Kiểu sự kiện khơng thể đốn trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể nghiệm hình thức tự sự trong tập ác tính (trần thị ngh) (Trang 26 - 28)

1.1. Ác tính và những kiểu sự kiện đặc biệt

1.1.2. Kiểu sự kiện khơng thể đốn trước

218 lại là một tác phẩm đặc biệt nhìn từ góc độ sự kiện: nó là một câu

chuyện chống lại những sự kiện mang tính hành động. Muốn kể chuyện, phải có một nội dung đáng để kể (và ở phía khác: đáng nghe). Sự kiện là hạt nhân

của điều đáng kể ấy. (Tất nhiên sự việc như thế nào thì đáng kể hơn so với sự việc khác, nói như Mieke Bal trong Dẫn luận tự sự học, lại do yếu tố văn hoá

thời đại quy định9). Trong các định nghĩa đã nêu, các lí thuyết gia đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận sự kiện phải thúc đẩy, thu hút, vượt biên… tóm lại là bản thân nó có điều gì khác thường đồng thời chứa đựng một điều đặc biệt làm biến đổi câu chuyện. Nhưng khi đặt chủ thể vào vị trí trung tâm, sự kiện hồn tồn có thể bị khước từ bởi nhân vật, nhất là khi hắn ta nhận ra tiềm năng sự kiện trong hành động của mình. Truyện ngắn 218 mở đầu với hai trang miêu tả cái khung cảnh “mê lộ” của chung cư nơi nhân vật ở. Song rốt cuộc cái “mê lộ” đó khơng dẫn đến bất cứ một tình tiết nào cả, ngồi việc trở thành một trở ngại khiến nhân vật khơng thể ra ngồi khi chân mình có vấn đề. Cả truyện ngắn thuật lại việc cậu thanh niên nhặt được ví, giữ và tiêu tiền trong đó suốt hai ngày rồi trả lại vì biết đó là của nhà văn mình vẫn đọc. Người ta chờ đợi một sự kiện nào đó diễn ra, nhưng rốt cuộc chẳng có gì cả: nhà văn khơng sung sướng khi được nhận lại ví (thậm chí bà cịn khơng có vẻ gì biết mình mất ví), anh thanh niên cũng khơng có bất cứ thay đổi gì sau đó. Cuộc trị chuyện diễn ra chỉ vài câu xoay quanh việc tác phẩm của nhà văn đã ảnh hưởng đến anh ra sao và ngược lại nhà văn đã phủ nhận những giá trị của tác phẩm của mình như thế nào: “Thật nguy hiểm. Tiểu thuyết chỉ là cái bóng của sự thật, dây dưa một hồi coi

chừng sự thật sẽ biến thành ảo ảnh và ngược lại.” [133, 226]. Khơng có một sự

vượt qua giới hạn nào, khơng có một điều gì diễn ra đủ đặc biệt để có thể làm nên một câu chuyện, các nhân vật luẩn quẩn trong suy nghĩ “Lẽ ra tôi đã…”

9 Trong quyển dẫn luận này, Mieke Bal đưa ra một ví dụ là việc “cưỡng hiếp”. Ở những thời kì và những xã hội đặc thù thì cưỡng hiếp là một điều bình thường đến hiển nhiên, do đó khơng có gì đáng

để kể. Ngược lại, ở xã hội của chúng ta, rõ ràng ý niệm hay sự kiện một người phụ nữ bị “cưỡng hiếp” là một hành vi vi phạm thiết chế luật pháp, đạo đức và đáng để kể.

