Thực trạng nhận thức của GV về phương pháp dùng TCĐVTCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 56 - 71)

2.2. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương

2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về phương pháp dùng TCĐVTCĐ

phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi. trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi.

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non quận 8 thành phố Hồ Chí Minh bằng phiếu hỏi thì người nghiên cứu đã xử lý kết quả và thu được các số liệu sau đây:

Qua kết quả thu được từ 121 GVMV và CBQL tại một số trường MN quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng nhận thức của GV về khái niệm HVVH thì tỉ lệ thu được là 114 phiếu chính xác, 7 phiếu khơng hợp lệ.

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm HVVH Nội dung

câu hỏi Nội dung

N=114 Tỉ lệ (%)

Hành vi văn hóa là gì?

HVVH là hành vi mà con người phải dựa vào các quy tắc, chuẩn mực xã hội để làm cơ sở điều chỉnh hành vi phù hợp với điều kiện xã hội cũng như phù hợp với lứa tuổi.

50 43,86

HVVH là những phản ứng, cách ứng xử của con người trước một hoàn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc, được điều chỉnh bởi tâm lý, ý thức của chủ thể.

17 14,91

HVVH là biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý ý thức bên trong của chủ thể có ý thức và chịu sự quy định bên trong của chuẩn mực xã hội, được xây dựng từ hệ thống những giá trị xã hội do một nền văn hóa chọn để định hướng

36 31,58

HVVH là những phản ứng của con người trước hồn cảnh có vấn đề nhằm thực hiện hành vi đúng và phù hợp với hồn cảnh đó.

11 9,65

Qua kết quả trên cho thấy, GVMN ở các trường MN tại quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức chưa đồng nhất với nhau. Cụ thể với tỉ lệ 43,86% GVMN đồng tình với khái niệm: “HVVH là hành vi mà con người phải dựa vào các quy

tắc, chuẩn mực xã hội để làm cơ sở điều chỉnh hành vi phù hợp với điều kiện xã hội cũng như phù hợp với lứa tuổi”. Điều đó cũng cho thấy rằng HVVH được GV hiểu

một cách đúng đắn và cụ thể nhất. Tùy theo lứa tuổi khác nhau mà hành vi con người có những biểu hiện khác nhau dựa vào các quy tắc chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó 31,58% GVMN cho rằng: “HVVH là biểu hiện bên ngoài của hoạt động,

được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý ý thức bên trong của chủ thể có ý thức và chịu sự quy định bên trong của chuẩn mực xã hội, được xây dựng từ hệ thống những giá trị xã hội do một nền văn hóa chọn để định hướng”. Kết quả này thấp hơn nhưng

khái niệm này cũng mang đầy đủ ý nghĩa hành vi văn hóa của con người. Hành vi văn hóa vừa mang ý thức đạo đức bên trong vừa thể hiện mặt thẩm mĩ bên ngoài, nên không thể là hành vi bẩm sinh, tự nhiên mà có mà phải trải qua một q trình giáo dục và rèn luyện lâu dài. HVVH ở khái niệm này được cho là những cử chỉ, hành vi đẹp, tốt của con người đối với thế giới xung quanh. Cô T.T.K.M (MN TH) cho rằng: “HVVH là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh nhất định, bị

chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc mà cốt lõi là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ cho cách ứng xử mang tính đặc thù của dân tộc ấy”.

Tiếp theo là 14,9% GVMN cho rằng: “HVVH là những phản ứng, cách ứng xử

của con người trước một hoàn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc, được điều chỉnh bởi tâm lý, ý thức của chủ thể”. Đồng ý với khái niệm

trên thì Cơ P.T.M.C (MN TH) cho rằng:“HVVH là cách ứng xử của con người

trong một hoàn cảnh nhất định, bị chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc” Và đứng tỉ lệ thấp nhất là 9,65% nói rằng: “HVVH là những phản ứng của con người trước hồn cảnh có vấn đề nhằm thực hiện hành vi đúng và phù hợp với hồn cảnh đó”. Như vậy, khái niệm về HVVH rất rộng nhưng đều chịu sự chi phối của

