1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn
Quản lý tài chính là yếu tố cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp thành cơng nào. Quản lý tài chính là khoa học về quản lý các loại tài sản, nguồn vốn, các khoản thu chi…, đối với doanh nghiệp quản lý tài chính đóng vai trị quan trọng bậc nhất tới sự thành cơng lâu dài của doanh nghiệp, là q trình phân tích, đánh giá, hoạch định, quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài chính hiện có nhằm đạt được các mục tiêu của đơn vị. Một doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuân của mình một cách nhanh nhất bằng cách sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Đối với Cơng ty cổ phần Mía đường Sơn La yếu tố đầu tiên để phát triển sản xuất là ngun vật liệu đầu vào chính đó là cây mía, là loại cây cơng nghiệp có gắn kết giữa
người nông dân và nhà máy chế biến. Nếu như những năm trước đây, người ta thường nói đến những nhà máy đường bị bỏ không chờ nguyên liệu do việc quy hoạch không sát với thực tế đã dẫn đến có quá nhiều nhà máy đường mọc lên trên đất nước Việt Nam, đi đâu cũng thấy nhà máy đường, thì hiện nay vấn đề này lại đang diễn ra. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý kinh tế và gắn kết giữa người dân trồng mía và nhà máy đường để có sự phối hợp ăn ý nên được xem xét, tham khảo và áp dụng đối với cây mía và chè tại cơng ty Mía đường Lam Sơn – Thanh Hố và Cơng ty Chè Phú
Đa – Tỉnh Phú Thọ
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Cơng ty Cổ phần Mía đường Sơn La
Bài học kinh nghiệm được rút ra của cơng ty mía đường Lam Sơn – Thanh Hố
Nhà máy đường Lam Sơn – Thanh Hố, được khởi cơng xây dựng vào đầu thập kỷ 80, đến cuối năm 1986 nhà máy căn bản hoàn thành và đưa vào sản xuất. Nhưng ngay từ những năm mới đi vào hoạt động, nhà máy đã phải đối mặt với khó khăn lớn là thiếu nguyên liệu trầm trọng. Liên tiếp trong các năm từ sau khi đi vào hoạt động đến năm 1990, các vụ ép của nhà máy so với mức thiết kế đạt ở mức cực thấp, năm cao nhất cũng chỉ đạt 10% công suất thiết kế. Vụ ép năm 1986 – 1987 chỉ đạt 9600 tấn mía bằng 4% cơng suất thiết kế, vụ ép năm 1987 – 1988 đạt xấp xỉ 24.000 tấn mía, vụ ép năm 1989 – 1990 chỉ đạt 26.000 tấn mía bằng 10% cơng suất thiết kế (Cơng suất thiết kế là 1500 tấn mía/ngày).
Từ thực tế này, nhà máy đã đi đến quyết định phải phát triển vùng nguyên liệu để sử dụng hết cơng suất máy móc. Cơng ty đã đưa ra được các giải pháp và hệ thống chính sách đúng đắn cho cây mía. Do vậy vùng mía ngun liệu của cơng ty đã phát triển vượt bậc, diện tích, năng suất, sản lượng mía liên tục tăng theo các năm với tốc độ cao. Đặc biệt, công ty đường Lam Sơn cịn tham gia thành lập Hiệp hội mía đường Lam Sơn. Hiệp hội này ra đời đã tổ chức nắm bắt nhu cầu thị trường, cung cấp thông tin cho các thành viên xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm khai thác tiềm năng mở rộng kinh doanh đạt hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng; Ngồi ra, hiệp hội cịn tổ chức dịch vụ tín dụng trực tiếp đến các thành viên; Động viên thành phần hiệp hội và cộng đồng vùng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn… Xây dựng các
biện pháp thâm canh, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả đề phòng và chia sẻ rủi ro; Với nhiệm vụ này, hiệp hội đã hỗ trợ nâng cao được hiệu quả hoạt động và lợi ích của từng thành viên.
Bài học kinh nghiệm được rút ra từ Công ty Chè Phú Đa – Tỉnh Phú Thọ
Quản lý tài chính và xây dựng mối liên kết bền vững giữa hộ nông dân, HTX với doanh nghiệp và các chính sách đảm bảo hài hịa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng chè.
Cơng ty có khoảng 1.468,878 ha chè kinh doanh đã ký hợp đồng giao khoán lâu dài tới từng hộ lao động. Hợp đồng cụ thể chi tiết nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi bên, thưởng phạt rõ ràng minh bạch, để hộ lao động yên tâm cho phép hộ nhận HĐ giao khoán được chuyển HĐ cho con cháu khi Bố mẹ đến tuổi nghỉ hưu.
Bám sát và điều chỉnh giá thu mua theo từng thời điểm, thanh tốn, thưởng phạt kịp thời để khuyến kích lao động nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Thực hiện thanh toán kịp thời, đúng, đầy đủ các quyền lợi như BHTY, BHXH….. và các chế độ hiện hành của Nhà nước đối với người lao động.