Sự giải thể của nỗ lực thiết lập trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể nghiệm hình thức tự sự trong tập ác tính (trần thị ngh) (Trang 74 - 77)

3.2. Sự giải thể của những nỗ lực

3.2.1. Sự giải thể của nỗ lực thiết lập trật tự

Trước hết là tác phẩm Giếng cạn dây dài. Đây truyện ngắn thể hiện rõ việc “tự ý thức” (self-reflexible) và tác động qua lại giữa người viết – người kể. Câu chuyện kể về việc bà Nghênh Phong kí một hợp đồng với nhà văn Thì Quán để ơng chấp bút cho cuốn hồi kí về gia đình bà. Người kể chuyện của câu chuyện này nhận định Thì Quán là một nhà văn có “giọng kể tỉnh táo, đôi khi độc địa

mỉa mai, lắm lúc tự trào nhưng thường khiến người đọc suy nghĩ và suy diễn”

[133, 125]. Bà Nghênh Phong lại thích “sự nhập nhồ giữa tiểu thuyết và đời

phàm tục được pha trộn như ma thuật” [133, 125] trong sáng tác của ơng vì

cho rằng điều đó sẽ “thích hợp cho trận hoả mù mà bà sắp tung ra cho nhân

thế sặc sụa một lần chơi” [133, 125]. Như vậy, mục đích ngay từ đầu của bà

Nghênh Phong khi chọn nhà văn Thì Quán là ở việc ông ấy sẽ thuận tiện để viết lại một câu chuyện nửa hư nửa thực. Yêu cầu về tính hiện thực đã bị giễu nhại ngay từ mục đích này: nó mâu thuẫn với bản chất của thể kí.

Bà Nghênh Phong bắt đầu kể - đây là câu chuyện thứ hai bên trong câu chuyện này, một câu chuyện cần được viết lại: Cha Trầm Thụ Di, mẹ Ngung Thị Nhơn sau đó nói chung về các đời, trong lúc kể, bà dẫn về đến tận thuở “Giao Chỉ” khiến Thì Quán phải dừng lại hỏi: “Vậy bà định bắt đầu từ cụ nội

Trầm Chí Thụ cùng cụ ngoại Ngưng Trấn hay cụ thân sinh Trầm Dụ Thi?”

[133, 131] Và câu trả lời là “Tơi nhớ đến đâu nói đến đấy, nhiệm vụ của người

chấp bút là phải sắp xếp theo trật tự vai vế và thời gian.” [133, 136] Câu

chuyện của bà Nghênh Phong vốn dĩ chỉ gồm một mớ hỗn độn không theo trật tự nhân quả cũng khơng theo trật tự thời gian. Khi Thì Qn sắp xếp thơng tin theo trật tự, bà Nghênh Phong lại muốn ông xáo trộn mọi thứ, “phủ” một lớp sương mờ lên và rồi chính bà khơng cịn giữ được ý định ban đầu, khiến câu chuyện về gia đình trở thành câu chuyện của cá nhân bà mà ở đó nó hiện ra cái “Ác tính trong huyết quản” [132] của dịng họ bà.

Điều này đặt ra những vấn đề lý thuyết thú vị đối với việc sáng tác. Chúng ta tạm chia tác phẩm này thành 4 lớp tác phẩm: lớp thứ nhất là văn bản chúng ta đang đọc, về hợp đồng giữa bà Nghênh Phong và Thì Quán với người kể ngơi thứ ba tồn tri; lớp thứ hai là câu chuyện của bà Nghênh Phong về

dòng họ của mình; lớp tiếp theo là câu chuyện về dịng họ bà Nghênh Phong được sắp đặt lại theo trật tự bởi Thì Quán; lớp cuối cùng là câu chuyện thực

mà bà Nghênh Phong muốn kể. Cách kể chuyện của bà Nghênh Phong là kiểu kể chuyện bất chấp tính tuyến tính của thời gian và tính trật tự của câu chuyện: bà có thể bắt đầu từ đâu cũng được, kết thúc ở đâu cũng được và có thể đi từ điểm này đến điểm khác mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Đây là gì nếu khơng phải là kiểu kể chuyện “rhizoma”? Lịch sử của một dòng họ hay lịch sử nói chung vốn vẫn được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính, đó là sử tính của nó. Nhưng một lịch sử vẫn có thể được kể như thế: Nó khơng phải là một câu chuyện, nó là sự lắp ghép của vơ số câu chuyện tiếp nối nhau không theo một logic nào ngoại trừ ý thích (và trí nhớ) của người kể.

