Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.3. Lý luận về phê bình sinh thái trong văn học
1.3.1. Khái lược lý luận phê bình sinh thái
Phê bình sinh thái xuất hiện vào cuối thế kỷ XX, được “khởi phát ở Mĩ vào thập niên 80, ở Anh vào thập niên 90” (Hoàng Tố Mai chủ biên, 2017). Khuynh
hướng nghiên cứu này vốn được manh nha từ thời kỳ chủ nghĩa tư bản – khi mà con người bắt đầu tàn phá môi trường tự nhiên để phục vụ cho những lợi ích của mình. Những dấu hiệu về nguy cơ sinh thái được nhắc đến khá nhiều qua các diễn ngôn lãng mạn trong văn học của một số nước. Như vậy, theo sự thúc đẩy phát triển của của thời đại và tính cấp thiết của môi trường tự nhiên, phê bình sinh thái từ một phong trào lẻ tẻ, rời rạc đã dần thống nhất trở thành khuynh hướng nghiên cứu văn học và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Phê bình sinh thái (Ecocriticism) cịn được các nhà nghiên cứu định danh
với nhiều tên gọi khác như: Phê bình văn hóa xanh (Green cultural studies), Phê bình xanh (Green studies), Phê bình văn học và môi trường (Enviromental literary
criticism), Nghiên cứu văn học và môi trường (Studies of literature and eviroment),
Thi pháp sinh thái (Ecopoetics), Sinh thái học văn học (Literary ecology). Tuy
nhiên, dù được gọi với nhiều tên khác nhau nhưng đa số các nhà nghiên cứu vẫn ưa chuộng tên “phê bình sinh thái” hơn. Theo Cheryll Glotfelty, thuật ngữ “phê bình sinh thái” sở dĩ được u thích bởi vì nó ngắn gọn và dễ tạo thành hai dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) và ecocritic (nhà phê bình sinh
thái). Bên cạnh đó, các nhà phê bình cũng quan tâm nhiều hơn đến tiền tố “eco-” (sinh thái) hơn tiền tố “eviro-” (mơi trường), bởi vì xét theo nghĩa rộng, tiền tố “eco-” (sinh thái) mang ý nghĩa vạn vật trong cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một hệ thống hịa hợp, gắn bó mật thiết với nhau. Ngược lại, tiền tố “enviro-”
(môi trường) lại mang quan điểm nhị nguyên, chia rõ con người là trung tâm, còn tất cả mọi thứ xung quanh là môi trường.
Trên thế giới, có rất nhiều học giả đã đưa ra định nghĩa phê bình sinh thái. Ở châu Âu và châu Mỹ có năm định nghĩa của các học giả James S. Hans, Scott Slovic, Cheryll Glotfelty, William Howarth, Lawrence Buell có ảnh hướng lớn tới giới phê bình sinh thái. Trong số các giới định trên, thì định nghĩa của Cheryll Glotfelty được chú ý và tiếp nhận nhiều hơn cả bởi nó khơng chỉ dễ hiểu mà cịn tóm lược được phần lớn nội dung phê bình sinh thái, có tính hịa hợp về tư tưởng rất mạnh. Theo bà “Phê bình sinh thái là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên”, “Với tư cách là một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đứng một chân ở văn học, một chân ở trái đất; với tư cách là một diễn ngôn lý thuyết, nó làm hài hịa mối quan hệ giữa nhân loại và thế giới phi nhân loại”. Cũng trong định nghĩa này, Cheryll Glotfelty còn bổ sung: “Phê bình sinh thái mang đến một phương pháp nghiên cứu văn học lấy trái đất làm trung tâm (earth-centered)” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017).
Theo định nghĩa này, có thể thấy Cheryll Glotfelty đã vạch ra sứ mệnh quan trọng của phê bình sinh thái là tiến hành xem xét mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên với mục đích thẩm định lại văn hóa nhân loại, truy tìm nguồn gốc phê phán văn hóa, tư tưởng dẫn tới nguy cơ sinh thái. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu các văn bản văn học, phê bình sinh thái phải đặt chúng trong hệ thống sinh thái để thấy được tính thẩm mỹ và tính nghệ thuật. Ngồi ra, định nghĩa của bà còn chú trọng đến tư tưởng chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái và thẩm mỹ sinh thái với vai trò làm hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Dù bao hàm được tính lý luận nhưng định nghĩa của Cheryll Glotfelty còn tồn tại sự nhập nhằng giữa các giới thuyết “sinh thái” – “môi trường”, “một chân ở văn học” – “một chân ở trái đất”, khiến cho nhiều học giả cịn mơ hồ về phương pháp nghiên cứu.
