Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.2.2. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi
Bên cạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, cỏ cây còn được biểu hiện qua vẻ đẹp giản dị, gần gũi. Đó là vẻ đẹp của cỏ cây, vạn vật cụ thể, giản dị đã được thuần hóa để phục vụ đời sống con người: vật chất và tinh thần, qua những câu thơ
hết sức thuần phác nhưng rung động tâm tư xúc cảm nhiều thế hệ con người Việt Nam.
Trong thơ Nơm, Nguyễn Trãi nói nhiều về những loại rau cỏ sản vật của quê hương vốn dĩ thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của người Việt như: núc nác, rau muống, mùng tơi, đậu, kê, khoai, dọc mùng... Cuộc sống ở ẩn tại Cơn Sơn, hằng ngày hịa mình cùng ruộng vườn quen thuộc, Nguyễn Trãi luôn gần gũi với cỏ cây nhỏ bé ấy – những loại rau cỏ mà khi đi bất cứ nơi đâu trên mảnh đất quê hương cũng đều có thể bắt gặp được. Và thơ Nôm – vần thơ của dân tộc trở thành phương tiện tốt nhất để miêu tả cái phong vị quê hương đậm đà ấy:
- Tả lòng thanh vị núc nác,
Vun đất ải luống mồng tơi.
(Ngơn chí, bài 10)
- Một cày, một cuốc thú nhà quê,
Áng cúc lan chen vãi đậu kê.
(Thuật hứng, bài 3)
- Một ao niềng niễng mấy đòng đòng.
(Thuật hứng, bài 11)
- Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất Bụt ương nhờ một lệnh mùng.
(Thuật hứng, bài 23)
- Ao cạn vớt bèo cấy muống
Trì thanh phát cỏ ương sen
(Thuật hứng, bài 24)
- Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu, cá nên bầy.
(Ngơn chí, bài 11)
Văn học trung đại thường chuộng tính cao quý và thanh nhã. Người xưa quan niệm rằng “văn chương” phải có sự bóng bẩy, sáng và đẹp. Tính chất này ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn đề tài sáng tác của thi nhân xưa. Các đề tài phải hướng đến nội dung ưu quốc ái dân, nghĩa quân thần, đạo đức hiếu trung hoặc tả cảnh núi sông hùng vĩ hay “tùng, cúc, trúc, mai, lan” để biểu hiện chí hướng lớn
lao, cao cả. Văn chương chỉ dành cho tầng lớp quý tộc nên những đề tài phàm tục, tầm thường thuộc tầng lớp bình dân sẽ khơng được đề cập đến. Ấy thế mà Nguyễn Trãi lại phá vỡ những quy phạm này để đưa cả một hệ thống những cây cỏ bình dị, q mùa vào trong thơ Nơm với biết bao trìu mến. Với con mắt quan sát tinh tế, nhà thơ đã thấy được những nét đẹp đậm chất thi vị của chúng. Do đó có thể nói, trong phương diện sáng tác nghệ thuật, Nguyễn Trãi đã “không tuân thủ một cách máy móc quan niệm mỹ học trung đại khi ông vẫn dành cho thiên nhiên dân dã một địa vị nhất định trong địa hạt thơ ca. Ông khẳng định cái mộc mạc, bình dị là một giá trị, góp phần tạo nên sự đa dạng trong bức tranh thẩm mỹ thơ quốc âm thế kỷ XV.”
(Phạm Thị Ngọc Hoa, 2016).
Không chỉ trong thơ chữ Nôm, mà ngay cả trong thơ chữ Hán, Nguyễn Trãi cũng đã vựơt ra ngoài cái “phong cách cao quý” thường ràng buộc các tác giả xưa, khi ông viết:
Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.
(Mộ xuân tức sự) (Hoa xoan, mưa nhẹ, nở đầy sân.)