Câu chuyện của bà Nghênh Phong những tưởng đặt tác giả lên một quyền uy tột bậc khi bà ta tuỳ ý thao túng câu chuyện của mình, mà cũng khơng cần chịu trách nhiệm về giá trị sự thực của nó. Thế nhưng, đến lớp truyện thứ tư, ta nhận ra chính câu chuyện bà kể đang chi phối trở lại bà: Nó chuyển mục tiêu từ

dịng họ sang những nỗi bực dọc của bà dành cho em gái mình và cũng từ đó mà bà làm lộ rõ dịng máu “ác tính” mà bà hết sức khinh miệt ở dịng họ mình: câu chuyện đang phản bội người kể. Điều này khiến người nghe – Thì Quán – tưởng rằng mình chỉ vừa chớp mắt đã như bị vứt vào một câu chuyện khác và chính ơng khơng cịn kiểm sốt được nhận thức của chính mình: khơng có cách nào sắp đặt để ban cho câu chuyện của bà Nghênh Phong một trật tự, hay, một ý nghĩa. “Chắc chắn có một cái lỗ trống hốc, hoặc là người kể chuyện đã từ

đó chui ra hoặc chính lão đã mắt nhắm mắt mở chui vô.” [133, 144]. Câu

chuyện đã vượt khỏi nỗ lực sắp đặt của Thì Qn, nó vượt ra ngồi dự định ban đầu, nó bị chi phối bởi những căm giận, uất ức, hả hê trong lòng bà Nghênh Phong, một thứ xung năng “ác tính”. Bà Nghênh Phong làm sao có thể kể về

tính vốn được bà xem là đặc trưng của nó? Tác-giả-Thì-Qn bị nhấn chìm trong bể sự kiện của người kể, ông trở thành một người nghe thay vì một tác giả, và là một người nghe thất bại. Thất bại của Thì Quán cũng là thất bại của nỗ lực giải mã tác phẩm hỗn loạn bằng cách cố sắp xếp nó vào một trật tự duy lí, một logic của riêng nó. Câu chuyện của bà Nghênh Phong có thể xem là một sự giễu nhại đối với nỗ lực của người đọc với trò chơi của tác giả, và giễu nhại cả với nỗ lực của tác giả trong việc kiểm sốt câu chuyện của mình.

Một trường hợp khác là truyện ngắn Phim độc lập, kinh phí thấp. Truyện gồm hai phần. Phần đầu kể về hai lần du lịch hè ở Malbuisson của nhân vật tôi. Phần tiếp theo là lần đi khám bệnh của nhân vật. Phần này là một minh hoạ cho sự phân tán nội dung truyện kể. Chuỗi sự kiện bị dãn ra bởi hàng loạt yếu tố mà Roland Barthes gọi là “sự giễu nhại cấu trúc”, nó khơng có chức năng thúc đẩy sự phát triển của logic sự kiện mà tạo ra một khoảng dãn cách ở đó “đe doạ” ước đốn của chúng ta về sự kiện tiếp theo. Trong lúc đợi chụp hình xong, người kể tìm cách giết thời gian: tính số tiền phải trả; đọc thơ của Kiên Giang Hà Huy Hà; đọc Kinh; suy nghĩ về những tội mình phạm phải trong những ngày gần đây… sau đó “tua đi tua lại nhiều lần ba loại kinh” [133, 263]. Đến khi kết thúc việc chụp hình, ngồi đợi kết quả, người kể lại nhớ tới cuộc trị chuyện của mình với “nhi đồng sáu tuổi” về cái chết và sự sống. Rốt cuộc, tác phẩm kết thúc với thơng báo sức khoẻ người kể có một chút vấn đề. Chỉ có thế. Khơng có thêm một sự kiện nào khả dĩ tạo cho tác phẩm một ý nghĩa. Những điều xuất hiện trong suy nghĩ đơn thuần được kể ra chỉ để kể, thế thôi. Khác với kĩ thuật phân mảnh (như trong Đất hoang của Eliot) hay dòng ý thức, sự

