Tiêu chí đánh giá hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0616 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP sài gòn – hà nội chi nhánh đông đô (Trang 25 - 27)

1.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh tạ

1.2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Tiêu chí định lượng

Trong nghiên cứu và thực tế, các tiêu chí định lượng thường được sử dụng để so sánh giữa kỳ này và kỳ trước theo số tuyệt đối hoặc số tương đối. Qua đó thể hiện mức tăng trưởng các tiêu chí qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng các tiêu chí được

xác định bằng cơng thức sau:

Giả trị năm sau—Giá trị năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng =------ ɛ'. --------× 100%

Giá trị năm trước

Sự đa dạng các loại hình bảo lãnh: Danh mục bảo lãnh cung cấp phản ánh

mức độ đa dạng về sản phẩm của NHTM. Điều này cũng thể hiện sự chú trọng phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Đối với các ngân hàng có chủ trương đẩy mạnh phát triển hoạt động bảo lãnh, danh mục các loại hình bảo lãnh sẽ ngày càng phong phú, đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Số dư bảo lãnh: Là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một

thời

điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh của NHTM so với thời điểm so sánh.

Doanh số bảo lãnh: Là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một

thời kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

Số lượng khách hàng phát sinh bảo lãnh: Là số lượng khách hàng có nhu

cầu phát hành bảo lãnh phục vụ hoạt động kinh doanh. Số lượng khách hàng phát sinh bảo lãnh càng nhiều thì quy mơ hoạt động bảo lãnh càng lớn, đồng thời cũng giúp phân bổ rủi ro, giảm thiểu nguy cơ tổn thất cho ngân hàng.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: Là tổng phí mà ngân hàng thu được từ

hoạt động cấp bảo lãnh cho khách hàng. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này cịn thể hiện chính sách phí của ngân hàng. Đây là một trong những doanh thu hoạt động dịch vụ ngồi lãi vay của ngân hàng. Để có sự đánh giá tồn diện, cần kết hợp xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ số như: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu; tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngồi lãi vay. Các chỉ số này phản ánh đóng góp của hoạt động bảo lãnh trong

nguồn thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay và trong tổng nguồn thu của ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn: Là số dư bảo lãnh mà NHTM đã trả thay cho

khách

hàng nhưng khách hàng khơng hồn trả được nợ cho ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh, khi dư nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh chưa hiệu quả cũng như rủi ro và nguy cơ tổn thất cho ngân hàng là rất lớn.

1.2.2.2. Tiêu chí định tính

Tính tn thủ quy trình cấp bảo lãnh: Sự tn thủ quy trình, quy định của

hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Song song với việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, ngân hàng phải đảm bảo thủ tục cấp bảo lãnh nhanh gọn bởi đây là một trong những yếu tố khách hàng rất quan tâm khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Thủ tục nhanh gọn giúp

khách hàng và cả ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí.

Sự hài lịng của khách hàng đối với hoạt động bảo lãnh: Đây là một yếu tố

quan trọng để đánh giá hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại trên cơ sở xác định sự hài lòng của khách hàng đối với cơ chế chính sách, quy trình sản phẩm bảo lãnh, cán bộ ngân hàng và điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng. Từ đó đưa ra những

chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng bảo lãnh.

Một phần của tài liệu 0616 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP sài gòn – hà nội chi nhánh đông đô (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w