(Cảm hứng ngày xuân)
Nào đã mấy nhà thơ xưa nhắc đến cây xoan bên cạnh những thứ như mai, lan, cúc, trúc là những thứ cây, hoa quen gặp ở những bức tranh tứ bình? Thế mà Nguyễn Trãi đã miêu tả hoa xoan với ngòi bút thật lãng mạn, tinh tế. Tuy nhiên với thơ chữ Hán, ông vẫn bị hạn chế nhiều trong việc miêu tả hiện thực cụ thể và sinh động của cảnh vật đất nước, của đời sống nhân dân. Sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc, sự hạn chế ấy được vượt qua và ơng đã có thể nói về quê hương một cách giản dị và thắm thiết nhất.
Những cỏ cây nhỏ bé ấy xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi đã góp phần tạo nên một sự cảm nhận hết sức rõ ràng và sống động về hình ảnh làng quê Việt Nam thanh bình, êm ả với những nét đơn sơ, giản dị, thật gần gũi, quen thuộc. Điều đó, cũng tạo nên tính dân tộc sâu sắc, nhuần nhị trong thơ Nguyễn Trãi khi miêu tả cụ thể và sinh động vẻ đẹp dân dã, đời thường trong cuộc sống hằng ngày của chốn làng quê Việt Nam.
Không chỉ miêu tả rau cỏ, sản vật trong tự nhiên, nhà thơ còn chú ý đến những chi tiết độc đáo riêng, làm nên điểm nhấn cho vẻ đẹp của cỏ cây. Cây chuối với những tàu lá xanh non cuộn lại như “bức tình thư” cịn phong kín đợi gió xn đến mở:
Tình thư một bức phong cịn kín Gió nơi đâu gượng mở xem.
(Ba tiêu)
Tàu lá chuối non trong đêm xuân êm ả chưa bung tỏa mà vẫn cuộn tròn e ấp. Hình ảnh ấy qua con mắt thi vị của nhà thơ chợt trở thành bức thư tình của cây chuối được tự nhiên phong kín và chờ đợi gió xn đến để “gượng mở xem”. Động thái “gượng” trở thành từ đắt và sáng nhất trong hai câu thơ. Nó khơng chỉ thể hiện sự trân trọng của nhà thơ với cảnh vật mà cịn đưa đến góc quan sát mới cho người đọc khi liên tưởng đến tâm trạng của đơi lứa khi đang u. Thật là một hình ảnh đẹp và thú vị đến diệu kỳ.
Nếu tàu chuối có vẻ ngồi non tơ, xanh mướt như lá thư tình của cơ gái thanh xn thì cây mía với lớp vỏ ngoài màu hung được trồng trong vườn nhà đã trở thành thứ nước giải khát tuyệt vời trong cuộc sống lao động hàng ngày của tác giả:
Viện xuân đầm ấm nắng sơ soi Áo tế hung hung thuở mặc thơi. Ăn nước kìa ai được thú
Lần từng đốt mới hay mùi.
(Giá)
Chỉ với bốn câu thơ, Nguyễn Trãi đã miêu tả đặc sắc hình ảnh của cây mía vốn rất quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam. Nhìn cây mía cao, thẳng với lớp vỏ ngồi nâu, nhà thơ thấy chúng giống như những thầy cúng mặc đồ tế màu nâu – “áo tế hung hung” trong các lễ cúng, lễ tế xưa. Trái ngược với vẻ ngồi, cây mía trong những tháng ngày xn lại cho ra đời thứ nước ngọt lịm, bổ mát. Cái vị ngọt thơm thấm đậm theo từng đốt mía khiến nhà thơ cảm nhận được thứ nước uống trong lành, thanh tao từ tự nhiên đồng thời cũng góp phần làm giải tỏa những mệt nhọc trong công việc lao động của mọi người.