Phê bình sinh thái không chỉ được các nhà nghiên cứu phê bình Âu Mỹ định nghĩa mà ở Châu Á, học giả Vương Nặc (Trung Quốc) cũng đưa ra định nghĩa:
“Phê bình sinh thái là phê bình văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên từ định hướng tư tưởng của chủ nghĩa sinh thái, đặc biệt là chủ nghĩa chỉnh
thể sinh thái. Nó phải phơi bày nguồn gốc văn hóa tư tưởng của nguy cơ sinh thái được phản ánh trong tác phẩm văn học, đồng thời khám phá thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Định
nghĩa của Vương Nặc được phát triển từ năm định nghĩa của các học giả Âu, Mỹ. Song khi so với định nghĩa của Cheryll Glotfelty thì chúng tơi thấy được vài nét giống nhau. Thứ nhất, cả hai định nghĩa đều vạch rõ sứ mệnh quan trọng của phê bình sinh thái là xem xét mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên, thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa, tư tưởng nhân loại, chỉ ra căn nguyên dẫn đến nguy cơ sinh thái. Thứ hai, phê bình sinh thái lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm tư tưởng cốt lõi, chuyển hướng nghiên cứu “con người làm trung tâm” sang “sinh thái làm trung tâm”. Cuối cùng, phê bình sinh thái chú trọng đến đặc trưng thẩm mỹ sinh thái và biểu hiện nghệ thuật của nó trong tác phẩm.
Tuy nhiên, dù giống nhau về mặt lý thuyết nhưng cả hai định nghĩa có sự khác biệt. Dù đã tổng hợp những ưu điểm và hạn chế trong định nghĩa của các nhà nghiên cứu Âu Mỹ, nhưng định nghĩa của Vương Nặc vẫn có chỗ thiếu sót vì nó chỉ
“phơi bày nguy cơ sinh thái trong tác phẩm văn học” cịn những tác phẩm khơng
chứa nguy cơ sinh thái thì khơng cần khảo sát. Điều này đã khuôn hẹp đối tượng nghiên cứu của phê bình sinh thái và bỏ qua những thành tựu lớn. Bởi đối tượng nghiên cứu của phê bình sinh thái khơng chỉ tác phẩm văn học sinh thái mà là tồn bộ các tác phẩm văn học Đơng Tây kim cổ.
Như vậy, thông qua định nghĩa của Cheryll Glofelty và Vương Nặc về phê bình sinh thái có thể thấy rằng: dù tồn tại tại những mặt hạn chế trong lý luận nhưng phải thừa nhận được sự nỗ lực trong việc tìm kiếm một định nghĩa khái quát và chính xác về phê bình sinh thái của hai học giả, giúp cho lý thuyết phê bình sinh thái bước đầu được hồn thiện. Về vai trị, phê bình sinh thái phân tích chỉ ra căn ngun về văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái. Về tư tưởng, phê bình sinh thái lấy tư tưởng “sinh thái làm trung tâm”. Về nguyên tắc thẩm mỹ, phê bình sinh thái chú trọng đến sự thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phê bình sinh thái có thể khảo sát những tác phẩm văn học sinh thái và những tác phẩm văn học Đông Tây kim cổ.
Phê bình sinh thái có hai hướng nghiên cứu là phê bình sinh thái tự nhiên và phê bình sinh thái tinh thần. Nếu phê bình sinh thái tự nhiên nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và tự nhiên thì phê bình sinh thái tinh thần lại chú trọng đến “mối
quan hệ giữa văn học và mơi trường văn hóa, tinh thần xã hội như một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà xem xét môi trường tinh thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương tác giữa mơi trường văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ” (Trần Đình Sử, 2015). Phê bình
sinh thái khi nghiên cứu văn bản văn học, bao giờ cũng chú ý đến cảm hứng phê phán và cảm hứng ngợi ca. Cảm hứng ngợi ca được thể hiện qua việc“ngợi ca vẻ
đẹp của tự nhiên, ngợi ca quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên”, còn cảm
hứng phê phán lại được biểu hiện qua việc “mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên,
và thường là thông qua phản tư và phê phán quan hệ mâu thuẫn này để thức tỉnh ý thức sinh thái, chỉ ra nguy cơ của việc con người chiếm đoạt tự nhiên, khai thác vơ độ tự nhiên chính là tự đào huyệt chơn mình” (Đỗ Văn Hiểu, 2016). Theo đó, việc
tìm ra những biểu hiện này đã trở thành cơ sở xây dựng thái độ ứng xử với tự nhiên cho nhân loại.
