2.2.1 .Thực trạng hoạt động bảo lãnh theo tiêu chí định lượng
2.3. Đánh giá hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội ch
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì hoạt động bảo lãnh tại SHB chi nhánh Đơng Đơ vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, các loại hình bảo lãnh chưa đa dạng theo nhu cầu của khách hàng. Mặc dù quy định của NHNN nói chung và SHB nói riêng khơng hạn chế các
loại hình cấp bảo lãnh nhưng hiện tại chi nhánh Đông Đô chỉ đang cung cấp 5 loại bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng và bảo lãnh bảo hành. Điều này cho thấy, chi nhánh chưa chú trọng vào phát triển các loại hình bảo lãnh khác như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bàn giao nhà ở hình thành trong tương lai, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh thanh tốn thuế... Sự đa dạng hố các loại hình bảo lãnh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của chi nhánh, của SHB, đồng thời gia tăng doanh số và thu phí bảo lãnh, góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh.
Thứ hai, doanh số bảo lãnh còn tương đối thấp so với các chi nhánh trong cùng hệ thống. Doanh số bảo lãnh tại chi nhánh đang có xu hướng tăng dần qua các
năm, tuy nhiên năm 2020, doanh số của chi nhánh chỉ chiếm 4,3% tổng doanh số bảo
lãnh của hệ thống SHB. Doanh số bảo lãnh thấp thể hiện tệp khách hàng bảo lãnh của
chi nhánh còn hạn chế, số lượng khách hàng phát sinh bảo lãnh chưa nhiều, chủ yếu là các khách hàng quan hệ thường xuyên, ít phát sinh khách hàng bảo lãnh mới. Điều này cũng thể hiện chi nhánh chưa chú trọng đặt mục tiêu phát triển mảng dịch vụ, đặc
biệt là dịch vụ bảo lãnh.
trọng của dịch vụ bảo lãnh chưa cao. Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển và mở cửa nền kinh tế, bảo lãnh đóng vai trị rất quan trọng, vì vậy bên cạnh hoạt động cho vay và huy động vốn, chi nhánh cần phải có những định hướng thúc đẩy, tăng cường hoạt động bảo lãnh, góp phần tăng doanh thu phí bảo lãnh cho chi nhánh và ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, định hướng chiến lược kinh doanh của chi nhánh chưa tập trung phát triển dịch vụ bảo lãnh. Trong thời gian vừa qua, SHB chi nhánh Đông Đô định
hướng tập trung phát triển huy động và cho vay, chưa chú trọng phát triển mảng dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ... Do vậy, quy mô cũng như chất lượng dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh chưa hiệu quả. Điều này cũng xuất phát từ định hướng chiến lược chung của hệ thống ngân hàng SHB. Cho đến giữa năm 2020, khi chi nhánh thay đổi cơ cấu ban lãnh đạo ở vị trí Giám đốc chi nhánh, Ban Giám đốc chi nhánh đã có sự thay đổi về định hướng kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ/tổng doanh thu để phù hợp với xu thế chung của ngành ngân hàng, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do vậy, từ năm 2020, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh mới được đẩy mạnh và cải thiện.
Thứ hai, chi nhánh chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mới có nhu cầu bảo lãnh. Các khách hàng phát sinh bảo lãnh tại SHB Đông Đô chủ yếu là khách
hàng truyền thống, đã có quan hệ với chi nhánh từ nhiều năm trước. Số lượng khách hàng mới có tăng nhưng khơng nhiều và hầu hết là các đối tác của các khách hàng hiện hữu. Mặt khác, nhóm khách hàng bảo lãnh hiện hữu tại chi nhánh chỉ tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh như xây dựng, xây lắp, bn bán, sửa chữa máy móc,
thiết bị y tế. Chi nhánh cần phải mở rộng phạm vi đối tượng khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng bảo lãnh mới để gia tăng quy mô cũng như chất lượng hoạt động
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên chưa được chuyên sâu. Chi nhánh chưa tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu
về nghiệp vụ bảo lãnh cho các cán bộ nhân viên. Các khoá đào tạo hiện chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, các cán bộ tự nghiên cứu, tìm hiểu quy định, quy trình và vận dụng
vào thực tế. Mặt khác, các cán bộ tín dụng hiện đang làm việc tại chi nhánh có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ nên kinh nghiệm làm việc cũng như xử lý các vấn đề khó tránh
khỏi những sơ suất, ảnh hưởng đến tiến độ cấp bảo lãnh cũng như uy tín của chi nhánh
đối với khách hàng.
