Bước 3 72 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 82 - 84)

3.3. Phân tích hậu nghiệm 65 

3.3.2. Bước 3 72 

GV phát phiếu số 2 cho học sinh. Đồng thời, phiếu 1 của các cặp cũng được chuyển sang nhóm bạn. Hai cặp cạnh nhau sẽ tiến hành nhận xét bài làm ở phiếu 1 của bạn mình. Thời gian là 10 phút.

Trong tình huống này, các em trả lời khá đầy đủ. Từ đây, nếu nhóm nào tinh ý có thể nhận ra sự mâu thuẫn giữa cơng thức và kết quả tính các thể tích của nhóm bạn mình. Và tiếp theo, khi GV yêu cầu “Nhận xét các câu trả lời về biến x của nhóm bạn”, các cặp cũng nhận xét đầy đủ. Có nhóm đã phát hiện ra lỗi sai của nhóm bạn nhưng đến phẩn Sửa lại thì cũng vẫn chưa đưa ra được câu trả lời hoàn chỉnh nhất. Đặc biệt, trong câu “Biến x bị giới hạn từ giá trị nào đến giá trị nào”, chưa cặp nào đưa ra được câu trả lời đúng nhất. Chẳng hạn sau đây là một số phần bài làm của các cặp HS:

Hình 3.16. Phần bài làm của cặp số 2

Hình 3.17. Phần bài làm của cặp số 1

Sau đây là một số phần giao tiếp của học sinh mà chúng tơi ghi âm lại: .....

HS1: Cách tính thể tích của nhóm này giống mình nè.

HS1: Ủa khơng đúng. Sao lại thế nhỉ? HS2: Khơng hiểu lắm. Tính lại đi xem nào.

HS1: Tại sao cùng cơng thức tính thể tích mà kết quả lại khác nhỉ? HS2: Ừ. Chắc họ bấm máy tính sai. Thơi tính lại hết đi.

HS1: Cậu xem mấy câu dưới có đúng khơng.

HS2: Câu 2.3 sai rồi. Biến x lớn hơn 0 và nhỏ hơn 16 chứ. HS1: Ừ sửa đi.

.....

HS3: Dự đốn x = 10 cm thì thể tích lớn nhất kìa.

HS4: Sao thế được. Tính sai đấy. x = 10 cm thì = 1000 cm3 mà. HS3: Ừ vậy chứng tỏ cơng thức tính thể tích sai à?

HS4: Ủa giống cơng thức của mình mà. Vậy thì cơng thức của mình cũng sai à? Xem lại xem nào.

.....

[Trích phần thảo luận của cặp số 1 và 2]

Qua phần nhận xét của học sinh ở phiếu 2, chúng tôi nhận thấy khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết của các em chưa thật sự tốt. Các em chưa sử dụng được đa dạng ngơn ngữ tốn học. Chỉ có ít nhóm nói lên quan điểm của mình, cịn đa số thì khơng rõ mình sai ở đâu hay bạn sai ở đâu. Sự phân tích, đánh giá các ý tưởng toán học và các

chiến lược của các em cũng chưa tốt. Điều này đòi hỏi các em phải nắm vững vấn đề

và hiểu sâu sắc được nội dung các câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)