3.2. Sự giải thể của những nỗ lực
3.2.3. Sự giải thể của chức năng
Hai thể loại rất được xem trọng trong văn học hậu hiện đại là tiểu thuyết trinh thám (detective) và tiểu thuyết giả tưởng. Tiểu thuyết trinh thám chính thức ra đời vào năm 1841 với tác phẩm Những vụ giết người ở phố Morgue của
Allan Poe. Truyện trinh thám có cấu trúc 3 giai đoạn rất rõ ràng: “câu chuyện tập trung đầu tiên vào việc phát hiện ra một tội ác, sau đó là sự nghi ngờ đối với các thành viên của một cộng đồng, và cuối cùng (phần dài nhất) về cơ chế điều tra và giải pháp.” Truyện trinh thám được xem là thể loại tối cao trong việc chứng minh tính trật tự của thế giới và năng lực nhận thức của con người. “Mỗi câu chuyện trinh thám kinh điển kết thúc bằng sự phục hồi trật tự xã hội và giải quyết bí ẩn bắt đầu - cho thấy sự gắn kết và phân cấp xã hội được bảo tồn và tâm trí con người, các khoa hợp lý (được hỗ trợ bởi các kỹ thuật khoa học) ngự trị tối cao.” Nhân vật có chức năng giải mã bí ẩn và khơi phục lại trật tự này là thám tử. Với năng lực cao về lí trí và khả năng điều tra, thám tử ghép nối tình tiết và suy luận để đưa ra sự giải mã dành cho hành động gây án. Logic của trinh thám có thể được đúc kết như sự tái dựng tội ác – một tội ác đã thực
sự diễn ra trong thế giới hư cấu của văn bản. Chức năng của thám tử trong truyện trinh thám dù có thay đổi thế nào cũng khơng nằm ngồi việc khám phá sự thật và thiết lập trật tự. Trong Ác tính, tuy khơng đậm đặc, nhưng truyện ngắn Phá án vẫn thể hiện được màu sắc “trinh thám” rất đời thường, song qua đó phá bỏ chức năng của “thám tử”, từ người lập trật tự trở thành người rũ bỏ vụ án.
Ngay từ nhan đề, dễ thấy Phá án có thể là một truyện ngắn trinh thám. Kết cấu câu chuyện cũng được diễn ra theo 3 phần như trên: cô giáo mất tiền, tiến hành điều tra và rồi vụ án được giải quyết. Nhưng vị thế của người thám tử - cô giáo – trong truyện ngắn này hoàn toàn bị lật đổ. Vụ án trong tác phẩm này đơn giản là một vụ mất tiền: “Thứ hai đầu tuần đầu của tháng 6, đùng một cái cơ
giáo mất bao thư đựng học phí vừa nhận của lớp A1” [133, 150], cô giáo đã
vào vai thám tử lục tìm trong trí nhớ và dựa vào manh mối học trò cung cấp để đưa đến kết luận kẻ lấy trộm khơng ai khác ngồi cơ học trị Lơ Lơ. Đinh ninh kết quả đó, cơ làm như thể điều đó là đúng bằng cách bịa đặt ra những tình tiết buộc tội: “học viên đầu tiên của lớp A2 nhìn thấy con lấy phong bì trắng trên
ghế bỏ vào cặp lúc cô quay lưng ra nhà sau uống nước trước khi bắt đầu dạy lớp tiếp theo.” [133, 158] Ngay sau đó trước câu trả lời của “nghi phạm”, chính
tin mình nhận được: “thơng tin cung cấp có thể hoặc chủ quan hoặc thất thiệt” [133, 161]. Vai trò thám tử hoàn toàn biến mất. Thay vào logic suy luận là
phán đốn và hư cấu, và chính “thám tử” lại hồi nghi về phán đốn của mình:
“Rồi đây suốt đời cơ sẽ bị giày vị bởi trò chơi thám tử35 tai hại nếu phạm sai lầm khó tha thứ này.” [133, 162]. Trong suốt những ngày sau, mối lo này cứ
canh cánh trong lịng cơ giáo đến nỗi chính cơ trở thành nạn nhân của phán đốn của mình. Câu chuyện kết thúc một cách đơn giản: đứa trẻ trả lại phong bì (mà có thực là nó lấy cắp khơng hay đây là một phong bì khác đã khơng cịn quan trọng). Vụ án khép lại nhưng khơng phải để phục dựng tội ác, khơng phải tìm ra thủ phạm mà là để giải thoát cho “thám tử”: truyện ngắn này là một truyện trinh thám, nhưng nó làm lộ rõ gánh nặng của nhân vật thám tử, nguy cơ sai lầm trong phán đoán. Nhân vật thám tử, thay vì là người “áp đặt trật tự
tường thuật lên một khối chi tiết rõ ràng hỗn loạn”, lại là người rút thăm trong
trò chơi may rủi, lo lắng mong chờ dự đốn của mình là đúng. Hố ra việc tái lập trật tự trong thế giới hư cấu đòi hỏi năng lực hư cấu nhiều hơn là suy luận. Cả nhân vật Sherlock Holmes lẫn Hercule Poirot36 đều cho rằng cảnh sát khó tìm được chân tướng sự thật vì họ khơng biết cách tưởng tượng. Nhân vật thanh tra trong tác phẩm của Donato Carrisi thì khơng ngại nguỵ tạo bằng chứng để biến hiện thực khớp với suy luận của ông ta... Tất cả những điều này đều đã xuất hiện trong trinh thám truyền thống nhưng nó nằm ở vị trí thứ yếu. Dù ít ỏi nhưng với Phá án, Trần Thị NgH đã đưa yếu tố tưởng tượng, hư cấu, nguỵ tạo vào trung tâm của hành trình phá án. Và từ đó chức năng của thám tử
bị phá bỏ.