nhưng rốt cuộc lại khơng làm. Cịn nhà văn thì tuân thủ nguyên tắc “để yên

thân, phải quyết tâm giới hạn việc thiết lập các mối quan hệ” [133, 225] nên

không tạo cơ hội cho một câu chuyện nào có khả năng ra đời. Cần lưu ý rằng ngay từ khi nhìn thấy anh thanh niên, người kể đã mô tả anh ta dưới con mắt của người sáng tác, gọi anh là “nhân vật” và vẽ ra trong đầu một câu chuyện

tưởng tượng: “Nhân vật này tự xố nhồ trong đám đơng nhưng rồi một ai đó

có thể bỗng cảm thấy tồn thân bị dịng điện 5mA giật nhẹ khi song từ trường dưng không xô ngã nhào vơ tia nhìn trực diện xốy trơn ốc, nó đâm trúng phóc chỗ có trái tim.” [133, 222]10 Nhãn quan này hàm chứa cái nhìn song trùng: cuộc đời là một câu chuyện và vì thế tồn tại những giới hạn nếu vượt qua sẽ

thúc đẩy chuyện đi xa, nghĩa là khiến người đàn bà không “yên thân” được. Câu chuyện kết thúc không do logic phát triển của tình tiết mà do ý chí của nhân vật/người kể11 khơng muốn có câu chuyện nào cả. Sự kiện ở đây vẫn là sự kiện mang tính nhận thức: nhận thức về tiềm năng của những biến đổi và ngăn cản tiềm năng đó được hiện thực hố. Tác phẩm này như thế kể về cách người ta ngăn cản một câu chuyện ra đời: bất cứ khi nào cảm thấy có điều gì sắp vượt qua giới hạn (để trở thành sự kiện, hạt nhân của truyện kể) thì phải ngưng lại ngay!

Những tác phẩm như 218 rất giống sáng tác của Raymon Caver ở chỗ nó

khơng phải một sự sắp đặt có tính gợi nghĩa mà chỉ là một đoạn tình tiết, có mở đầu có kết thúc nhưng mở đầu và kết thúc khơng khác gì nhau: các sự kiện được bày ra để khẳng định một tâm thế khơng muốn có chuyện của các nhân vật. Nhưng nếu Raymond Caver tạo ra một “bầu khơng khí nguy cơ” làm hiển lộ sự nứt vỡ tiềm tàng từ đầu câu chuyện thì ở một số truyện của Trần Thị NgH, những tình tiết chứa đựng tiềm năng phát triển thành sự kiện bị dập tắt bởi nhân vật, nói cách khác, nhân vật từ chối sự kiện. Ở đây, ta nhận ra một chiến lược kể chuyện gây thất vọng cho những suy đoán của người đọc: mặc

10 Người kể là kẻ thuật lại câu chuyện và đối với truyền thống văn chương tiền hậu hiện đại, anh ta

phải đảm bảo tính chân thực của điều mình kể ít nhất là trong thế giới hư cấu anh ta tồn tại. Khi đề cập đến người sáng tác, chúng tơi muốn nói đến kẻ sáng tạo nên câu chuyện, cơng khai nói rằng điều mình kể chỉ là hư cấu và nhân vật trong câu chuyện chỉ là bịa. Ở đoạn được trích, rõ ràng người kể đang hư

cấu một câu chuyện vụt qua trong đầu khi mơ tả anh thanh niên mà trong đó anh chính là nhân vật.

cho những hình dung, dự đốn của ta về diễn biến tác phẩm, rốt cuộc khơng có điều gì xảy ra cả. Điều này ngược lại với tác phẩm Thư gửi Mina (Thuận). Trong tiểu thuyết này, nhân vật “tơi” cứ có bất cứ manh mối nào về những điều đang theo đuổi, cô cũng thêu dệt nên một câu chuyện, rốt cuộc khi có thêm dữ kiện mới, câu chuyện cũ khơng cịn đúng, cơ lại tiếp tục suy đoán, hư cấu ra những câu chuyện khác. Sự sai khác giữa hiện thực và hư cấu mỗi lúc lại thúc đẩy nhân vật tiếp tục tìm kiếm, và do đó, vượt biên – tức là tạo sinh sự kiện. Ngoài những tác phẩm làm rối rắm suy nghĩ của chúng ta về hiện thực và hư cấu với chằng chịt những lối đi trong kết cấu, cũng có những tác phẩm đổi mới theo một kiểu khác: chẳng có câu chuyện nào cả, chẳng có sự kiện nào cả, đơn giản vì người kể khơng muốn kể hay nhân vật không muốn xảy ra chuyện.12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể nghiệm hình thức tự sự trong tập ác tính (trần thị ngh) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)