Xuất một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng TCĐVTCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 85 - 91)

2.3. Đề xuất một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng TCĐVTCĐ trong giáo

2.3.3. xuất một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng TCĐVTCĐ

trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

Biện pháp 1: Xây dựng nhiều nội dung chơi phong phú, chứa đựng nhiều nội dung giáo dục HVVH

a. Mục đích yêu cầu

Căn cứ vào nội dung giáo dục HVVH để lựa chọn nội dung chơi cho phù hợp. Mở rộng nội dung chơi phong phú, hấp dẫn nhằm giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ nhau, cũng như giáo dục trẻ hành vi giao tiếp với mọi người xung quanh: biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…Ngoài ra, nội dung chơi phải mới mẻ, hấp dẫn về đồ chơi cũng như hấp dẫn trong vai chơi, tình huống chơi thì việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, nội dung phải được phát triển từ ít tới nhiều, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, được phát triển xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm. GV tạo ra sự liên kết các chủ đề chơi, tạo ra sự liên kết các trị chơi. Từ đó, hoạt động chơi của trẻ sẽ phong phú và hấp dẫn hơn.

b. Nội dung

Mở rộng nội dung cùng chủ đề chơi: Nghĩa là trong cùng chủ đề chơi có thể mở rộng nhiều nội dung chơi khác nhau trong chủ đề đó chứ khơng nhất thiết phải lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một nội dung chơi.

Mở rộng nội dung khác chủ đề hoặc tích hợp nhiều chủ đề gần gũi và phù hợp với nhau. Để trị chơi khơng bị rập khuôn gây nhầm chán.

c. Cách tiến hành

Cách 1: Mở rộng nội dung chơi cùng chủ đề

Ví dụ: Với chủ đề chơi bán hàng: “Bé đi siêu thị”. Ngoài nội dung chơi là người bán hàng như: hàng rau, hàng củ, hàng trái cây, hàng thịt thì có thể mở rộng ra là nơi giao hàng, nơi cung cấp rau, củ, quả, thịt đó. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ có thể trao đổi khi mua bán, nắm bắt hành vi của trẻ xem hợp lý hay khơng, từ đó trẻ có nhiều kinh nghiệm trao đổi với nhau một cách đúng chuẩn mực hơn. Mối quan hệ giữa chủ và nhân viên, giữa người mua với người bán, giữa người mua nhau, giữa người giao hàng với người bán hàng. Từ đó, trẻ biết cách xưng hơ, biết cách chào hỏi, xin lỗi, hoặc nhờ giúp đỡ….

Giáo viên giúp trẻ điều chỉnh hành vi trẻ, kịp thời nhắc nhở trẻ để có cử chỉ và hành vi đúng và hợp lý hơn.

Ví dụ: Với chủ đề “Gia đình” mở rộng qua chủ đề nghề nghiệp làm bác sĩ, làm giáo viên. Gia đình có nhiều người, có ơng bà, cha mẹ. Cha làm bác sĩ, mẹ làm giáo viên. Trò chuyện trong lúc ăn sáng, rồi ba đi làm vơ bệnh viện thì mối quan hệ giữa bác sĩ với nhau, giữa bác sĩ với bệnh nhân thì giao tiếp ra làm sao, cách ứng xử, xưng hô của bác sĩ với bệnh nhân khác với cách nói chuyện giữa ác sĩ với y tá và với đồng nghiệp ra làm sao…

GV có thể để cho trẻ tự chọn vai chơi, chọn bạn chơi, giao nhiệm vụ với nhau, cô giúp trẻ gợi ý nội dung chơi và hướng trẻ đến HVVH đúng, luôn quan sát để điều chỉnh hành vi trẻ kịp thời.

Trong trị chơi gia đình ngồi những mối quan hệ đơn thuần ra thì GV có thể mở rộng nội dung chơi bằng cách làm phong phú hơn các hoạt động trong sinh hoạt gia đình như: cùng tổ chức sinh nhật cho một thành viên trong gia đình, đi du lịch cùng với nhau. Hoặc phong phú hơn là cùng con học bài, đọc sách, chơi thể thao.

Hướng dẫn tiến trình của trị chơi đóng vai theo chủ đề

- Giai đoạn chuẩn bị cho trẻ chơi TC ĐVTCĐ + Giáo viên xác định đề tài: Gia đình

+ Mơ phỏng các tình huống và các vai: Cần phân tích những đặc điểm của người học và của môi trường học tập tương ứng để xây dựng các tình huống mơ phỏng sao cho chúng gần với thực tế ở mức tối đa.

+ Thông tin cho học sinh về các vai: Ông bà, cha mẹ, em, bác sĩ, y tá, bệnh nhân.

+ Chọn các vai: chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện, giáo viên có thể gợi ý khuyến khích.

- Giai đoạn tiếp nhận (giai đoạn làm quen)

+ Giải thích rõ các vai: vai ơng bà nói giọng như thế nào; cha làm nghề nghiệp bác sĩ phải mặc đồ bác sĩ, tư thế và lời nói phải phù hợp; mẹ làm GV phải dịu dàng, mặc áo dài…

+ Kiểm tra lại xem những người cùng chơi có nắm rõ vai trị của mình hay không.