Ngồi ra, phê bình sinh thái còn tồn tại hai đặc trưng cần lưu ý là đạo đức sinh thái và thẩm mỹ sinh thái. Đạo đức sinh thái là một nội dung quan trọng tạo nên tính nhân văn của khuynh hướng phê bình sinh thái. Bởi nó khơng chỉ hướng con người đến với tự nhiên mà cịn xây dựng một ý thức về “mơi trường”, ý thức sinh thái, tinh thần sinh thái cho con người thời hiện đại. Trong bối cảnh sự sống của Trái đất đang bị đe dọa một cách trầm trọng, thì việc xây dựng ý thức sinh thái đã trở thành giải pháp tối ưu góp phần làm giảm thiểu những nguy cơ sinh thái bởi xét đến cùng, mục tiêu của phê bình sinh thái chính là xây dựng ý thức sinh thái.
Trong cơng trình Xây dựng đạo đức sinh thái, một trách nhiệm xã hội của con người với tự nhiên, học giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2002) đã đề xuất khái niệm
về ý thức sinh thái mới:
Ý thức sinh thái mới là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên (các yếu tố cả tự nhiên và quy luật hoạt động của chúng), về vị trí, vai
trị của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của xã hội và sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên.
Trong mối quan hệ với tự nhiên, con người phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với tự nhiên, trước hết ở việc xem tự nhiên là một đối tượng có sinh mệnh độc lập, có tình cảm, cảm xúc và cùng tồn tại trong một chỉnh thể tự nhiên hài hòa, thống nhất với con người:“Bất cứ sinh mệnh nào cũng có giá trị tồn tại bình đẳng
nhưng chỉ có con người mới có thể gánh vác trách nhiệm đạo đức tơn trọng sinh mệnh.” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017). Bên cạnh đó, phê bình sinh thái nhấn mạnh
con người và tất cả mọi sinh mệnh khác trong tự nhiên đều là những thành viên bình đẳng trong hệ thống tự nhiên. Con người không phải là chủ thể, là đấng sáng tạo của tự nhiên, cũng như thiên nhiên không phải là khách thể, là nô lệ phục vụ con người. Quan hệ giữa con người và tự nhiên là quan hệ phát triển hài hòa, cộng sinh. Con người và tự nhiên là mỗi yếu tố trong hệ thống, nếu thay đổi hay tác động vào một yếu tố sẽ dẫn đến việc mất cân đối trong hệ thống chỉnh thể sinh thái. Vì vậy, khi tìm hiểu các văn bản sinh thái, người phê bình phải nhìn thế giới tự nhiên bằng ý thức sinh thái chứ không phải bằng ý thức thẩm mỹ thông thường vốn xem thiên nhiên là đối tượng nghiên cứu của văn học, là khách thể của văn chương. Con người không thể cứ mãi theo lối sống “ngộ nhận” mặc sức cải tạo thiên nhiên, phá hoại tự nhiên để phục vụ cho những ích lợi, những ham muốn thực dụng của bản thân mà quên đi giá trị của nó là ni dưỡng sự sống cho mn lồi, trong đó có cả con người. Phê bình sinh thái đề cao tư tưởng sinh thái là trung tâm nhưng khơng có nghĩa là hạ thấp con người, mà là đề xuất thái độ sống gần gũi, gắn bó với tự nhiên, tơn trọng bất cứ sinh vật nào từ con người đến các loài động, thực vật. Con người nhất thiết cần phải hình thành ý thức sinh thái trong định hướng đạo đức sinh thái, vì chỉ có như thế, tự nhiên mới được bảo vệ trường tồn và nhân loại có thể tránh được những nguy cơ sinh thái. Như vậy, qua việc định hướng đạo đức sinh thái từ
thái độ ứng xử của con người với tự nhiên, phê bình sinh thái đã có một bước tiến quan trọng trong việc khơi phục, xây dựng ý thức sinh thái, tinh thần sinh thái.
