Mức độ giao tiếp toán học ở THCS 17 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 27 - 28)

1.2. Giao tiếp toán học theo NCTM (2000) 12 

1.2.3. Mức độ giao tiếp toán học ở THCS 17 

NCTM chia đối tượng học sinh ra theo hai mức độ là 6 – 8 và 9 - 12. Trong đó, học sinh THCS được tính là từ khối 6 đến khối 8.

a, Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh ở khối 6 – 8

Theo NCTM (2000), trong thời kỳ thiếu niên, học sinh thường miễn cưỡng làm bất cứ điều gì khiến họ trở nên nổi bật so với nhóm và nhiều bạn thường cảm thấy do dự khi phải bày tỏ suy nghĩ của mình với người khác. Họ cảm thấy áp lực khi phải bị so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Họ mong muốn tìm được những người bạn phù hợp với bản thân mình.

Như vậy, đa số học sinh cấp THCS thường mang tâm lý ngại giao tiếp trước đám đông, ngại đưa ra ý kiến và rất sợ bị chê trách, chế giễu. Họ phù hợp với làm việc theo cặp vì họ có thể đưa ra những ý tưởng khác nhau, bàn bạc kĩ càng trong nhóm trước khi nói trước lớp.

b, Vai trị của giáo viên trong việc phát triển giao tiếp đối với học sinh khối 6 – 8.

Vai trò của người giáo viên trong một cuộc thảo luận toàn lớp học là rất quan trọng. Họ hỗ trợ việc giao tiếp cho học sinh, ví dụ như cách thảo luận, cách nêu ý tưởng, cách phản bác, lập luận. Chính vì vậy, người giáo viên nên đưa ra những nhiệm vụ liên quan đến tốn học mà có nhiều phương pháp giải quyết; tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội phán đốn, phân tích và chứng minh.

Để giúp học sinh suy nghĩ về việc học của mình, giáo viên có thể u cầu họ viết những bài bình luận về những gì họ học được trong một bài học hoặc viết về những điều họ thấy chưa rõ ràng. Giao tiếp bằng văn bản cũng rất quan trọng và có nhiều lợi ích cho học sinh.

Trong lớp học Tốn, giáo viên có thể sử dụng giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản để tạo cơ hội cho học sinh trong việc suy nghĩ các vấn đề, giải thích, thử sức các

hình thức tranh luận, phê bình và học thêm về các ký hiệu mới liên quan đến tốn học. Tóm lại, giáo viên nên xây dựng những tình huống thúc đẩy giao tiếp tốn học cho học sinh và ở đó, học sinh THCS cảm thấy tự do chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng một cách công khai, trung thực mà không sợ bị chế giễu.

c. Mức độ giao tiếp của học sinh THCS trong mối tương quan với các bậc học khác

Để thúc đẩy những trao đổi hiệu quả trong lớp học, giáo viên phải xây dựng một cộng đồng mà ở đó học sinh cảm thấy được tự do bày tỏ ý kiến. Học sinh ở cấp lớp nhỏ cần sự giúp đỡ của giáo viên để chia sẻ ý kiến một cách rõ ràng sao cho người khác có thể hiểu được. Từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh nên được trao thêm trách nhiệm để tham gia chia sẻ ý kiến một cách trực tiếp. Họ cần cải thiện việc lắng nghe, lí giải, đặt câu hỏi và hiểu ý kiến của người khác. Học sinh ở bậc THCS khơng thích tỏ ra nổi bật trong tranh luận nhóm. Mặc dù vậy, thầy giáo vẫn sẽ thành công khi tạo ra môi trường giao tiếp cho bậc học này. Theo thời gian, học sinh tốt nghiệp THPT nên đạt các chuẩn về đối thoại và lập luận.

Giao tiếp viết cần được nuôi dưỡng theo cách tương tự. Trẻ em bắt đầu vào trường với một ít kĩ năng viết. Ở bậc tiểu học, họ có thể dựa vào những phương tiện như hình vẽ để giao tiếp. Dần dần họ cũng sẽ viết các từ và các câu. Từ lớp 3 đến lớp 5, họ có thể học sắp xếp ý tưởng, đưa thêm các chi tiết và viết trau chuốt hơn. Ở bậc THCS, bài viết của học sinh cần trở nên rõ ràng hơn từ phương diện của một độc giả và có tính hướng đích. Với một số mục tiêu, học sinh có thể diễn đạt suy nghĩ của mình với ngơn ngữ thơng thường và hình vẽ, tuy nhiên họ cũng cần học giao tiếp theo hình thức tốn học, sử dụng thuật ngữ toán học từ THCS đến THPT. Tốt nghiệp THPT, học sinh cần có khả năng viết tốt cấu trúc của lập luận toán học bằng cách sử dụng các từ vựng hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)