- Giai đoạn tương tác (Giai đoạn chơi)

+ Người chơi tự nhập mình vào vai của mình + Thực hiện trị chơi đóng vai khơng ngắt qng

+ Người khơng đóng vai trực tiếp có nhiệm vụ quan sát

- Giai đoạn đánh giá

+ Người chơi tách mình khỏi vai trị của mình + Đánh giá trị chơi đóng vai một cách kỹ lưỡng + Rút ra những kiến thức từ trò chơi

Biện pháp 2: Tạo nhiều tình huống chơi để trẻ tăng vốn kinh nghiệm. Tạo cơ hội cho trẻ tương tác, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề

Mục đích yêu cầu

Tạo nhiều tình huống chơi giúp trẻ tăng vốn kinh nghiệm, thể hiện nhiều cảm xúc, hành vi và ứng xử phù hợp với vai chơi hơn. Trẻ tham gia nhiều vai khác nhau để thể hiện thái độ, tình cảm của nhiều vai đó.

GV cần tổ chức trò chuyện với trẻ trước hoạt động chơi để cùng cấp thêm cho trẻ những thông tin mới và khơi gợi những kinh nghiệm mà trẻ đã có. Từ đó, trẻ có nhiều kinh nghiệm để giải quyết tình huống mới mà GV đưa ra.

Ví dụ như: Trong trò chơi gia đình, tạo nhiều huống gia đình có hồn cảnh khác nhau như: gia đình có đầy đủ bố mẹ, gia đình có bố khơng có mẹ, gia đình có mẹ khơng có bố, hoặc gia đình khơng có bố mẹ hoặc thiếu vắng bố mẹ chỉ có anh chị em, gia đình có hai thế hệ, gia đình có đầy đủ ơng bà, cha mẹ, anh chị….

a. Cách tiến hành

Bước 1: Tạo tình huống chơi mới, thay thế đồ dùng đồ chơi mới, thêm nhân vật khách mới vào trị chơi của trẻ. Ví dụ gia đình đang ăn cơm, đột nhiên có khách đến chơi. Tất cả phải biết chào hỏi nhau, trẻ phải chào hỏi người lớn bằng cách khoanh tay lại, nhắc thêm ghế mới, mời ngồi ăn cùng. Hoặc trong lúc bán hàng, bên hàng quả bị rơi quả xuống đất, những bạn bán hàng kế bên thể hiện hành động, thái độ và cử chỉ như giúp đỡ bạn nhặt lên phụ, hỏi thăm, chia sẻ, giúp đỡ bạn lúc khó khăn.

Người thân trong gia đình hốn đổi vai với nhau. Thể hiện hành động, cử chỉ, lời nói giống với nhân vật vừa mới đổi. Nhưng nếu bạn lặp lại tình huống giống bạn lúc nãy thì GV phải gợi ý hướng mới cho trẻ thể hiện cử chỉ và hành động phù hợp.

Bước 3: Xuất hiện thêm nhân vật mới. Nhân vật mới không nhất thiết thiết là người cũng có thể là một món đồ vật. Người khách đến chơi có mua tặng cho gia đình một món q, xuất hiện thêm gói q. Tạo nhiều tình huống chơi giúp trẻ tăng vốn kinh nghiệm, bộc lộ nhiều hành vi phù hợp với hồn cảnh, với tình huống mà mình nhập vai vào. Nhận quà bằng hai tay, biết cảm ơn…

Biện pháp 3: Tạo điều kiện về đồ dùng đồ chơi cho trẻ trong khi chọn vai chơi. Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của mình

a. Mục đích u cầu

Giúp trẻ chọn vai và trẻ thể hiện hành vi nghiêm túc, thể hiện hành vi văn hóa đối với vai chơi của mình, giữ gìn món đồ dùng đồ chơi của mình. GV tạo điều kiện để trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng với cơ để trẻ biết u q những gì mình làm ra.

Giáo dục trẻ biết quý trọng đồ chơi của mình và của bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn, không gây nhau cũng như phá đồ chơi của nhau. Biết chia sẻ đồ chơi với bạn khi bạn nhờ giúp đỡ.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Cho trẻ chia sẻ về vai chơi, chọn đồ chơi phù hợp với vai chơi.

Bước 2: Trẻ được giao về phía khu vực phân cơng và thực hiện nhiệm vụ của mình bằng hành động cử chỉ của mình vào vai chơi, vào món đồ chơi.

Bước 3: Cho trẻ lựa đồ chơi với nhau, cách lấy lên đặt xuống, cách hỏi và xưng hô với nhau. Người bán rau rao làm sao? Người bán trái cây rao như thế nào?

