Thực trạng lập kế hoạch giáo dục HVVH của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 73 - 79)

2.2. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương

2.2.3. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục HVVH của giáo viên mầm non

Ngoài việc điều tra bằng điều tra ý kiến và phỏng vấn GVMN, nhằm có được kết quả chính xác, tin cậy hơn trong q trình khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong GDHVVH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi của GVMN. Chúng tôi tiến hành khảo sát kế hoạch tổ chức và tham khảo kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của 3 lớp Lá trường MN Bình Minh, 3 lớp Lá trường MN Vành Khuyên, và có nhận xét như sau:

Xem xét các kế hoạch hoạt động của khối lớp lá, chúng tôi nhận thấy tất cả GVMN đều có lồng ghép mục tiêu GDHVVH vào kế hoạch hoạt động vui chơi,

giáo án phát triển tình cảm – xã hội, mục tiêu đưa ra rất đơn giản, nội dung giáo dục HVVH mà giáo viên đưa vào mang tính rập khn, chủ đề khơng mới và khơng có hướng phát triển lên. GV chưa đưa ra mục tiêu giáo dục HVVH cho trẻ ở nội dung nào thì sử dụng TC gì. GV sử dụng trị chơi đóng vai theo chủ đề ở đây không phải là một phương pháp cụ thể mà qua chơi TC ĐVTCĐ GV giáo dục cho trẻ những chuẩn mực, những hành vi tốt, hành vi đúng, điều chỉnh những hành vi không đúng, không phù hợp với từng vai chơi mà trẻ thực hiện. Cụ thể với kế hoạch hoạt động góc của lớp lá 1 trường MN BM (Phụ lục 2B) xây dựng như sau:

Ở góc phân vai

Chuẩn bị

- Tranh ảnh bé tham gia góc phân vai (Trẻ chơi làm Nail, thợ uốn tóc và trang điểm, bác sĩ, góc gia đình)

- Đồ chơi tưởng tượng: búp bê, gương, lược, đồ cột tóc, tạp dề, khăn, bình sữa, điện thoại.

- Đồ chơi nấu ăn - Đồ chơi bác sĩ

Mục đích

- Nội dung chơi của trẻ chứa đựng nhiều biểu hiện tính chất quan hệ, thái độ, tính cách của mỗi người.

- Trẻ chơi với nội dung cốt chuyện chứa đựng những yếu tố tưởng tượng phong phú, đa dạng.

- Thực hiện những hành động phù hợp với vai chơi đã nhận.

Biết tự kết hợp một số hành động thành một cốt chuyện cho trò chơi.

- Trước khi chơi trẻ thỏa thuận vai chơi, nội dung chơi cùng chuẩn bị đồ chơi, sắp xếp nơi chơi.

- Trẻ chơi hoàn toàn chủ động: biết bắt đầu và triển khai trò chơi

Nội dung

- Cho trẻ thảo luận về nội dung và tự phân vai chơi.

- Cô quan sát và tương tác vai chơi với trẻ để cung cấp kỹ năng chơi cho bé. - Luôn quan sát, giúp đỡ, gợi ý tưởng khi trẻ cần.

- Khen ngợi trẻ kịp lúc khi trẻ có hành động đúng: lấy và cất đồ chơi ngay ngắn gọn gàng mà không cần cô nhắc nhở.

Người nghiên cứu quan sát 10 hoạt động góc đóng vai cụ thể là TC ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi tại 2 trường MN: trường MN Bình Minh và trường MN Vành Khuyên là trường đạt chuẩn quốc gia. Khi quan sát GV tổ chức hoạt động vui chơi thì người nghiên cứu cho ra những kết quả sau:

Bảng 2.12. Kết quả phân tích sự chuẩn bị và những trò chơi mà GV sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

STT Nội dung Đầy đủ Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

A. Những trò chơi mà giáo viên tổ chức khi giáo dục HVVH cho trẻ

1 Trò chơi bán hàng 9 90 1 10 0 0

2 Trò chơi bác sĩ 5 50 5 50 0 0

3 Trị chơi thợ làm tóc 5 50 4 40 1 10

4 Trị chơi gia đình 10 100 0 0 0 0

5 Trò chơi cảnh sát 4 40 3 30 3 30

B. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu giáo dục HVVH cho trẻ

1 Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng.

7 70 2 20 1 10

2 Đồ chơi phù hợp với nội dung chơi, chủ đề chơi.

