Tình cảm trìu mến, yêu thương, trân trọng thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới cỏ cây trong thơ nôm nguyễn trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 84 - 89)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.1. Thế giới cỏ cây trong thái độ ứng xử với tự nhiên

3.1.2. Tình cảm trìu mến, yêu thương, trân trọng thiên nhiên

Thiên nhiên bao giờ cũng là đối tượng thẩm mỹ cảm của thi nhân. Người xưa viết nhiều về thiên nhiên và xem nó như là thước đo cho mọi vẻ đẹp. Tuy nhiên, cái đẹp ở đây không phải là vẻ đẹp của chính nó mà là vẻ đẹp được bao phủ bởi nhân cách, phẩm tính con người. Người xưa thường nhìn thiên nhiên với tâm thế của chủ thể, dù có biểu hiện yêu thiên nhiên, tạo vật nhưng nhìn chung đa số họ chưa có những hành động cụ thể với tình u đó. Nhưng với Nguyễn Trãi, mỗi khi đọc thơ Nơm của ơng, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy một tình yêu tha thiết, nồng hậu, xen lẫn sự trân trọng, trìu mến với vạn vật. Cỏ cây dù chỉ là một phần nhỏ trong tự nhiên, nhưng nhà thơ lại dành cho chúng tình cảm yêu thương sâu sắc. Cỏ cây với Nguyễn Trãi dường như khơng cịn phân biệt giữa thân phận “hữu tri hữu giác” và “vô tri vô giác” mà đã trở nên thân thuộc, gần gũi như anh em, bạn bè, đồng đẳng với nhau:

- Trúc mai bạn cũ họp nhau quen

Cửa mận tường đào chân ngại chen.

(Thuật hứng, bài 1)

- Áng cúc thông quen vầy bầu bạn

Cửa quyền quý ngại lượm chân tay

(Tự thán, bài 5)

Trúc, mai, cúc, thông là những người “bạn cũ” thân thiết trong thời gian sống nhàn ẩn của Nguyễn Trãi. Chúng bầu bạn, thấu hiểu tâm tình của nhà thơ, cịn nhà thơ thì yêu quý trân trọng chúng. Lối sống hịa mình vào tự nhiên sẽ thật buồn tẻ khi khơng có những người bạn như thế. Trong cách miêu tả của Nguyễn Trãi, dường

như thế giới cỏ cây đã trở thành một không gian riêng biệt bao bọc, chở che cho nhà thơ tránh khỏi những tị hiềm, ganh đua của cuộc sống quyền quý, danh lợi chốn quan trường, nơi mà cái “tục” vẫn thường xuyên tiếp diễn.

Không chỉ nhắc đến cỏ cây, Nguyễn Trãi còn nhắc nhiều đến vượn, hạc, mây, trăng, núi,… và xem chúng như hàng xóm, láng giềng, anh em, con cháu thân thuộc trong nhà:

Nghìn hàng cam quýt con đòi cũ Mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân.

(Tự thán, bài 32)

Trong cách nói u thương, Nguyễn Trãi khơng chỉ được “nghìn hàng cam qt” phục vụ cuộc sống mà cịn có những người đốn củi và đánh cá là bạn thân. Trong thơ Nôm, đâu đâu cũng thấy tình cảm mến u, trân q của ơng với tự nhiên và mây núi, chim, trăng đã đi vào trong thơ với những vai vế khác nhau:

- Núi láng giềng, chim bậu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh tam.

(Thuật hứng, bài 19)

- Láng giềng một áng mây bạc

Khách khứa hai ngàn núi xanh.

(Bảo kính cảnh giới, bài 42)

Trong không gian Côn Sơn, bao bọc xung quanh nơi Nguyễn Trãi sống là núi, mây, trăng, thông, trúc, chim mng. Những người hàng xóm, khách khứa, bạn bè ấy hịa thuận, quấn qt, cùng trị chuyện với nhà thơ trong cơng việc hằng ngày và trong những lúc vui chơi nhàn tản. Nhà thơ thậm chí thấy chúng thân thiết chẳng khác con cháu trong nhà:

Cò nằm hạc lẩn nên bầy bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con.