Ví dụ: Chủ đề bán hàng: “Xe kem kỳ diệu”

Người bán kem phải chuẩn bị nhiều loại kem khác nhau, đồ gắp kem, ly kem. Người mua phải có tiền bằng giấy. Khi vào vai chơi, trẻ phải quý trọng đồ chơi mình được giao, người bán kem phải biết nâng niu xe kem, khi gắp kem phải nhẹ nhàng không vun vãi, khi gắp xong phải đăt đúng vị trí lúc lấy. Người mua không được dùng tay mút kem, không được tự ý lấy kem của người khác. Khi giao và nhận kem phải nhận bằng hai tay, phải biết trả tiền, ăn kem xong phải bỏ hũ kem vào sọt

rác. Hành vi người mua và người bán phải phù hợp với vai chơi mình nhận.

Biện pháp 4: Giáo viên cần chuẩn bị tốt trong công tác tổ chức HĐVC

a. Mục đích yêu cầu

Giáo dục HVVH cho trẻ nhiệm vụ của GV trong chương trình giáo dục MN. Giáo dục HVVH là một quá trình chứ khơng phải ngày một ngày hai mà trẻ tự hình thành. Cũng khơng nhất thiết phải đợi khi tham gia vào hoạt động vui chơi mới giáo dục HVVH cho trẻ. GV phải có một q trình giáo dục cụ thể đó là giai đoạn trước khi tổ chức, giai đoạn trong lúc trẻ chơi và giai đoạn sau khi tổ chức.

b. Tiến hành

Bước 1: Trước khi cho trẻ chơi, GV chuẩn bị kế hoạch giáo dục, chuẩn bị nội dung giáo dục, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.

Bước 2: Trong lúc trẻ chơi, ngoài giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời hành vi chưa đúng của trẻ, GV cần chuẩn bị thêm những tình huống mới để giúp HVVH của trẻ hình thành tốt nhất.

Bước 3: Sau khi kết thúc, GV ghi nhận những nhóm trẻ có hành vi chưa đạt, kịp thời lập kế hoạch mới để điều chỉnh hành vi của trẻ trong hoạt động tiếp theo.

Ví dụ: Trong q trình tổ chức trị chơi gia đình: “Bữa ăn gia đình”

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị nội dung cần giáo dục đó chính là tình cảm gia đình, trẻ biết u thương, chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ phép người lớn.

Giáo viên sắp xếp, tổ chức đồ dùng đồ chơi hợp lý. Cho trẻ chọn vai chơi và chọn vị trí chơi của mình.

Bước 2: Trẻ đóng vai ơng bà, cha mẹ, anh chị. Mỗi người đang giữ một vai chơi khác nhau. Đang ăn cơm và nói chuyện với nhau, trẻ trị chuyện, thể hiện thái độ, cử chỉ và điệu bộ phù hợp với vai chơi mình đảm nhiệm. Khi hành vi trẻ khơng phù hợp thì kịp thời điều chỉnh.

Bước 3: Sau khi trẻ chơi xong, cô ghi nhận và xem xét những trẻ thuộc nhóm có hành vi đạt, chưa đạt và chưa hình thành.

Biện pháp 5: Phát triển cách thức tổ chức TC ĐVTCĐ: tạo trò chơi mới, tạo sự liên kết các trò chơi, đồng thời phát triển trị chơi lên mức độ khó dần

Giúp trẻ thể hiện hành vi của mình trong nhiều tình huống chơi phức tạp hơn. Với mỗi chủ đề chơi khác nhau HVVH của trẻ cũng phát triển lên. Đồng thời, GV phát triển trò chơi mới giúp trẻ hấp dẫn hơn, phong phú hơn, trò chơi càng phát triển thì HVVH càng phát triển, không bị rập khuôn, không sao chép HVVH của người khác.

b. Tiến hành

Bước 1: Trẻ được bốc thăm chọn vai chơi, chọn nội dung chơi, chọn bạn chơi. Trị chuyện về vai chơi của mình đang thể hiện.

Bước 2: Trò chơi từ đơn giản đến phức tạp lên, bằng cách cơ đưa tình huống mới vào trị chơi, xem trẻ thể hiện như thế nào.

Bước 3: Cho trẻ chơi thêm một lần nữa, nhưng lần này cho trẻ chọn vai chơi, nhưng cơ sẽ đưa ra tình huống mới cho vai chơi đó.

Ví dụ: Trị chơi sinh hoạt gia đình

Bước 1: Trẻ bốc thăm chọn vai chơi ông bà, cha mẹ, anh chị.

Bước 2: Lúc đầu trẻ chơi nấu ăn với nhau, nói chuyện với nhau. HVVH của trẻ đang thể hiện một cách tự nhiên. Sau đó, cơ đóng vai làm người đưa đồ ăn, xem cách trò chuyện của trẻ với người giao hàng như thế nào.

Bước 3: Cho trẻ chơi thêm một lần nữa, nhưng trẻ sẽ được chọn vai chơi. Cha mẹ chuyển thành Ông bà, và ngược lại. Sau đó, cơ cho tình huống là Cha mẹ đi vắng, chỉ cịn Ơng bà và đứa cháu ở nhà. HVVH của trẻ sẽ thay đổi nhưng sẽ không lặp lại giống như bạn vừa chơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 85 - 91)