Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu 0616 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP sài gòn – hà nội chi nhánh đông đô (Trang 76 - 80)

2.2.1 .Thực trạng hoạt động bảo lãnh theo tiêu chí định lượng

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội

Nếu hệ thống các ngân hàng thương mại được coi là huyết mạch thì NHNN chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ thực sự phát triển khi NHNN thực hiện tốt chức năng điều tiết thị trường tiền tệ. Là cánh tay nối dài của NHNN Việt Nam, với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa

bàn thành phố Hà Nội, NHNN chi nhánh Thành phố Hà Nội cần phối hợp với cơ quan

địa phương thực hiện có hiệu quả các biện pháp sau:

❖ Linh hoạt trong việc điều hành và quản lý các cơng cụ chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Đề xuất với NHNN Việt Nam về triển khai chính sách hỗ trợ vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19.

❖ Đề xuất với NHNN Việt Nam để đưa ra những quy định, chính sách kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo lãnh, các văn bản luật cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện, tránh sự chồng chéo, khó hiểu.

❖ Đề xuất với NHNN Việt Nam để bổ sung, hướng dẫn cụ thể về các hình thức bảo lãnh mới: Bảo lãnh thanh toán thuế, Bảo lãnh hối phiếu... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM và các doanh nghiệp bắt kịp xu thế trong điều kiện kinh

tế mở cửa và hội nhập như hiện nay.

❖ Tiếp tục ra soát và đưa ý kiến đề xuất sửa đổi các quy định về an tồn tín dụng ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn đảm bảo tuân thủ Hiệp

ước Basel II.

❖ Nâng cao chất lượng và tính đa dạng thơng tin tại Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và SHB chi nhánh Đơng Đơ nói riêng có đầy đủ thơng tin, độ chính xác cao phục vụ cơng tác thẩm định khách hàng bảo lãnh.

❖ Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội để các chi nhánh có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và kịp thời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị của NHTM.

3.3.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn — Hà Nội

Xuất phát từ chức năng điều hành hoạt động kinh doanh của hệ thống, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị kinh doanh thì Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nội cần thực hiện các biện pháp sau:

❖ Căn cứ trên cơ sở các quy định của NHNN về bảo lãnh, thực hiện hướng dẫn chỉ đạo cho chi nhánh thông qua các văn bản, quyết định cụ thể, chi tiết, tránh trường hợp chung chung, sơ sài, dễ gây hiểu lầm trong quá trình thực hiện.

❖ Đưa ra định hướng cụ thể đối với việc phát triển dịch vụ bảo lãnh, hỗ trợ cơng tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng. Đẩy mạnh hoạt

động Marketing nhằm quảng bá hình ảnh ngân hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

❖ Hỗ trợ chi phí cho chi nhánh để nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hố máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

❖ Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ bảo lãnh, tạo cơ hội gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội nói

riêng và trong tồn hệ thống nói chung.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận được nêu tại chương 1 và những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh của SHB chi nhánh Đông Đô trong chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với chi nhánh và đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội nhằm tăng cường hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa và hội nhập, hoạt động bảo lãnh ngày càng chiếm vai trị quan trọng. Cơng tác tăng cường và mở rộng hoạt động bảo lãnh rất được các ngân hàng quan tâm và đặt mục tiêu hướng tới.

Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Đơng Đơ, tác giả đã có cơ hội tiếp thu và nắm bắt các kiến thức chuyên môn về bảo lãnh, là cơ sở để hoàn thành bài luận văn nghiên cứu “Hoạt

động

bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn - Hà Nội chi nhánh Đơng Đô”.

Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy, mặc dù chưa được chú trọng phát triển trong thời gian qua nhưng hoạt động bảo lãnh tại SHB Đông Đô đã đạt được những thành tựu nhất định, quy mô và chất lượng bảo lãnh đều khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục nhằm hướng tới sự cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã gặp khơng ít khó khăn và đề tài cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Xong về cơ bản, đề tài đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu. Với sự nỗ lực của mình, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của Q thầy cơ và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn những giải pháp và kiến nghị mà tác giả đã đề xuất sẽ được áp dụng trong thực tế tại SHB chi nhánh Đơng Đơ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh nói riêng và ngân hàng SHB nói chung.

khơng hài lịng

lịng hài

lịng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày

25/06/2015 Quy định về bảo lãnh ngân hàng.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày

29/09/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT- NHNN ngày 25/06/2015 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Quy định về bảo lãnh ngân hàng.

3. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Đông Đô, Báo

cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2018 - 2020.

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn - Hà Nội chi nhánh Đơng Đơ, Báo

cáo hoạt động ngoại bảng 2018 - 2020.

5. Trung tâm Quản lý và Thúc đẩy kinh doanh - Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo hoạt động ngoại bảng 2018 - 2020.

6. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Quyết định số

95/2020/QĐ-

HĐQT ngày 29/04/2020 Ban hành Quy định thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

7. Quốc hội, Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

8. Hồng Hà Anh (2015), “Phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

9. Trần Thị Hồng Linh (2019), “Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Quân đội”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học

Ngoại thương.

10. Bùi Huy Quyền (2013), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Sơn La”,

Luận văn thạc sỹ, trường Đại học kinh tế Quốc dân.

11. Châu Thị Phương Trang (2019), “Chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng

tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tân

Bình ”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí

Một phần của tài liệu 0616 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP sài gòn – hà nội chi nhánh đông đô (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w