chuẩn mực xã hội bao gồm chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ. Mỗi đứa trẻ đều phải được giáo dục HVVH cả về mặt đạo đức và thẩm mỹ. Nếu thiếu đi một trong hai thì đó khơng phải là HVVH nữa. Ví dụ, đứa trẻ biết giúp đỡ cha mẹ nhưng cử chỉ

khơng đẹp, hoặc lời nói khơng lễ phép thì đứa trẻ đó chưa được coi là có HVVH. Khi được hỏi thế nào là HVVH thì Cơ N.T.T.N (MN TT) cho rằng: “HVVH là hành

vi diễn ra hàng ngày, hành vi đó phù hợp với cộng đồng xã hội văn minh đã quy định như giao tiếp ứng xử, hành động giữa người với người và với môi trường xung quanh”.

Mỗi một người GV hiểu khái niệm theo cách riêng về HVVH nên việc giáo dục HVVH cho trẻ của mỗi GV cũng khác nhau. Và khái niệm về hành vi văn hóa mà người nghiên cứu chọn chính là: “Những phản ứng, cách ứng xử của con người

trước một hoàn cảnh cụ thể, bị chi phối bởi hệ thống giá trị văn hóa của dân tộc; được điều chỉnh bởi tâm lý, ý thức của chủ thể”. Nghĩa là con người phải dựa vào

các quy tắc, chuẩn mực xã hội để làm cơ sở điều chỉnh hành vi phù hợp với điều kiện xã hội cũng như phù hợp với lứa tuổi. Nhưng nhiệm vụ cuối cùng cũng là hướng cho trẻ tới những điều tốt đẹp trong xã hội. Một đứa trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, biết nhường nhịn, quan tâm những người xung quanh mình: tơn trọng nghề nghiệp từng người, biết yêu quý và chăm sóc thiên nhiên.

Với câu hỏi liên quan đến thực trạng nhận thức của GV về khái niệm giáo dục HVVH thì tỉ lệ thu được là 114 phiếu hợp lệ. Và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm giáo dục HVVH Nội dung

câu hỏi Nội dung

N=114 Tỉ lệ (%) Giáo dục hành vi văn hóa là gì?

Giáo dục hành vi văn hóa là giáo dục nhằm hình thành nếp sống văn minh, hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống

93 81,58 Giáo dục hành vi văn hóa là giáo dục cách ứng xử

của con người trước một hoàn cảnh cụ thể 4 3,51 Giáo dục hành vi văn hóa là cách giáo dục con

người phải tuân theo các quy tắc, chuẩn mực xã hội để thể hiện hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

5 4,38 Giáo dục hành vi văn hóa là giáo dục con người

những thói quen văn hóa, các quy định chuẩn mực xã hội, thể hiện những hành vi phù hợp trước hồn cảnh có vấn đề.

12 10,53

Qua kết quả trên, nhận thức của GVMN đều đa phần tập trung vào khái niệm: “Giáo dục hành vi văn hóa là giáo dục nhằm hình thành nếp sống văn minh, hành

vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống” chiếm tới 81,58%. Với tỉ lệ này, GVMN

có nhận thức đúng đắn hơn trong quá trình giáo dục HVVH cho trẻ. Với khái niệm về giáo dục HVVH thì GV đã hiểu đúng là môt người GV phải giáo dục cho trẻ những hành vi, cách ứng xử, cử chỉ, lời nói và cách thể hiện tình cảm đúng và hợp lý khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Cô N.T.T.M (MN TT) cũng nói: “Giáo

dục HVVH cho trẻ là dạy trẻ ứng xử lễ phép, biết tơn trọng người lớn, khơng nó tục, HVVH trong ăn uống, HVVH vệ sinh cá nhân”.Đây cũng là khái niệm chính mà