Cây hoè xum xuê trong mùa hè, cành lá chen nhau vươn mình che rợp mát một góc vườn đã trở thành nơi nghỉ mát của nhà thơ trong những ngày nắng oi ả:
Có thuở ngày hè trương tán lục, Đùn đùn bóng rợp cửa tam cơng.
(Hịe)
Nếu như trong mùa xn, cây hịe với chùm bông trắng ngọt tao nên ý vị tinh khôi, nhẹ nhàng, khiến người thưởng thức phải nao lịng thì trong mùa hạ, cây hịe lại xuất hiện với hình ảnh tán lá vươn ra mạnh mẽ. Cụm từ “đùn đùn” diễn tả một sự phát triển trong nội tại của cây được thôi thúc nhanh, mạnh. Hình ảnh cây hịe khơng chỉ gợi lên được nét khỏe khoắn ẩn chứa sức sống tràn trề mà còn cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, tinh nhạy của nhà thơ đối với vạn vật trong tự nhiên.
Hay cây hoàng tinh được trồng khiêm tốn nơi một rẻo đất thừa nhưng lại cho vị thuốc dân gian quý báu:
Ai rặng túi thầy chăng đủ thuốc Hay vườn đã có vị trường sinh.
(Hồng tinh)
Đây là một giống cây thuốc có củ được làm thành bột ăn rất mát, người ta gọi là hồng tinh vì củ của nó có màu vàng, củ nằm dưới đất do tinh khí của đất sinh ra. Theo Đơng y, cây hồng tinh có tác dụng bổ máu và kéo dài tuổi thọ, người ta thường lấy thân và củ để làm vị thuốc chữa bệnh hay bồi bổ cơ thể. Trong sách thuốc của Đạo gia, hoàng tinh là vị thuốc để sống lâu. Chính vì tác dụng của cây hoàng tinh, Nguyễn Trãi đã nhìn thấy nó như một “vị thuốc trường sinh” quý báu trong vườn nhà, hơn hẳn mọi thứ trong túi thuốc của thầy lang.
Nếu cây hoàng tinh được Nguyễn Trãi ví như vị thuốc trường sinh thì cây thiên tuế lại chính là vị “tiên thụ” (cây tiên) nghìn tuổi xuất hiện trong khu vườn tác giả:
Ngày ngày đã có tiên làm bạn Đưa thuốc tiên lai chẳng phải xin.
Cây thiên tuế xanh mướt với những tán lá gai nhọn trở thành một thành viên không thể thiếu trong thế giới cỏ cây của nhà thơ. Nhìn cây thiên tuế, Nguyễn Trãi dường như đã có một người bạn tiên, mỗi ngày ln đến chơi và đưa thuốc tiên cho mình. Nhà thơ thật hài hước và dí dỏm khi miêu tả lồi cây này như thế, có lẽ vì tên gọi của nó là “thiên tuế” (nghĩa là ngàn tuổi) nên mới ví loại cây này như ơng tiên nghìn tuổi chăng?
Hình ảnh hoa nhài với hương thơm nhẹ mát trong đêm trăng mùa xuân gợi liên tưởng về “kẻ hồng nhan” với môi son và má phấn “hây hây”:
Mài son bén phấn hây hây
Đêm nguyệt đưa xuân một nguyệt hay. Mấy kẻ hồng nhan thời bạc phận Hồng nhan kia chớ cậy mình thay.
(Mạt lỵ)
Khơng như một số lồi hoa khác, hoa nhài có đặc tính nở về đêm và héo úa vào buổi sáng. Có lẽ, chính vì điều này, mà Nguyễn Trãi đã ví nó như những người phụ nữ đẹp ngày xưa đồng thời cũng thương cảm số mệnh “hồng nhan bạc phận” của họ.
Hoa mộc trong sự tạo tác của thiên nhiên, khơng được tồn vẹn như một số loài hoa khác. Chúng dù “kém sắc” nhưng lại được ban tặng hương thơm đặc trưng của riêng mình:
Trời sinh vật vẫn bằng người Nếu được thơm tho thiếu tốt tươi.