phân tán của sự kiện vẫn được nhóm lại trong một cái nhìn nào đó, một vũ trụ

ngữ nghĩa có trung tâm, thì trong truyện ngắn này, các sự kiện được kể ra như

những mảnh hiện thực mà rất rõ ràng, mục đích kể chúng ra chỉ là để giết thời

gian. Khơng có một trung tâm ngữ nghĩa để tổ chức chúng thành một hệ thống

thay vì một tập hợp.

Đặng Thân trong Manet sử dụng thủ pháp cắt dán rất khéo để chắp nối các sự kiện với những vị trí khác nhau trong hệ thống giá trị xã hội, chẳng hạn từ những cánh rừng xà nu bạt ngàn trong trang văn Nguyễn Trung Thành vốn

mang đậm tính sử thi, khiến ta nghĩ đến điều gì kì vĩ, gắn với sinh mệnh dân tộc; tác giả lại nhớ đến “bài văn được điểm 10 của một cơ bé bán rau trong kì

thi tuyển sinh đại học Đà Nẵng”. Hay ngay cả khi kể về cái chết của hai liệt sĩ

trên chiếc võng mắc ở đầu ngọn xà nu, tác giả lại thêm vào yếu tố tục tĩu:

“Không biết hai con người sốt rét cấp tính đã sưởi ấm cho nhau bằng hơi người của chính mình được bao lâu? Chỉ biết là 35 năm sau, vâng “đúng số 35” (là số nhiễm sắc thể của loài dê)…”. Các trường hợp đó, sự việc được kể

dẫu cách xa nhau song chúng vẫn có sự liên kết về chủ đề, chỉ khác về cấp bậc

giá trị. Song, đến Trần Thị NgH, trong Phim độc lập, kinh phí thấp lại là sự cắt

ghép đơn thuần, nó phá vỡ hình dung thơng thường của chúng ta về truyện kể như một chuỗi sự kiện nhất thiết phải có mối liên hệ, dù là logic cái này sau cái

kia/ luỹ tích hướng tâm hay logic nhân quả. Bản thân phần 1 và phần 2 của truyện ngắn này cũng được gắn kết rất lỏng lẻo: phần 1 là sự uể oải sau hai chuyến đi, phần 2 kể về một lần đi khám bệnh. Sự kiện khả dĩ ghép nối hai phần là qua trí nhớ ngẫu nhiên của người kể: “Ngồi khơng làm gì một hồi chợt

nhớ hơm ghé qua nhà thờ Saint Point ở Malbuisson…” [133, 263].

Từ hai trường hợp trên, có thể thấy trong một số truyện ngắn của Trần Thị NgH ở tập Ác tính, sự kiện được tổ chức một cách hỗn độn. Và khơng chỉ hỗn độn, nó dường như thách thức và chống lại nỗ lực thiết lập một trật tự logic khả dĩ có thể kết nối các sự kiện thành chuỗi có nghĩa. Với chúng tơi, đây là một thể nghiệm có giá trị mà đằng sau đó có thể là ý đồ khắc hoạ dòng chảy cuộc

sống như nó vốn là, nghĩa là trước khi được sắp xếp và tổ chức. Bởi bất cứ sự sắp xếp, tổ chức sự kiện nào cũng giới hạn một cách nhìn về thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể nghiệm hình thức tự sự trong tập ác tính (trần thị ngh) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)