(Ngơn chí, bài 20)

Có nhiều lúc thế giới cỏ cây đã hịa làm một với con người, mang bóng dáng tâm hồn Ức Trai. Cây tùng với sự kiến tạo “hổ phách, phục linh, thuốc trường sinh” đã trở thành những thứ quý báu để giúp ích cho dân, cho đất nước: “Dành còn để

trợ dân này” (Tùng, bài 3). Cây đa già trả qua nhiều sương gió vẫn vững chắc, sừng

sững vươn hết sức lực của mình để che mát cho dân: “Tuy đà chửa có tài lương đống/ Bóng cả như cịn rợp đến dân” (Lão dung)…

Chính trên cơ sở hịa mình vào tự nhiên vạn vật, Nguyễn Trãi đã khám phá được những giá trị nhân văn mà chưa có nhà thơ nào trước và cùng thời đại ơng làm được. Đó là nhận ra được mối thâm tình giữa con người và thế giới tự nhiên. Có lẽ từ khi cịn nhỏ, được sống với ơng ngoại ở núi rừng Côn Sơn đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu nặng của ơng với nơi đây. Vì thế mà nhà thơ thường xem chúng như người thân của mình. “Ngọn núi quê ấy đã trở thành “cố sơn” và cây, đá, gió, trăng…đã trở thành bạn cố giao. Bất kì ở đâu, thiên nhiên với Nguyễn Trãi vẫn không xa lạ mà là bạn cũ, anh em, người thân, thậm chí nhiều lúc như thể người yêu.” (Đồn Thị Thu Vân chủ biên, 2009).

Tình cảm sâu nặng của Nguyễn Trãi với thiên nhiên không chỉ dừng lại ở ý thức xem thiên nhiên là người bạn cố tri, cố giao mà đã được nâng lên một bước cao hơn là hình thành một cung cách ứng xử với tự nhiên qua thái độ trân trọng, u thương, trìu mến. Đó là thái độ tơn trọng sinh mệnh của cỏ cây, vạn vật trong tự nhiên.

Với niềm mến thương thiên nhiên, Nguyễn Trãi nâng niu từng sự vật nhỏ bé đồng thời cũng cảm thương cho những sinh mệnh mong manh đã tàn úa, héo mịn:

Viện có hoa tàn chăng qt đất, Nước cịn nguyệt hiện, sá thơi chèo.

(Mạn thuật, bài 10)

Thấy hoa tàn rụng trước thư hiên khơng dám qt sân vì sợ vùi dập những cánh hoa; thấy trăng cịn in bóng nơi dịng suối khơng nỡ khua mái chèo vì sợ làm tan vỡ vầng trăng. Thế nhưng, ngay trong chính khoảnh khắc rơi rụng, nhà thơ đã kịp thời thấy được vẻ đẹp diệu kỳ của cánh hoa, dù chỉ là thoáng qua nhưng lại trở thành vĩnh cửu :

Mai rụng hoa đeo bóng cách song.

Bằng sự quan sát tinh tế, hình ảnh “hoa đeo bóng cách song” hiện ra thật mới lạ trong thơ Nguyễn Trãi. Những cánh hoa mai trắng lơi lả tả từ cành trên nhưng vẫn còn dạt dào sự sống, chúng cố gắng vương đeo ở những cành dưới. Hình ảnh đẹp đẽ ấy được nhà thơ nhìn thấy qua song. Với cái nhìn thi vị và đầy xúc cảm, hoa mai đã tạo nên vẻ đẹp riêng biệt ngay trong chính sự rơi rụng, đó là vẻ đẹp của sự kiên cường, bền bỉ.

Nguyễn Trãi yêu hoa, yêu cây, đến nỗi u ln cả bóng của chúng. Những cái bóng cây mờ ảo, lung linh nhưng lại hiện lên vẻ đẹp cuốn hút, động lịng người:

- Lại có một cành ngồi ấy lẻ

Bóng thưa ánh nước động người vay.

(Mai, bài 2)

- Lại có hịe hoa chen bóng lục

Thức xn một điểm não lịng nhau.

(Hạ cảnh tuyệt cú)

Cái bóng của vạn vật là hình ảnh phản chiếu của cái chân thực và đồng thời nó khơng có hương vị, màu sắc. Thế nhưng, trong cái nhìn của nhà thơ, bóng cây mai hiện dưới mặt hồ cũng có vẻ đẹp khơng kém hình ảnh chân thực của chúng, cịn bóng cây hịe lại đậm đà màu xanh lục. Sắc xanh của bóng lá hòe và sắc trắng của hoa hòe trỗi dậy trong mùa xuân khiến người ngắm nhìn cũng phải nao lịng, xúc cảm.

Đối với nhà thơ, trúc mai không chỉ đẹp ở sức sống mãnh liệt mà chúng còn là “cành ngọc”, “cháu rồng” của thế giới tự nhiên:

Mai chăng bẻ, thương cành ngọc Trúc nhặt vun, tiếc cháu rồng.