(Hoa mộc)
Và có cả cây hoa dâm bụt mọc ở bờ rào soi mình xuống ao nước với một sắc hồng giản dị mà thanh tao:
Ánh nước hoa in một đóa hồng Vẫn nhơ chẳng bén, bụt là lịng.
(Mộc cận)
Hoa dâm bụt khơng chỉ điểm tơ cho khơng gian hiện thực mà cịn tạo nên vẻ hư ảo cho không gian mặt nước. Mặt nước ao yên tĩnh như tấm gương phản chiếu
sắc đỏ của hoa dâm bụt khiến nó trở nên tinh khiết và rạng rỡ hơn. Từ tên gọi của cây, nhà thơ lấy từ “bụt” để nói về ơng Bụt. Ơng Bụt ở đây là đức Phật. Trong kinh Phật có nói về triết lý “tâm khơng” (tâm trống rỗng), khuyên con người không nên bám trụ vào đâu cả, bởi vì tất cả sự vật trên thế gian đều khơng có thực tướng. Hình ảnh hoa dâm bụt dưới nước tinh khiết khơng vết nhơ ấy chính là cái “tâm khơng” và cũng chính là bản tính “bụt là lịng” của nó.
Cái đẹp mang nét dân dã, bình dị của cỏ cây đều là những hình ảnh quen thuộc của quê hương, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong tồn bộ tập thơ viết bằng chữ Nơm của Nguyễn Trãi, hình ảnh cỏ cây xuất hiện khá nhiều, nhất là những cỏ cây đời thường trong cuộc sống lao động. Qua khảo sát 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, chúng tơi nhận thấy có 107 bài thơ xuất hiện hình ảnh cỏ cây, bao gồm tùng, cúc, trúc, mai, sen, lan… và các loại cây cỏ bình dân như ổi, mía, đậu, kê, khoai, núc nác, mồng tơi, dọc mùng, bèo, rau muống…. Cả hai loại này chúng tơi xin tạm gọi lần lượt là nhóm cây cao q và nhóm cây bình dị, đời thường và có lập bảng thống kê về tần số xuất hiện của chúng như sau:
Bảng 2.1. Thống kê về tần số xuất hiện của nhóm cây cao quý
STT Tên gọi Tần số (số lần xuất hiện) 1 Trúc 36 2 Mai 32 3 Cúc 22 4 Đào 13 5 Thông 10 6 Tùng 7 7 Sen 7 8 Lan 6 9 Huệ 1 10 Mẫu đơn 1 Tổng lần xuất hiện 135
Bảng 2.2. Thống kê tần số xuất hiện của nhóm cây bình dị, đời thường STT Tên gọi Tần số (số lần xuất hiện) 1 Cây mận 6 2 Cây hòe 5 3 Cây liễu 5 4 Cây quýt 3 5 Cây cam 2 6 Muống 2 7 Mồng tơi 2 8 Kê 2 9 Khoai 1 10 Đậu 1 11 Núc nác 1 12 Niềng niễng 1 13 Dọc mùng 1 14 Mấu ấu 1 15 Cây vầu 1 16 Bèo 1 17 Cây ổi 1 18 Cây ngô đồng 1 19 Cây quế 1 20 Cây mía 1 21 Cây dâm bụt 1
22 Cây đa già 1
23 Cây cam đường 1
24 Cây dương 1
25 Cây chuối 1
27 Cây thiên tuế 1 28 Cây dâu 1 29 Cây thạch lựu 1 30 Cây quất chè 1 31 Hoa nhài 1 32 Hoa mộc 1
33 Hoa trường yên 1
Tổng lần xuất hiện 52
Qua việc thống kê tần số xuất hiện của hai nhóm cây này qua bảng 2.1 và bảng 2.2, chúng tôi thấy rằng: trong số 107 bài thơ thì nhóm cây cao q có số lần xuất hiện nhiều hơn so với nhóm cây bình dị, đời thường. Tuy nhiên khi xét về số lượng thì nhóm cây bình dị, đời thường lại nhiều hơn nhóm cây cao quý. Điều này cho thấy nhóm cây đời thường này rất được ưa chuộng và được Nguyễn Trãi đưa vào thơ với tình cảm gần gũi, thân thiết. Đồng thời, qua việc khảo sát, có thể nhận thấy nhóm cây cao quý thường được sử dụng để biểu tượng cho phẩm chất, tính cách con người, cịn nhóm cây bình dị thì gắn với đời sống thực tế của nhà thơ lúc lui về quê nhà vui thú điền viên. Tóm lại, qua việc khảo sát hai nhóm cây trên, dù số lượng và tần số xuất hiện không đồng đều, nhưng lại cho thấy được một thế giới cỏ cây đa dạng với vẻ đẹp tự nhiên, muôn màu muôn vẻ trong thơ Nôm của Ức Trai.
