi phong phú

Biện pháp 2: Tạo nhiều tình huống chơi để trẻ tăng vốn kinh nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Biện pháp 3: Tạo điều kiện về đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong khi chọn vai chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 91 - 127)