Triết học tam giáo trong quan hệ giữa con người và tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới cỏ cây trong thơ nôm nguyễn trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 27 - 29)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.2. Tiền đề triết học về mối quan hệ thiên – nhân và hình ảnh thiên nhiên

1.2.1. Triết học tam giáo trong quan hệ giữa con người và tự nhiên

Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên không phải mới xuất hiện khi phê bình sinh thái được manh nha, mà nó đã có cách đây hàng trăm năm trong các nền văn hóa phương Đơng và phương Tây qua triết học, mĩ học và văn chương. Trong văn hóa Đơng phương, nhất là ở Việt Nam, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thể hiện sâu sắc và rõ rệt nhất qua ba tư tưởng triết học Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Ba nền tư tưởng này bao hàm triết lý phong phú mang quan điểm sinh thái đặc trưng. Dù cách thức thể hiện khác nhau nhưng tựu trung, lại có sự gặp gỡ trong thái độ trân trọng và hài hòa với tự nhiên, mang đến giá trị, ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và xây dựng cơ sở lý luận cho tư tưởng sinh thái hiện đại.

Nho gia vốn là học thuyết chính trị theo quan điểm “con người là trung tâm”, hạt nhân quan trọng của triết học Nho gia là “nhân” – “nhân giả ái nhân”. Chữ nhân từ yêu người đến yêu vạn vật trong tự nhiên và trở thành hành vi đạo đức. Trí tuệ sinh thái Nho học là một thứ trí tuệ nhập thế. Nó nhận thấy con người và tự nhiên có mối tương cảm, giao hòa với nhau “thiên nhân hợp nhất” (trời và người hợp nhất), “thiên nhân tương dữ” (trời và người liên quan mật thiết với nhau), “thiên nhân tương cảm” (trời và người cảm ứng với nhau). Nho gia đặt con người ở địa vị trung tâm khơng phải để thống trị, bóc lột tự nhiên mà là thiết lập niềm tin đối với lương tri của con người trong việc ý thức họ là một phần của tự nhiên, thống nhất cùng một thể. Có thể thấy Nho gia đã chú ý đến tinh thần và tình cảm nhân ái đối với vạn vật. Đó chính là biểu hiện của sự theo đuổi đạo đức nhân ái của Nho gia. Bên cạnh đó, tư tưởng “dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục” (dưỡng tâm khơng có gì tốt hơn là ít dục) của Nho gia đã khun con người ni dưỡng lịng thiện, từ bỏ dục vọng hay vật chất, quyền lợi. Con người cần biết sống và nắm bắt quy luật tự nhiên của sinh thái, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên, đảm bảo sự tuần hoàn của giới tự nhiên. Khổng Tử yêu cầu không được đốn cây lớn, bắt cá phải dùng mắt lưới to, có như vậy thì tự nhiên mới trường tồn bền vững theo quy luật. Như vậy, trí tuệ sinh thái Nho gia thích hợp với yêu cầu thực tế, giúp nhân loại phát triển bền vững.

Triết học Đạo gia được đánh giá là học thuyết có trí tuệ sinh thái sâu sắc và hồn thiện nhất. Đạo gia rất chú trọng đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là thứ “trí tuệ sinh thái xuất thế”(Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Nó tìm hiểu các mối quan hệ con người – xã hội – tự nhiên. Các quan niệm, triết lý của Đạo gia đều có ý nghĩa trong việc xây dựng tư tưởng sinh thái hiện đại, giải quyết nguy cơ sinh thái mà con người phải đối mặt. Lão Tử quan niệm “nhân pháp địa, địa pháp thiên,

thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên” (người theo lẽ đất, đất theo lẽ trời, trời theo lẽ