Cuộc sống hằng ngày gần gũi với nhân dân, cùng “cày ruộng cuốc vườn”, “vãi đậu kê”, “ương lan”, “hái cúc”, Nguyễn Trãi dường như đã thu hết tâm hồn mình vào những sự vật nhỏ bé đơn sơ, cùng trải nghiệm quá trình sinh trưởng của nó. Đó là một điều tất yếu, bởi lẽ khi đã từ quan về ở ẩn, đối diện với Nguyễn Trãi lúc này ít khi là những cảnh trí hùng vĩ, to lớn của đất nước, mà thường là những hình ảnh quen thuộc, thân thương của xóm làng, đồng ruộng, vườn ao. Đó cũng khơng phải là hình ảnh “phong, hoa, tuyết, nguyệt” hay “xuân, lan, thu, cúc” vốn đã bị cơng thức hóa, ước lệ hóa mà là những hình ảnh chân thực sinh động, gần gũi với cuộc sống nhân dân. Và thiên nhiên cũng chính vì thế mà hiện lên với vẻ bình dị, mộc mạc nhưng rất hồn nhiên, thú vị.
Mặc dù trong tập thơ Nôm, Nguyễn Trãi vẫn nói về tùng, cúc, trúc, mai, vẫn khen ngợi chúng như nhiều người đi trước thế nhưng không mấy ai như ông, đã trực tiếp đưa những cỏ cây đời thường vào trang thơ với sự thân tình đặc biệt.
Ông đặt chúng cạnh bên nhau, hài hịa khơng phân biệt đẳng cấp:
- Áng cúc lan chen vãi đậu kê
(Thuật hứng, bài 3)
- Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
(Thuật hứng, bài 24)
Hầu như trong văn học trung đại thời bấy giờ chưa có ai làm được như Nguyễn Trãi, mãi đến khoảng bốn trăm năm sau khi ơng mất, những hình ảnh này mới xuất hiện trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, và tiêu biểu nhất là thơ ca nói về đời sống thực…Chẳng hạn như trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, vẻ đẹp giản dị, gần gũi của cỏ cây được tác giả đưa
vào trong thơ bằng cách nói rất tự nhiên:
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trị tiếp khách, trầu khơng có Bác đến chơi đây, ta với ta.
Vẻ đẹp hồn nhiên, sinh động của cây cỏ đời thường vốn xa lạ với văn chương bác học nhưng lại được hai nhà thơ đưa vào một cách rất tự nhiên, tài tình trong những vần thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Riêng Nguyễn Trãi, trong cuộc sống hằng ngày, đối với mỗi loại cỏ cây, ông luôn quan sát chúng bằng tấm lịng u thương, từ đó thấy được hình dáng, vẻ đẹp riêng biệt của từng loại, nhất là khi nhìn thấy chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với con người. Chính sự đồng cảm