Nguyên tắc xây dựng một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 84 - 85)

2.3. Đề xuất một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng TCĐVTCĐ trong giáo

2.3.2. Nguyên tắc xây dựng một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng

2.3.2.1 Khái niệm về biện pháp

Theo từ điển mở Wiktionary tiếng Việt đưa ra khái niệm: “Biện pháp là cách

làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.

Theo Wikipedia: “Biện pháp là một quy trình gồm các phương thức có hệ

thống được quy định để hoàn thành một nhiệm vụ”.

Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý đưa ra khái niệm: “Biện

pháp là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể trong dạy học” (Nguyễn Như Ý, 2007)

Từ những định nghĩa trên, người nghiên cứu đưa ra định nghĩa: “Biện pháp chính là cách làm, cách thức nhằm giải quyết một vấn đề hay một tình huống cụ thể nhằm đạt được mục đích nhất định mà người nghiên cứu đề ra”.

2.3.2.2 Nguyên tắc xây dựng một số biện pháp giúp việc sử dụng PP dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, việc sử dụng phương pháp dùng trò chơi ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất là đảm bảo tính mục đích của đề tài: Các biện pháp nhằm đưa ra

nhiệm vụ chính là giúp GV sử dụng phương pháp dùng trị chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả hơn. Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ, lựa chọn chủ đề chơi phù hợp với nội dung giáo dục. Và GV là người khơi gợi ý tưởng, hướng dẫn và điều chỉnh hành vi kịp thời giúp trẻ khám phá và thể hiện những kinh nghiệm, những hành vi đúng đắn. Thứ hai là đảm bảo tính tích hợp, linh hoạt, sáng tạo: Hoạt động vui chơi đặc biệt là trị chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động khơng những giáo dục trẻ đầy đủ các mặt: thẩm mỹ, tình cảm – xã hội, ngơn ngữ, nhận thức, thể chất mà cịn chuẩn bị

tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Trẻ được hóa thân vào các vai chơi, được biểu lộ cảm xúc, tình cảm, cử chỉ và lời nói giống như người lớn. Khi GV sử dụng TC ĐVTCĐ thì GV phải biết cách tổ chức để TC lúc nào cũng mới về nội dung chơi cũng như trẻ được hóa thân vào các vai chơi khác nhau mà trẻ thích chứ khơng bị sự sắp đặt của GV. GV tạo ra nhiều tình huống chơi mới ví dụ như ở trị chơi gia đình, ngồi các thành viên trong gia đình đang nấu ăn ra thì có thể cho tình huống có khách đến chơi, hoặc chở đi chơi hoặc trường hợp một người thân bị bệnh được dẫn đi bác sĩ, sử dụng các phương tiện giao tiếp để đi đến bệnh viện, gia đình đó có cả Bố và Mẹ hoặc chỉ có Bố hoặc Mẹ, gia đình có nhiều thế hệ. Vào bệnh viện thì gặp hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ, bảo vệ, nhân viên lao cơng,…Đó là vừa kết hợp nội dung chơi, vừa kết hợp chủ đề chơi đó là gia đình và nghề nghiệp. Khi đưa ra tình huống, trẻ được hóa thân vào các nhân vật, sáng tạo trong các vai diễn, còn GV là người điều chỉnh HVVH cho trẻ một cách kịp thời.

Thứ ba là nguyên tắc phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường lớp và phù

hợp với năng lực của trẻ, của GV. Trong chương trình giáo dục MN khơng có một

giáo án riêng lẻ để giáo dục HVVH cho trẻ mà giáo dục HVVH được giáo dục lồng ghép vào các giáo án theo chủ đề. Nên GV phải linh hoạt vận dụng các nội dung giáo dục HVVH trong chương trình MN, cũng như phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, khi tổ chức TC ĐVTCĐ thì phải linh hoạt trong cách tổ chức, linh hoạt trong cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. GV phải tìm hiểu quá trình hình thành HVVH của từng trẻ để có cách tổ chức phù hợp cho những trẻ có HVVH yếu và chưa hình thành.

Nói tóm lại, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, cũng như các nguyên tắc đổi mới của chương trình GDMN hiện nay là cơ sở khoa học để giúp đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp giúp cho GV sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 84 - 85)