Cùng với đạo đức sinh thái, thẩm mỹ sinh thái cũng là một khía cạnh quan trọng của phê bình sinh thái. Chủ trương của nó “là sự thống nhất hài hòa giữa con
người và tự nhiên, con người và xã hội, con người và bản thân chứ không phải là con người chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp.” (Đỗ Văn Hiểu, 2012). Theo đó, thẩm mỹ sinh thái
hướng đến vẻ đẹp mang tính tự nhiên và vẻ đẹp mang tính chỉnh thể.
Phê bình sinh thái thừa nhận một cái đẹp mang tính tự nhiên. Đó là vẻ đẹp ban sơ, ngun thủy của tự nhiên do tạo hóa ban tặng, khơng phải do sự tô vẽ, tác tạo bởi bất cứ cảm xúc chủ quan nào của con người. Tự nhiên vốn dĩ có một vẻ đẹp của riêng nó, nhưng con người do cái nhìn định kiến và lợi ích của bản thân đã biến đổi vẻ đẹp ấy thành vẻ đẹp nhân tạo cứng nhắc, xem chúng là công cụ để biểu đạt những sự ích kỷ của mình. Vẻ đẹp thẩm mỹ mang tính tự nhiên “khơng phải là sự
trừu tượng hóa trên cơ sở kinh nghiệm thẩm mỹ cụ thể, cũng không phải là thông qua đối tượng cụ thể thể hiện tư tưởng tình cảm, nhân cách của chủ thể thẩm mỹ. Trong thẩm mỹ sinh thái không tồn tại quan hệ chủ thể - khách thể, con người cảm nhận tự nhiên, thiết lập quan hệ chủ thể tương giao với đối tượng thẩm mỹ.” (Đỗ
Văn Hiểu, 2012). Trong tự nhiên, khơng có sự phân cách giữa đẹp – xấu, có ích – khơng có ích, cao – thấp… Nếu bỏ ngồi tất cả định kiến, lợi ích của con người, tự nhiên tồn tại với tất cả sự đa dạng mn màu mn vẻ như nó vốn có. Vì vậy, phê bình sinh thái phải đánh thức tâm hồn của con người để họ loại bỏ những cảm xúc cá nhân ra khỏi tự nhiên, trân trọng vẻ đẹp ban sơ của nó, thấu nhập vào tự nhiên để cảm nhận được sức hút và đánh giá đúng được vẻ đẹp của riêng nó. Bên cạnh đó, khi đã hịa làm một với tự nhiên, con người dần đạt đến trạng thái vô ngã để hưởng thụ và cảm nhận tuyệt đối với cái vô tận của tự nhiên. Con người sở dĩ không phát hiện được vẻ đẹp của tự nhiên do cái nhìn tự cao, tự đại của bản thân, chỉ khi phê bình sinh thái ra đời, nó đã giúp nhân loại nhận thức được tự nhiên, từ bỏ ái nhìn u mê, lầm lạc. Con người quên đi bản ngã để hòa nhập vào tự nhiên để phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của tạo hóa chính là phương thức của thẩm mỹ sinh thái và cũng
là tinh thần triết lý mà người đọc có thể thấy trong các học thuyết tôn giáo ở Đông phương.
Thẩm mĩ sinh thái không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp tự nhiên của sinh mệnh mà cịn đề cao đến tính chỉnh thể của các sinh mệnh trong tự nhiên. Trong hệ thống tự nhiên có nhiều yếu tố được thiết lập tạo thành chuỗi mắc xích liên đới có vai trị và vị trí ngang nhau, chúng vừa thống nhất vừa tương hỗ lẫn nhau. Con người và tự nhiên cũng là các bộ phận nằm trong tự nhiên nên ln có sự gắn bó mật thiết, tác động qua lại. Đối với thẩm mỹ sinh thái, cái hài hịa, ổn định chính là cái Đẹp, còn phá hoại cái chỉnh thể, cái ổn định là cái Xấu. Mĩ học truyền thống bao giờ cũng nhìn thiên nhiên dưới chuẩn mực của con người, đến phê bình sinh thái, chỉnh thể sinh thái lại trở thành thước đo của vạn vật. Như vậy, thẩm mỹ sinh thái vừa quan tâm đến mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, chú trọng đến sự hịa hợp, gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng tự nhiên vừa nhận chân ra những nét đẹp trong sự cộng cảm của các sinh mệnh. Đó khơng phải là sự kết nối ngắn hạn mà là một