9 90 1 10 0 0

3 Nguyên vật liệu được thiết kế hấp dẫn, phù hợp với trò chơi.

8 80 1 10 1 10

4 Đồ chơi được thiết kế linh hoạt phù hợp với các trò chơi với nhau.

5 50 3 30 2 20

Nhìn chung, những trị chơi mà GV chuẩn bị đa phần là trị chơi bán hàng, trị chơi gia đình. Qua kết quả quan sát cho thấy, nếu có 10 hoạt động người nghiên

cứu chọn quan sát thì đã có tới 9 đến 10 hoạt động mà Cơ chuẩn bị là TC bán hàng và TC gia đình. Ngun nhân chính là do trẻ thích và có những ý tưởng sáng tạo trong TC đó. Ngồi ra, nguyên nhân thứ hai là do hàng ngày trẻ tiếp xúc với người thân trong gia đình, tiếp xúc với các anh, chị, cơ bán hàng nên kinh nghiệm của trẻ đa phần là các nội dung về gia đình. Tỉ lệ chọn TC bán hàng là chiếm 90% và TC gia đình là 100%. Nhưng điều này cũng là một hạn chế đối với thực tế hiện nay, GV

không tổ chức đa dạng TC, GV tổ chức TC chưa phổ biến, hầu như khơng có TC mới mà sử dụng những TC truyền thống. Nhưng việc giáo dục HVVH rất phù hợp, trẻ hay bắt chước cách ứng xử giống người lớn như cách xưng hô phù hợp với vai chơi: Mẹ và con hoặc người bán và người mua kem. Nhưng lâu lâu trẻ cũng bị quên cách xưng hơ là “Bạn ơi bán mình cây kem”. Trong các tình huống mà trẻ lẫn lộn giữa quan hệ thực và quan hệ chơi đó, GV phải ln là người gợi ý để trẻ có thể kịp thời chỉnh sửa.

Khi được hỏi đến những trò chơi mà trẻ hay sử dụng trong TC ĐVTCĐ khi giáo dục HVVH cho bé thì Cơ N.T.K.C (MNBM) cho biết: “TC mà trẻ hay tham

gia nhất chính là TC bán hàng và TC gia đình”. Đây là cũng là những bất cập trong

thực tế hiện nay, GV không quan tâm trẻ muốn chơi, thích chơi hay khơng, mà GV đã đặt cho trẻ vào một khuôn khổ là tới giờ chơi là bé phải chơi. Trong khi chơi thì giáo dục HVVH cho trẻ ln chứ khơng có một mục đích ban đầu là giáo dục nội dung gì trong trị chơi nào?

Qua thực tế quan sát GV tại trường MN cho thấy rằng: GV sử dụng TC ĐVTCĐ rất phong phú và đa dạng về đồ dùng đồ chơi, có vật thật, và đồ dùng tự làm chiếm tỉ lệ tới 70%. Giờ chơi trong TC ĐVTCĐ của các bé lớp lá đa phần là những trị chơi có chủ đề chơi, bé tự sắp xếp, bé tự lựa chọn vai chơi cho từng thành viên trong góc chơi. Tuy nhiên, bé cịn hạn chế khi sử dụng các hành vi chuẩn mực trong xã hội, hành động của các bé đôi khi không phù hợp trong giao tiếp. Ví dụ như: “Lúc thì xưng Mẹ với con, lúc thì xưng bạn với mình khi bạn khồn hợp tác với

mình trong lúc chơi”. Lúc đó, hành vi của trẻ phải nhờ sự nhắc nhở của GV kịp

thời. Các bé đơi khi hay tranh giành vai chơi, cịn chọn người chơi theo sở thích của mình, hoặc khơng thích ai là khơng cho người đó vào trị chơi của mình.

Đồ chơi trong TC ĐVTCĐ chủ yếu được GV thiết kế và xây dựng dựa trên sự hứng thú của trẻ. Nên các góc mà trẻ tập trung đơng là do một phần cũng dựa vào sự sắp xếp và thiết kế bắt mắt, hấp dẫn của GV. Tuy nhiên, không nhằm mục đích là giáo dục nội dung gì cho trẻ. GV chỉ giáo dục khi hành vi của trẻ không phù hợp với hồn cảnh chơi thơi.

Nói tóm lại, trị chơi đóng vai theo chủ đề trong đề tài này được sử dụng như là một phương pháp mà thông qua TC ĐVTCĐ giúp GV giáo dục HVVH cho trẻ một cách thường xuyên và có hiệu quả hơn. Nhưng từ những kết quả thu được cho thấy rằng giáo viên vẫn chưa vận dụng hiệu quả do một vài nguyên nhân và khó khăn phổ biến nhất:

Thứ nhất trẻ thụ động, ít hợp tác trong việc phân vai. Trẻ hầu như chọn những vai chơi quen thuộc, những vai chơi mà trẻ thích.