người nghiên cứu đưa vào đề tài của mình. Bởi vì, giáo dục HVVH cho trẻ là giáo dục mọi lúc mọi nơi, khơng những trong gia đình mà ở ngồi xã hội, khơng những trong các mối quan hệ trong gia đình mà ngồi xã hội. Giáo dục HVVH cho trẻ địi hỏi GV khơng những phải thể hiện đúng các chuẩn mực đạo đức mà phải giáo dục trong các giờ học, giờ chơi. Từ đó hình thành ở trẻ những hành vi có văn hóa, những hành vi đúng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Tuy nhiên, kết quả thu được không đồng ý tuyệt đối tuyệt đối với khái niệm mà người nghiên cứu đưa ra, cũng cịn một số GV chưa nhìn nhận đúng về giáo dục HVVH nên việc giáo dục HVVH cho trẻ cũng cịn hạn chế. Điển hình, khi được hỏi đến giáo dục HVVH thì cũng khơng ít GV chọn khái niệm: “Giáo dục hành vi văn

hóa là giáo dục con người những thói quen văn hóa, các quy định chuẩn mực xã hội, thể hiện những hành vi phù hợp trước hồn cảnh có vấn đề” chiếm tỉ lệ

10,53%. Cô HT H.T.N.T (MN BN) phát biểu: “Giáo dục hành vi văn hóa là quá

trình giáo dục con người có những hành vi bên ngoài theo đúng chuẩn mực xã hội”. Những ý kiến trên của GV đều có cái nhìn đúng đắn về giáo dục HVVH, tuy

nhiên cách giáo dục còn phụ thuộc vào từng trẻ và tình huống, hồn cảnh khác nhau. Không nhất thiết phải là trong tình huống có vấn đề thì mới giáo dục HVVH cho trẻ, mà trong những tình huống cụ thể, tình huống hàng ngày, khi trẻ khơng đúng thì GV vẫn kịp thời điều chỉnh.

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của GV về nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ

STT Nội dung giáo dục HVVH

cho trẻ 5-6 tuổi

Số lượng (N)

Tỉ lệ (%)

1

Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với người xung quanh: Biết u thương, kính trọng ơng bà, cha mẹ, nói năng phải thưa gởi, lễ phép, gọi dạ, bảo vâng. Biết xin lỗi, cảm ơn, biết giao tiếp, lắng nghe, biết giữ lời hứa.

121 100

2

Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với đồ dùng đồ chơi: biết quý trọng, giữ gìn đồ vật, đồ chơi, biết chức năng và phương thức sử dụng chúng.

93 76,86

3

Giáo dục hành vi văn hóa đối với thiên nhiên: Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ đối với vật nuôi, cây trồng, biết cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên.

45 37,19

4

Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với bản thân: Về nết ăn, về mặc, về vệ sinh thân thể, về chế độ sinh hoạt hằng ngày, về tư thế, giáo dục hành vi văn hóa tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.

121 100

Qua khảo sát thực trạng về những nội dung giáo dục HVVH mà GV đã sử dụng đa phần chiếm tới 100% là những nội dung nằm trong chương trình GDMN mà trọng tâm là: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với người xung quanh và giáo dục HVVH cho trẻ đối với bản thân”. Trong thực tế, GV giáo dục HVVH cho

trẻ mọi lúc mọi nơi và GV đã thơng qua trị chơi đóng vai để giúp trẻ thể hiện hành vi lời nói và cử chỉ một cách cụ thể hơn trong các tình huống mà GV đã đưa ra. Qua trò chơi, GV giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, yêu quý nghề nghiệp và biết quý trọng những người xung quanh, giúp trẻ hình thành hành vi văn hóa đối với bản thân, hành vi văn hóa tự phục vụ trong sinh hoạt. Đó cũng là lý do tại sao khi được

hỏi đến nội dung giáo dục HVVH thì đa số GV đều nói rằng: Ngồi nội dung giáo dục HVVH cho trẻ đối với bản thân tự phục vụ, biết giữ vệ sinh trong khi chơi ra thì cịn nội dung giáo dục HVVH là biết chào hỏi mọi người, biết xin lỗi khi mình mắc lỗi, biết cảm ơn, biết lễ phép, biết giúp đỡ, biết giữ lời hứa, khơng nói dối và nối tục. Biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, biết giữ vệ sinh cá nhân, biết chờ đến lượt và biết lắng nghe người khác.