Điểm kết thúc của vụ án trong Phá án lại là một lần lật đổ chức năng thám tử, nếu khơng nói là sự lật đổ triệt để: Quyền uy của thám tử, khả năng của anh ta trong việc “đi đến ý nghĩa cuối cùng” đã hoàn toàn biến mất: Vụ án được “phá” khơng có ý nghĩa với ai cả. Sự thật dường như trở thành một thứ thừa thãi. Đích đến của vụ án là sự giải thoát khỏi gánh nặng của nỗi lo lắng mình
35 Người viết nhấn mạnh
36 Sherlock Holmes là nhân vật trong tác phẩm của Athur Conan Doyle; Hercule Poirot là nhân vật thám tử trong tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie. Cả hai đều là những nhân vật thám tử mẫu mực của trinh thám cổ điển.
đốn sai, những suy luận của mình bị phát giác là hư cấu. Vì thế khơng khí của Phá án khơng phải là buộc tội mà là chờ đợi: thám tử trở thành kẻ chờ đợi hiện thực được thể hiện khớp với quan niệm của mình, bất chấp sự thật đằng sau có như thế nào đi nữa.
Tiểu kết:
Ở chương này, chúng tơi cung cấp một cái nhìn bổ sung vào cách khai thác của tự sự học cấu trúc. Vì lí do đó những khái niệm được sử dụng thiên về
người đọc hơn văn bản, và thiên về các cấp độ văn bản/ cấp độ thế giới hư cấu
hơn các khái niệm cấu trúc. Tập Ác tính của Trần Thị NgH có khá nhiều tác
phẩm thể hiện, không chỉ màu sắc hậu hiện đại mà là những mơ hình (theo chúng tơi là có phần đơn giản) của tự sự hậu hiện đại như sự đan cài giữa các cấp độ hư cấu với nhau, sự vượt khung, phản ý nghĩa… Trong tình hình truyện ngắn Việt Nam đương đại, có những người như ng Triều, Nguyễn Bình Phương, Trần Tiễn Cao Đăng, Tạ Duy Anh… mạnh dạn đưa các thể nghiệm hậu hiện đại vào tác phẩm của mình. Song đó là lĩnh vực tiểu thuyết. Cịn về truyện ngắn, ngoài Nguyễn Huy Thiệp thật khó tìm được nhà văn thành công trong việc sử dụng yếu tố hậu hiện đại ở mức độ đáng kể. Trong bối cảnh đó, chúng tôi cho rằng những thể nghiệm mang màu sắc hậu hiện đại trong truyện ngắn Trần Thị NgH là những đóng góp đáng ghi nhận.
KẾT LUẬN
1. Qua ba chương luận văn, chúng tôi đã cố gắng sử dụng một số khái niệm tự sự học ứng với lối chia “tam phân” của tự sự học cấu trúc, kết hợp phân tích một số yếu tố tự sự học hậu hiện đại để tạo sự bao quát và tồn diện. Từ đó chúng tơi muốn, một mặt, thử ứng dụng các khái niệm tự sự học một cách tương đối có hệ thống để khảo sát một tập truyện ngắn cụ thể; mặt khác bước đầu phân tích những thể nghiệm đáng lưu tâm trong tác phẩm của một nhà văn thành danh từ trước 1975 vốn xuất thân từ bộ phận văn học còn chưa được khai thác nhiều.