Thứ hai, trong 10 hoạt động thì có tới 9 đến 10 hoạt động GV chọn những nội dung đơn giản và gần gũi với trẻ, nội dung chơi lặp lại nhiều lần không mới. nội dung trị chơi khơng mang tính kết hợp mà chỉ thực hiện một cách đơn lẻ.

Thứ ba, vốn kinh nghiệm của trẻ cịn ít. Do tình huống mà GV đưa ra không mới, không phong phú nên việc phát huy những kinh nghiệm mới trong tình huống mới là khơng có.

Thứ tư, GV chưa phát triển được trị chơi cho trẻ, trò chơi trẻ chơi cịn riêng lẻ khơng có sự chuyển tiếp từ trị chơi này sang trị chơi khác. Ví dụ: Trị chơi gia đình đóng vai mẹ con, con bệnh thì phải đi bệnh viện, nhưng khi đi bệnh viện phải gọi xe. Xe ở đây, có thể là xe cấp cứu hoặc xe taxi, vậy các thành viên trong gia đình phải có thái độ và cử chỉ gì khi nói chuyện với tài xế. Khi đi đến bệnh viện thì gặp ai, người thân gia đình phải nói chuyện với bác sĩ và y tá như thế nào, quan hệ giữa bệnh nhân với bác sĩ ra sao.

Bảng 2.13. Bảng phân tích những nội dung giáo dục HVVH khi GV sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

N=10 STT Nội dung Đầy đủ Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

1 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với xung quanh

1.1 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với

STT Nội dung Đầy đủ Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

1.2 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với

người ngoài xã hội 6 60 4 40 0 0

1.3 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với

Bác Hồ và quê hương đất nước 3 30 7 70 0 0

1.4 Giáo dục kỹ năng giao tiếp có

văn hóa 10 100 0 0 0 0

2 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi

2.1 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với

đồ dùng 10 100 0 0 0 0

2.2 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với

đồ chơi 10 100 0 0 0 0

3 Giáo dục HVVH cho trẻ đối

với thiên nhiên 3 30 7 70 0 0

4 Giáo dục HVVH cho trẻ đối với bản thân

4.1 Giáo dục cho trẻ hành vi văn hóa

– vệ sinh 10 100 0 0 0 0

4.2 Giáo dục cho trẻ về tư thế 8 80 2 20 0 0

4.3 Giáo dục HVVH cho trẻ tự phục

vụ trong sinh hoạt hằng ngày 10 100 0 0 0 0

Theo như kết quả cho thấy, nội dung mà GV giáo dục HVVH cho trẻ được thực hiện một cách đầy đủ, chiếm đa phần là những nội dung giáo dục sau: kỹ năng giao tiếp có văn hóa, giáo dục HVVH cho trẻ đối với đồ dùng đồ chơi, giáo dục HVVH cho trẻ đối với bản thân trẻ hầu như chiếm 100% tuyệt đối và mức độ chiếm thấp nhất 30% chính là nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với Bác Hồ và quê hương đất nước và nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với thiên nhiên. Nguyên nhân từ thực tế là do giáo viên thực hiện tích hợp những nội dung giáo dục đó trong

chương trình giảng dạy và thực hiện theo chương trình dạy học theo chủ đề. Nhìn chung GV rất chú trọng việc giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi, ngoài việc giáo dục trong giờ học, giờ chơi mà GV còn giáo dục HVVH cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Khi được hỏi đến để đánh giá HVVH cho trẻ thì GV dựa vào tiêu chí nào thì đa số GV đều trả lời là dựa vào bộ chuẩn phát triển 5 tuổi của trẻ đối với các bé lớp lá. Cách thứ hai đó chính là dựa vào kết quả mong đợi trong chương trình GDMN. Theo Cơ N.T.K.P BGH trường MNTH cho biết:“Dựa vào bộ chuẩn phát triển 5

tuổi để đánh giá HVVH cho trẻ và cách thứ hai là dựa vào kết quả mong đợi”. Do

phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề giáo dục HVVH cho trẻ không theo một giáo án cụ thể mà sẽ lồng ghép vào các chủ đề khác. Trị chơi đóng vai đóng vai trị là một phương tiện để giúp trẻ hóa thân vào các vai chơi, thực hiện nội dung giáo dục để giáo dục HVVH cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 73 - 79)