Bên cạnh đó, “Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với đồ dùng đồ

chơi: biết quý trọng, giữ gìn đồ vật, đồ chơi, biết chức năng và phương thức sử dụng chúng” chiếm tới 76,86%. Khi tham gia vào trò chơi, hầu như trẻ được GV

giáo dục các quy định trong khi tham gia vào trò chơi. Trẻ được sắp xếp vật dụng chơi, biết lựa chọn đồ dùng đồ chơi, khi sử dụng xong thì trẻ biết sắp xếp đúng vị trí cũ. Khi được hỏi đến thì Cơ hiệu trưởng trường MN Bình Minh cho rằng: “Trong

trị chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ biết chọn đồ chơi, ví dụ trong trị chơi bán hàng khi trẻ lựa chọn món hàng phải biết nâng niu, tơn trọng món hàng, khơng được quăng, ném hoặc bỏ lung tung món hàng đó. Trẻ khơng những được giáo dục về tơn trọng người bán hàng mà cịn biết giữ gìn món hàng mà người đó bán”.

Chiếm tỉ lệ thấp nhất là 37,19% là “nội dung giáo dục hành vi văn hóa đối với

thiên nhiên: Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, chăm sóc bảo vệ đối với vật nuôi, cây trồng, biết cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên”. Hầu như trong quá trình

tham gia quan sát thực tế thì GV rất ít quan tâm đến chủ đề thiên nhiên, mà chủ đề chính đó là gia đình, bản thân và nghề nghiệp. Cho nên nội dung giáo dục chủ yếu là giáo dục trẻ lễ phép, cảm ơn, xin lỗi… Tình u, gắn bó với thiên nhiên hầu như GV lồng ghép vào các chủ đề thực vật, hoặc là tham quan, quan sát vườn hoa hơn là được giáo dục trong trị chơi đóng vai. Nên khi được hỏi đến nội dung giáo dục trong trị chơi đóng vai hầu như GV chỉ nhắc đến là gia đình, bản thân, trường MN.

Nói chung, những nội dung giáo dục HVVH mà GV lựa chọn chưa đầy đủ. GV nói rằng giáo dục HVVH cho trẻ mọi lúc mọi nơi khi được hỏi đến mà GV chưa nắm được tầm quan trọng của việc sử dụng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH về đầy đủ nội dung giáo dục. Bản thân người nghiên cứu mong muốn là GV phải phong phú hơn nội dung giáo dục, chủ đề chơi cũng phong phú hơn chứ không rập

khuôn trong những chủ đề đơn giản và gần gũi. Ở lứa tuổi 5-6 tuổi, trẻ cần được người lớn tạo nhiều cơ hội hơn về thế giới xung quanh, để từ đó làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ hơn cũng như trẻ chuẩn bị tâm thế để bước vào lớp 1.

Phiếu phát ra 121, phiếu thu về 121 nhưng được hỏi về PP dùng TCĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi là 118 câu trả lời hợp lệ. Kết quả như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của GV về khái niệm về sử dụng PP dùng trò chơi ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

STT Khái niệm về sử dụng phương pháp dùng TC ĐVTCĐ trong giáo dục HVVH cho trẻ 5-6 tuổi

Số lượng (N)

Tỉ lệ (%)

1

Là phương pháp mà thơng qua trị chơi ĐVTCĐ giúp trẻ thể hiện được các kiến thức, hành vi trẻ học hỏi từ người lớn để thể hiện đúng theo những hành vi văn hóa trong vai chơi, giúp trẻ nhớ những hành vi tốt trong vai chơi của mình.

19 16,10

2

Là phương pháp giáo dục trẻ những hành vi quy tắc ứng xử mà trẻ thường gặp trong xã hội, qua đó giúp trẻ hình thành HVVH trong giao tiếp ứng xử thơng qua trị chơi ĐVTCĐ mà trẻ tham gia.

37 31,36

3

Là PP mà GV sử dụng TC ĐVTCĐ như là một phương tiện nhằm giáo dục HVVH cho trẻ. Thông qua TC ĐVTCĐ đứa trẻ được trải nghiệm và được thể hiện thái độ đạo đức, hành vi ứng xử của mình đối với bản thân, đối với những người xung quanh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng phương pháp dùng trò chơi đóng vai theo chủ đề trong giáo dục hành vi văn hóa (Trang 56 - 71)