(Thuật hứng, bài 5)

Ức Trai không nỡ bẻ nhánh mai vì thương cho “cành ngọc”, năng vun bón gốc trúc vì quý giống “cháu rồng”. Cành ngọc và cháu rồng ấy đều là tạo hóa sinh ra và được ban tặng cho sự sống. Nguyễn Trãi tiếc thương và nâng niu sự sống của vạn vật đến nỗi khi nhìn thấy lá trúc rơi đầy trên con đường gần bờ suối, nhà thơ

khơng đành lịng giẫm đạp mà quét trúc sang một bên để tiếp tục cuộc thưởng ngoạn:

Quét trúc bước qua lịng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng.

(Ngơn chí, bài 15)

Dưới cái nhìn u thương, gần gũi của Nguyễn Trãi, vạn vật trong tự nhiên đã trở thành một thế giới sống động, có tâm hồn, có hơi thở, cử động. Mỗi lồi đều có cuộc sống riêng, với nếp sinh hoạt phong phú giống con người:

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ, màu thâu đêm. Tình thư một bức phong cịn kín Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Ba tiêu)

Cũng chính vì tình u thương và lối sống hịa mình với tự nhiên, Nguyễn Trãi đã có những vần thơ đầy xúc cảm về cảnh trí thiên nhiên bình dị của làng quê:

Thu om, cửa trúc mây phủ

Xuân tĩnh, đường hoa gấm phong.

(Thuật hứng, bài 11)

Mùa thu yên tĩnh tạo nên không gian êm ả trong ngõ trúc, với mây nhẹ phủ bao quanh. Cũng xóm làng ấy, trong ngày xuân êm đềm tĩnh lặng, con đường quê nở rộ những khóm hoa xuân như trải một lớp gấm rực rỡ, tươi thắm sắc màu. Chỉ là cảnh vật thơn q rất bình thường, nhưng qua con mắt hữu tình của nhà thơ, mỗi ngày là mỗi mới lạ, mỗi khoảnh khắc đều có ý vị riêng.

Trong cái nhìn hướng về tự nhiên, việc tôn trọng quy luật tự nhiên của tạo vật trong trời đất cũng là cách thức thể hiện tình cảm quý mến của Nguyễn Trãi:

Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá, Rừng tiếc chim về ngại phát cây.

(Mạn thuật, bài 6)

Nhà thơ khơng câu cá vì muốn cho mặt ao n tĩnh để có thể thưởng thức ánh trăng. Hơn nữa, ơng đã từng nói: “Lịng hiếu sinh nhiều cá ngại câu” (Tự thuật,

bài 10). Nhà thơ cũng khơng muốn chặt cây trong rừng vì sợ làm mất đi ngơi nhà an lành của lồi chim và khơng còn được thấy cảnh chim về tổ ấm mỗi buổi hồng hơn. Thật là một thái độ sống đẹp và đầy giá trị nhân văn.

Như vậy, với tình cảm yêu thương, trìu mến thiên nhiên, Nguyễn Trãi đã làm sáng lên sự gắn bó mật thiết giữa con người và tự nhiên. Thiên nhiên trong thơ Nôm của ơng bao giờ cũng tràn ngập sự hài hịa, gắn kết giữa các thành viên với nhau. Cỏ cây, hoa lá, chim mng, núi, mây, gió, trăng…đều là những thực thể sinh động có tâm hồn, có tình cảm. Nhà thơ dành cho chúng tất cả tấm lòng yêu thương, trìu mến và trân trọng. Nguyễn Trãi đã lắng nghe một cách sâu sắc tiếng nói từ tự nhiên. Phải lắng nghe, đồng điệu thì mới có thái độ yêu thương, trìu mến, trân trọng tự nhiên như thế. Cách ứng xử với tự nhiên của Nguyễn Trãi không chỉ biểu hiện cái tư tưởng cốt lõi của phê bình sinh thái mà cịn đưa đến một bài học quý báu về thái độ gìn giữ và trân trọng thiên nhiên cho con người thời nay. Bởi lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên đưa đến“một sự tôn trọng nhất định và một nghĩa vụ chung của nhân loại

gắn kết chúng ta khơng chỉ với những con vật vốn có cuộc sống và tình cảm, mà cịn với cả cỏ cây. Chúng ta cần công lý cho con người, và cần thiện ý cũng như sự nương nhẹ đối với các tạo vật khác, vốn cũng có khả năng như vậy. Có một mối liên hệ nào đó giữa chúng và chúng ta, một sự rằng buộc lẫn nhau nào đó.” (Trần Thị

Ánh Nguyệt, Lê Lưu Oanh, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới cỏ cây trong thơ nôm nguyễn trãi dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)