3.1. Truyện kể vượt khung
3.1.2. Khi “nhân vật hư cấu” bước vào “thế giới thực”
Pianisimo là truyện ngắn thể hiện mức độ “vượt khung” cao hơn: không chỉ
ranh giới giữa thực và hư cấu biến mất mà nhân vật trong thế giới hư cấu còn
bước vào thế giới “thực” và kể chuyện cho nhân vật ở thế giới thực nghe. “Trong các văn bản phi hiện thực, việc vượt qua các rào cản khơng gian là có
thể, và thực sự là một đặc điểm của các câu chuyện hậu hiện đại trong đó người đọc nhận ra sự vi phạm là một phần của trải nghiệm đọc”. [52] Tác
phẩm kể về cuộc gặp gỡ giữa nhân vật Em và Frances. Frances trong câu chuyện này có những nét tương đồng với nhân vật Frances trong truyện ngắn
Một tai nạn của Alice Munro, chính tác giả (Trần Thị NgH) cũng chú thích để
30 Khái niệm này có nguồn gốc từ triết học Hegel, được phát triển bởi Marx, ở đây chỉ sự xa lạ của con người với chính mình.
hướng về một sự đối chiếu giữa hai nhân vật này. Frances trong cả hai tác phẩm xuất hiện trong thư viện, yêu một người đàn ông tên Ted Makkavala, làm tình cùng anh trong phòng chứa đồ sau phòng thí nghiệm, có cùng tuổi thơ; Ted trong cả hai tác phẩm đều có một đứa con trai tên Bobby chết vì tai nạn xe và sau đó họ kết hơn với nhau. Với tất cả những tương đồng đó, có thể kết luận thực ra Frances trong hai truyện ngắn này vốn là một. Khi đó, chúng ta có một liên văn bản kì lạ: Nhân vật trong truyện ngắn này đang trò chuyện với một nhân vật trong truyện ngắn của một nhà văn khác mà nhà văn này cũng được nhắc đến trong tác phẩm: “Có một sức hút đặc biệt kỳ lạ lơi tơi về phía ấy.
Lượn qua lượn lại những N, O, P, Q, R… cuối cùng quay trở lại M. McCall, M.J. McGrath, Karen Maitland, Marcus Malte, Henning Malken, Miyabe Miyuki, A. Munoz Molina, Alice Munro…” [133, 242]. Nhân vật trong tác
phẩm của Alice Munro đang lướt tay qua những cuốn sách của chính bà, kể câu chuyện về cuộc đời mình – đã được kể trong tác phẩm của Alice – và tất cả những điều đó được “Em” xác nhận là “có thật”. Nhân vật hư cấu đã đi từ tác phẩm hư cấu này sang tác phẩm hư cấu khác để từ người được kể về (trong tác phẩm của Alice Munro) trở thành người kể câu chuyện của mình (trong
Pianissimo), đưa đến một tương đồng với câu chuyện của nhân vật “Em”. Bằng
cách này, tác giả cho phép Frances tự diễn giải câu chuyện về chính mình, tham gia vào một câu chuyện khác với tư cách là vật quy chiếu nhằm đưa đến một khẳng định “Muôn đời vẫn cứ thế” [133, 250]. Như thế thực tại khơng cịn là nơi để hư cấu quy chiếu, chỉ còn văn bản tự quy chiếu lẫn nhau mà thơi. “Tính tự phản chiếu trong các văn bản hiện đại đã tạo ra hình thức khơng gian
mà ở đó khung tham chiếu của nó là mạng lưới chằng chịt những tài liệu tham khảo thay vì thế giới “thực”.” [55, 23]31.
Nhân vật bước ra khỏi tác phẩm hư cấu, trở thành người kể cho người kể chuyện nghe một câu chuyện (về chính mình) đã được kể bởi người kể trong
Một vụ tai nạn. Sự chồng lấp này không chỉ cho thấy nhân vật trong các thế giới hư cấu khác nhau đồng xuất hiện, tạo nên một hình dung về mạng lưới
31 Sự triển khai chủ đề này một cách triệt để có lẽ được thể hiện trong Nếu đêm đơng có người lữ khách của Italo Calvino. Trong tác phẩm này, việc truy nguyên bản gốc chỉ dẫn ta đến một bản sao khác mà thơi. Càng truy tìm hiện thực ta càng rơi vào mê lộ của văn bản.
những thế giới hư cấu chồng chéo lên nhau; mà còn tạo ra những chồng lấp trong việc kể chuyện, một sự luân phiên liên tiếp giữa những lượt kể và sự thay đổi những bối cảnh kể. Trong Một vụ tai nạn, người kể ở ngơi thứ ba tồn tri hướng đến một người nghe nói chung; trong Pianissimo, người kể (Frances) ở ngơi thứ nhất hướng đến một người nghe duy nhất có cùng câu chuyện với mình là Em.
Có một điểm lệch pha trong hai Frances ở hai tác phẩm: Frances trong
Pianissimo là “thiếu nữ mới ngồi tuổi đơi mươi” [133, 241] trong khi đó cơ lại
kể toàn bộ câu chuyện về Frances (Một vụ tai nạn) mà lúc kết thúc bà đã phải hơn năm mươi tuổi. Truyện Một tai nạn của Alice Munro được kể ở thì quá khứ, người kể đứng ở tuổi già và nhìn lại những điều đã trải qua. Chữ tai nạn
trong nhan đề dịch từ “accident” cịn có nghĩa là ngẫu nhiên. Điều này ám chỉ ý tưởng mà nhân vật Frances trong tác phẩm của Alice Munro nói đến ở cuối tác phẩm, đại ý, mọi chuyện trong đời là kết quả của sự ngẫu nhiên, nếu hơm đó con trai của Ted khơng bị tai nạn thì sự thể có lẽ đã khác. Có người đề xuất việc nhìn Một tai nạn như gợi ý về thế giới song song, bao gồm những thế giới mà ở đó các lựa chọn khơng được thực hiện như đã diễn ra. Nếu soi chiếu cách hiểu này vào Pianissimo, có thể thấy cảm giác đập khẽ của trái tim, đơn độc
bao năm là nỗi cô độc sinh ra từ sự thụ động trước những điều diễn ra trong
đời, ngay cả những điều như ý. Nếu đến cả tình yêu cũng là kết quả của ngẫu nhiên thì rốt cuộc những nỗ lực, những cuộc “rượt đuổi” của cả Frances và Em có nghĩa lí gì trong cuộc đời này? Các văn bản tự nó soi chiếu lẫn nay, hỗ trợ những gợi ý diễn giải lẫn nhau, bất chấp hiện thực và khơng cần có hiện thực.