2. Qua phân tích, có thể đánh giá truyện ngắn của Trần Thị NgH học hỏi và áp dụng khá nhiều các kĩ thuật của những nhà văn phương Tây, đặc biệt là yếu tố siêu hư cấu. Đặt trong thế đối sánh với một số tác giả khác như Uông Triều, Tạ Duy Anh, Trần Tiễn Cao Đăng,… có thể thấy mơ hình siêu hư cấu trong truyện ngắn của Trần Thị NgH cơ bản nhưng
trọn vẹn và đa dạng hơn. Các thể nghiệm của bà bước đầu đạt được thành cơng về mặt hình thức, song một số kiểu tự sự được sử dụng trong tập này nhìn chung cịn chưa quen thuộc với độc giả, dễ gây ra sự nhàm chán, nhất là với đối tượng người đọc luôn cố gắng tìm kiếm một ý nghĩa hoàn kết đằng sau tác phẩm. Mặt khác, thể nghiệm về siêu hư cấu trong tập Ác tính, như đã nói, là cơ bản, do đó xét về chiều sâu và sự
phức tạp có thể cịn “non tay” hơn nhiều so với các nhà văn khác trên thế giới. Dẫu vậy, đối với người viết, những thể nghiệm trong tập này vẫn là nỗ lực đáng ghi nhận.
3. Giới hạn của đề tài chỉ là một tập truyện ngắn, và khi phân tích, do xuất phát từ điểm tựa lí thuyết nên chúng tôi không liên hệ, đối chiếu, so sánh nhiều với các tác phẩm khác. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục, hoàn thiện điều này trong tương lai để đề tài có được sự tồn diện đến từ cả lí thuyết lẫn thực tiễn.
4. Tuy nói rằng sử dụng khung lí thuyết của Luc Herman song trong từng chương, từng mục, với từng khái niệm, chúng tôi thực tế đã dừng lại tìm hiểu một chút về những quan niệm tiêu biểu về các khái niệm cũng như
lịch sử phát triển khái niệm. Điều này một mặt tạo nên chiều sâu lí thuyết cho từng chương mục nhưng lại gây ra ít nhất hai hệ quả: Thứ nhất là có thể trong khi trình bày những quan điểm về khái niệm, chúng tơi đã “lấn sân” sang cả cách hiểu của các lí thuyết gia tự sự học hậu hiện đại, do đó một số ý có thể bị trùng. Thứ hai, việc khai thác sâu từng khái niệm dễ dẫn đến nếu tổ chức trở lại các quan niệm được chúng tôi ứng dụng, giữa chúng sẽ nảy sinh những vênh lệch, điều sẽ khơng xảy ra nếu dùng hồn tồn những cách hiểu của Luc Herman khi ông xây dựng hệ thống của mình.
5. Vì mức độ thể nghiệm trong mỗi phạm vi lí thuyết là khác nhau, nên nhìn tổng thể các chương có thể vênh lệch nhau về số trang. Trong tương lai, nếu có cơ hội trở lại với đề tài này, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi khảo sát, hi vọng từ đó có thể phân tích được những trường hợp thực sự tiêu biểu trong mỗi khái niệm.
6. Nhìn chung, khi thực hiện đề tài này, với kiến thức và thời gian của mình, chúng tơi chủ trương bản thân chỉ là người “phác thảo”, những đóng góp của chúng tơi chỉ dừng lại ở mức độ khởi đầu. Hi vọng hướng đi này có thể nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong tương lai, ngồi Trần Thị NgH, cịn rất nhiều tác giả hải ngoại còn chưa được khám phá đúng mức và tự sự học vẫn còn quá nhiều điều thú vị chờ đợi được phổ biến ở nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU LÍ THUYẾT
1. Antoine Compagnon (2018), Bản mệnh của lí thuyết, NXB. Đại học Sư
phạm
2. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du.
3. Bakhtin (1993), Mấy vấn đề thi pháp Dostoevsky, NXB. Văn học.
4. Bran Nicol (2009), The Cambridge Introduction to Postmodern Fiction, United States of America by Cambridge University Press, New York 5. Brian McHale (2004), Postmodern Fiction, Taylor & Francis e-Library 6. Cao Thị Hồng, Tiếp nhận tự sự học trong nghiên cứu văn học ở Việt
Nam, Nguồn: https://www.khoanguvandhsphue.org
7. Catherine Halpern (2012), Jaques Derida, người “giải kiến tạo tư duy”, Nguồn: http://triethoc.edu.vn/vi/ban-tin-triet-hoc/danh-nhan-triet- hoc/jacques-derrida-nguoi-giai-kien-tao-tu-duy_161.html
8. Chris Baldick (1991), The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms, United States by Oxford University Press Inc., New York
9. Cynthia Freeland (2009), Thế mà là nghệ thuật ư?, NXB. Tri thức. 10. Daniel Grojnowski (2017), Đọc truyện ngắn, NXB. Hội nhà văn
11. Đào Tuấn Ảnh (2012), Quan niệm thực tại và con người trong văn học
hậu hiện đại, Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/quan-niem-thuc-tai-
va-con-nguoi-trong-van-hoc-hau-hien-dai/
12. David Herman (2007), The Cambridge companion to narrative, United
States of America by Cambridge University Press, New York
13. Đỗ Lai Thuý (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB. Văn hố Thơng tin