đạo, đạo theo lẽ tự nhiên) và “vô vi nhi vô bất vi” (khơng làm nhưng khơng gì là

khơng làm). Triết lý “vô vi” của Lão Tử không phải là khơng làm gì mà là khơng làm gì trái với tự nhiên, khuyên con người sống thuận theo tự nhiên, đi theo quy luật mà nó vốn có, để sự vật phát sinh theo sự hịa hợp với Đạo. “Vô vi” là thuận theo tự nhiên, lấy “vô vi” để thay cho cái “hữu vi”, ngăn chặn những sự tiến hành trái quy luật tự nhiên vì mục đích cá nhân của “nhân vi”, nhằm bảo vệ trạng thái thống nhất hài hòa của tự nhiên. Lão Tử còn chủ trương con người và vạn vật bình đẳng “thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất” (trời đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một). Quan niệm này được học trò của ông – Trang Tử phát triển lên, hy vọng con người trở về với nhân tính tự nhiên, làm cho sinh mệnh của mình hịa hợp với tự nhiên. Trang Tử là một người thích ngao du, có “thiên tâm” gần gũi với tự nhiên. Ơng thích sự hài hịa vốn có của vạn vật nhất thể chưa bị phân chia và chú trọng cái “chân” của bản tính, phản đối những hành vi làm hại bản tính. Bởi sống thuận theo tự nhiên là “thiện”, làm thay đổi bản tính là “ác”. Như vậy, tư tưởng sinh thái Đạo gia qua thái độ tôn trọng tự nhiên, theo đuổi vô vi, thuận theo bản tính của vạn vật đã mang đến giá trị và ý nghĩa quan trọng đối với thời hiện đại trong việc khai thác và bảo vệ tự nhiên theo quy luật sinh thái.

Trí tuệ sinh thái Phật giáo là kiểu trí tuệ xuất thế, xem con người là một bộ phận của tự nhiên. Từ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa vạn vật trong tự nhiên theo sự giác ngộ về “duyên khởi” của đức Phật, Phật giáo đề xuất cái nhìn bình đẳng đối với vạn vật “vạn vật giai hữu Phật tính” (vạn vật đều có Phật tính). Con người và vạn vật vốn cùng một bản thể, cùng mang Phật tính như nhau – tức cái

tính giác ngộ, hồn nhiên, trong sáng, cùng tồn tại mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau trong cùng một chỉnh thể thống nhất.

Hơn nữa, Phật giáo răn dạy con người cần phải có lịng từ bi với vạn vật. Đó là thái độ từ ái, thương xót đối với vạn vật chúng sinh. Phải có đức hiếu sinh đối với vạn vật, tôn trọng sinh mệnh của tự nhiên, khơng được tàn sát mn lồi một cách vô lý, phải biết yêu thương, trân trọng tất cả sinh vật trong môi trường sống tự nhiên gồm cả vật “hữu tri hữu giác” hay “vô tri vô giác”. Thế giới tự nhiên là một môi trường khơng chỉ giúp vạn vật sinh sơi mà cịn là nơi ni sống mn lồi. Vì vậy, con người – với tư cách của lồi có trí tuệ, cần phải thực hiện đạo đức hiếu sinh để bảo vệ sự sống của mn lồi trong tự nhiên và cũng như là bảo vệ sự sống của chính mình. Ngay cả Đức Phật Thích Ca trước khi trở thành đấng Giác Ngộ cũng đã luân chuyển, đầu thai qua nhiều kiếp số từ con người, thần linh đến các lồi vật như cỏ cây, mng thú chỉ với mục đích thấu hiểu nhân sinh của mn lồi trong thế giới tự nhiên. Đây là một cái nhìn nhân đạo trong triết thuyết của Phật giáo và thích hợp trong việc định hướng đạo đức sinh thái của con người thời hiện đại.

Như vậy, với những triết lý sâu sắc trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cả ba hệ tư tưởng Nho, Đạo, Phật tuy khác nhau trong quan niệm về vị trí của con người trong vũ trụ và quan niệm ứng xử với cuộc đời nhưng đều gặp nhau trong việc xem con người là bộ phận của tự nhiên, chú trọng lối sống hài hịa với tự nhiên, xem đó là yêu cầu đạo đức của con người. Những tư tưởng này đã đi sâu vào đời sống tâm linh, văn hóa, xã hội của con người, nhất là người Việt xưa tạo thành một thế giới quan chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ trung đại. Những mối quan hệ của phê bình sinh thái với tư tưởng phương Đông đã trở thành những nội dung quan trọng cho việc hồn thiện lý luận phê bình sinh thái hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới cỏ cây trong thơ nôm nguyễn trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)