Thứ tư, chính sách phí chưa hợp lý. Mức phí bảo lãnh hiện tại của SHB đang
cao hơn so với mặt bằng chung của các ngân hàng. Đây là một nguyên nhân làm giảm
lợi thế cạnh tranh của SHB nói chung và chi nhánh Đơng Đơ nói riêng. Điều này tác động trực tiếp đến số lượng khách hàng sử dụng dịch bảo lãnh và gây bất lợi trong quá trình tiếp thị khách hàng mới. Bên cạnh đó, chính sách phí bảo lãnh được áp dụng
đồng nhất trong toàn hệ thống SHB tạo nên sự cứng nhắc và làm giảm tính cạnh tranh
tại từng khu vực do mặt bằng phát triển kinh tế tại các khu vực khơng giống nhau. Mặc dù biểu phí có quy định các mức giảm phí tuy nhiên để được áp dụng ưu đãi, khách hàng phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Thứ năm, chi nhánh chưa chú trọng vào hoạt động marketing để xây dựng thương hiệu, uy tín. Thực tế cho thấy, uy tín và thương hiệu của một ngân hàng ảnh
hưởng rất lớn đến việc tiếp cận khách hàng và khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng. Ngân hàng có uy tín và thương hiệu được nhiều người biết đến rộng rãi sẽ thuận
kinh doanh của các công ty thường xuyên bị gián đoạn do giãn cách xã hội ở nhiều tỉnh, thành phố, nhiều đối tượng bị cách ly do nghi nhiễm bệnh. Ket quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút nên nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, khơng có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh. Do vậy, nhu cầu bảo lãnh của một số khách hàng cũng giảm thiểu cho đến khi tình hình dịch bệnh cải thiện hơn.
Thứ hai, mơi trường kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp, các ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hội nhập kinh tế toàn cầu đặt mọi doanh nghiệp dưới
áp lực cạnh tranh gay gắt. Nền kinh tế mở cửa địi hỏi một chế bình đằng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngồi. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, áp lực cạnh tranh còn lớn hơn rất nhiều. Các ngân hàng nước ngồi với năng lực tài chính, cơng nghệ hiện đại và giàu kinh nghiệm gia nhập thị trường tài chính Việt Nam đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến thị phần và vị thế cạnh tranh của các ngân hàng nội địa, trong đó có SHB. Bên cạnh đó, tình hình dịch bênh COVID 19 vẫn cịn căng thẳng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu và lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Thứ ba, hành lang pháp lý còn nhiều bất cập. Hiện tại ở Việt Nam chưa có
riêng một văn bản pháp luật nào quy định về bảo lãnh. Các ngân hàng hoàn toàn chỉ căn cứ trên cơ sở văn bản dưới luật là Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 để làm khung chuẩn đưa ra quy định riêng cho hệ thống của mình. Bên cạnh đó, giới hạn về tỷ lệ cấp tín dụng đối với khách hàng và các đối tượng liên quan theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng 2010 cũng làm hạn chế quy mơ bảo lãnh, mặc dù đây là biện pháp an tồn giúp kiểm sốt rủi ro cho ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã nêu khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như điểm qua kết quả hoạt động kinh doanh của SHB chi nhánh Đông Đô. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại SHB Đông Đô giai đoạn 2018 - 2020 trên cơ sở các tiêu chí đã nêu tại chương 1 như: Sự đa dạng các loại hình bảo lãnh, Số dư và Doanh số bảo lãnh, Số lượng khách hàng phát sinh bảo lãnh, Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, Dư nợ bảo lãnh quá hạn, Tính tuân thủ quy trình bảo lãnh và Sự hài lịng của khách hàng đối với hoạt động bảo lãnh.
Từ những phân tích trên cho thấy hoạt động bảo lãnh tại SHB Đông Đô đã đạt
được những thành tựu nhất định: (1) Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp; (2) Hoạt động bảo lãnh góp phần làm tăng doanh thu cho chi nhánh; (3) Chất lượng bảo lãnh của chi nhánh tương đối tốt; (4) Quy trình cấp bảo lãnh được đảm bảo tuân thủ chặt chẽ, chính xác và linh hoạt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực này thì hoạt động bảo lãnh của chi nhánh cũng tồn tại một số hạn chế: (1) Các loại hình bảo lãnh chưa đa dạng theo nhu cầu của khách hàng; (2) Doanh số bảo lãnh còn tương đối thấp so với các chi nhánh trong cùng hệ thống; (3) Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh còn khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của chi nhánh. Nguyên nhân của các hạn chế
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN - HÀ NỘI
CHI NHÁNH ĐƠNG ĐƠ