14. Edward Wadie Said (2016), Văn hoá và chủ nghĩa bá quyền, NXB. Tri thức.
15. F. David Pet (2015), Từ xác định đến bất định – Những câu chuyện về khoa học và tư tưởng của thế kỉ 20, NXB. Tri thức.
16. Ferdinand De Saussure, Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, NXB. Khoa học - Xã hội
17. Gerard Genette (1983), Narrative Discourse: an essay in method,
Cornell University Press, Ithaca, New York
18. Gerard Gentte, Biên giới của truyện kể, Xuân Lộc dịch, Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/bien-gioi-cua-truyen-ke/
19. Gordon E.Slethaug (2012), Lý thuyết trò chơi, Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/ly-thuyet-tro-choi/
20. Trần Ngọc Hiếu (2011), Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những
gợi mở từ cơng trình Homo Ludens của Johan Huizinga), Nguồn: https://hieutn1979.wordpress.com/2012/01/04/tiếp-cận-bản-chất-tro- chơi-của-van-h%E1%BB%8Dc-những-gợi-mở-từ-cong-trinh-homo- ludens-của-johan-huizinga/
21. Trần Ngọc Hiếu (2016), Trò chơi trong diễn ngôn lý thuyết văn học hiện
đại, Tạp chí khoa học đại học Văn hiến số 11
22. Hoàng Phong Tuấn (2017), Văn học – Người đọc – Định chế, NXB. Khoa học – Xã hội
23. I.P.Ilin – E.A.Tzurganova (2018), Các trường phái nghiên cứu văn học Âu Mỹ thế kỉ XX (Khái niệm và thuật ngữ), NXB đại học Quốc gia Hà Nội
24. I.P.Ilin [và những người khác] (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, quyển 1: Những vấn đề lí thuyết, NXB. Hội nhà văn
25. Isaiah Berlin và Henry Hardy (2016), Tất định luận và tự do lựa chọn,
NXB. Tri thức
26. Iu.M.Lotman (2015), Kí hiệu học văn hóa, Lã Ngun – La Khắc Hịa – Trần Đình Sử dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Joshua Parker, Conceptions of Place, Space and Narrative: Past,
Present and Future, Nguồn:
28. La Khắc Hoà, Lộc Phương Thuỷ, Huỳnh Như Phương (Đồng chủ biên),
Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
29. Lã Nguyên (2016), Trò chơi trong văn học, Nguồn: https://languyensp.wordpress.com/2016/08/09/tro-choi-trong-van-hoc/ 30. Lã Nguyên (2018), Lí luận văn học, những vấn đề hiện đại, NXB. Đại
học Sư phạm
31. Lã Nguyên (2018), Phê bình kí hiệu học, NXB Phụ Nữ
32. Lã Nguyên, Không- thời gian, Nguồn: https://languyensp.wordpress.com/2015/02/09/chronotope/
33. Lã Nguyên (2014), Kí hiệu học văn hoá, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
34. Lê Huy Bắc (2019), Văn học hậu hiện đại, NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại: Lí thuyết và tiếp nhận, NXB. Đại học Sư phạm.
36. Lê Nguyên Cẩn (2014), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hố, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Lê Thời Tân (2012), Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết, Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/tu-su-hoc-ten-goi-luoc-su-
va-mot-so-van-de-ly-thuyet/
38. Luc Herman & Bart Vervaeck (2005), Handbook of Narrative Analysis, University of Nebraska Press, Lincoln and London
39. Lyotard (2019), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch, NXB. Tri
Thức.
40. Mark Currie (1998) Postmodern Narrative Theory, United States of America by ST. MARTIN’S PRESS, Inc, New York
41. Milan Kundera (2013), Một cuộc gặp gỡ, NXB. Văn học 42. Milan Kundera (2014), Màn, NXB. Văn học
43. Milan Kundera, Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết, Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2906&rb=0506
44. Monika Fludernik (2009), An Introduction to Narratology, Taylor & Francis e-Library
45. N.D. Tamarchenko, Khái niệm truyện kể (sujet), Lã Nguyên dịch,