Khi tưởng tượng và thực tế nhoà vào nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể nghiệm hình thức tự sự trong tập ác tính (trần thị ngh) (Trang 71 - 73)

3.1. Truyện kể vượt khung

3.1.4. Khi tưởng tượng và thực tế nhoà vào nhau

Một kiểu “vượt khung” khác trong tập Ác tính là tác phẩm mà ở đó người đọc khó phân biệt/ khơng phân biệt được đâu là hiện thực đâu là hư cấu. Một thủ pháp rất hay được sử dụng trong loại truyện hậu hiện đại này là nhoè mờ ranh giới giữa sự kiện lịch sử và hư cấu. Nhưng ở truyện ngắn của Trần Thị NgH, bà dùng cơ chế tưởng tượng. Điều cốt yếu là không cho người đọc biết

khi nào sự kiện chỉ là tưởng tượng của người kể, khi nào sự kiện đích thực xảy

ra.

33 The narrator compares the novel at one point to a puppet show rather than fiction, reminding us of

how characters, unlike the free, independent versions of ‘real’ people they are supposed to be in the realist novel, are always subject to the whim of their author.

Trong truyện kể thông thường, ngay cả khi người kể ở ngôi thứ nhất thì những tưởng tượng của anh ta cũng được đánh dấu rất rõ ràng để phân biệt với điều anh cho là thực. Song trong Phục chế ảnh cũ, ranh giới này khơng cịn, thậm chí là khơng thể xác định. Tác phẩm này được chia làm 4 phần:

(1) Tình đầu với Trung, đi với thầy Hoan, được giới thiệu với các an hem nghệ sĩ, bị lừa dối bởi Đinh Nhu, mẹ nằm mê đái ướt cả giường.

(2) Khi lấy Vinh, mấy mươi năm sau: tự hỏi người đàn ơng có giờ khắc nào quên đi cái vật “bất li thân có giá trị nhân chủng nhân bản nhân loại

toàn cầu” [133, 114], “Tất cả bọn họ, dù hùng hục cày cấy hay nho nhã sáng tạo, cũng đang sục tìm một lỗ trống, chờ đợi cái lúc được đâm vào?” [133, 114],

(3) Kế hoạch tìm lại Đinh Nhu;

(4) Kể ra với tất cả nỗi uất ức dồn nén, rồi kết lại bằng một câu: “Kế hoạch

A chỉ là dự tưởng” [133, 119], tức là có kế hoạch B và nó là “thật”?

Nhưng rồi kế hoạch B cũng chỉ là dự tưởng và nhân vật rơi vào tình thế “dù ơm ấp cuộc gặp gỡ này đã lâu với vô số chi tiết manh mún được

đánh số và gạch đầu dịng, tơi bỗng lúng túng khơng biết sẽ làm gì tiếp theo…” [1133, 20]

(5) Câu chuyện chuyển về việc soi gương: “Ngó mà xem, trong gương kìa. Ai đó?” [133, 121] và “gấp sách lại”.

Như đã nói ở các chương trước, các sự kiện trong truyện ngắn này tập trung ở quá khứ và tương lai trong đó tương lai chỉ nằm trong vùng dự tưởng. Song ta không biết được sự tưởng tượng của nhân vật bắt đầu từ đâu. Thời gian kể

chuyện bị mờ hố và chính câu chuyện cũng đầy mơng lung về tính có thực của

nó. “Gấp sách lại” – có thể nào tất cả những chuyện này chỉ là một tưởng tượng của người kể trong lúc đọc sách? Nếu là hư cấu thì bắt đầu từ thời điểm nào câu chuyện chuyển sang hư cấu: Từ phần 2, “bốn mươi năm sau” hay hư cấu từ chuyện tìm thám tử để truy tìm thơng tin của Đinh Nhu, hay phải đến lúc bước vào kế hoạch tìm tới nhà Đinh Nhu mới là hư cấu? Mỗi thời điểm mà sự kiện bắt đầu chỉ là tưởng tượng mang đến một diễn biến khác cho câu chuyện. Hai kế hoạch dự tưởng A, B đều có khả năng xảy ra, nhưng đã khơng xảy ra. Vậy

thì có thể xem đoạn truyện tính từ điểm sự tưởng tượng bắt đầu là một kế hoạch C bao trùm hai kế hoạch A, B. Nếu sự tưởng tượng là ngay từ đoạn bốn mươi năm sau, vậy thì thực ra “tơi” khơng bao giờ quên Đinh Nhu, và con số bốn mươi năm đó có ý nghĩa gì, và Đinh Nhu có thực là đang ở nơi mà nhiều khi cũng là tưởng tượng nốt? Nếu sự tưởng tượng ở đoạn tìm thám tử để biết thơng tin về Đinh Nhu, thì phần tiếp theo có thể đọc như những hoang tưởng của những ẩn ức muốn được giải toả sau 40 năm? Vậy thì tất cả những thơng tin về Đinh Nhu từ đâu ra? Trường hợp còn lại, sự tưởng tượng là ở đoạn “tôi” đến gặp Đinh Nhu, C trùng với A, B và “tôi” trở thành kẻ sau 40 năm vẫn không dám đối diện với quá khứ của mình. Tất cả các trường hợp đó đều có thể xảy ra. Như thế, ở truyện ngắn này, ranh giới giữa hư cấu và tưởng tượng khơng bị xố bỏ mà chỉ bị làm cho mơ hồ, không thể xác định. “Các văn bản tự

sự cho thấy các mức độ chắc chắn khác nhau liên quan đến những gì được thuật lại, và đôi khi không thể vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa những gì văn bản coi là thực tế và những gì được hình thành như thế giới hư cấu. Đây chắc chắn là trường hợp David Herman gọi là tiêu điểm giả định.”34 [12, 156]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể nghiệm hình thức tự sự trong tập ác tính (trần thị ngh) (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)