Bước 4 74 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 84 - 87)

3.3. Phân tích hậu nghiệm 65 

3.3.3. Bước 4 74 

Sau khi trả lại phiếu 1 và phiếu nhận xét cho nhóm bạn, các cặp lại tiến hành làm phiếu 3. Thời gian cho lần làm việc nhóm tiếp theo là 10 phút. Ở bước 4 này, chúng tôi đưa ra các câu hỏi dạng đồng ý hay không đồng ý và đi kèm giải thích lý do vì sao.

Các cặp làm việc khá tích cực. Trước tiên là nhanh chóng xem lại nội dung nhóm bạn đã nhận xét về bài làm của nhóm mình, sau đó là bàn bạc để đi đến thống nhất xem

nhận xét đó hợp lý và chưa hợp lý ở chỗ nào. Lúc này, khi chúng tôi yêu cầu hai cặp ngồi cạnh nhau hãy họp lại để đưa ra ý kiến về phần nhận xét của bạn mình, các cặp tích cực tranh luận. Khả năng “Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận các nội dung

toán học với người khác” của học sinh bắt đầu được bộc lộ rõ ràng hơn. Ban đầu chỉ là

những thắc mắc nhỏ, ví dụ như: “Sai ở đâu? Làm vậy được không?” Tranh luận trở nên sơi nổi hơn khi các nhóm đều nhận xét số đo thể tích của nhóm bạn là sai. Khi sang đến nội dung của mục 2, phiếu 2 “Nhận xét các câu trả lời về biến x của nhóm bạn”, các em đều tỏ ra đồng tình ở câu hỏi 2.1. Tuy nhiên ở câu 2.2, nói về “Giá trị giới hạn của biến x”, các nhóm bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Và cuối cùng, tất cả các bạn quyết định bỏ qua nội dung này vì khơng biết đáp án nào là chính xác nhất.

Mặc dù khá tích cực giao tiếp nhưng những nội dung học sinh phản ánh trên giấy lại không được tốt. Sau đây là một số phần bài làm được cho là có ý đúng của học sinh:

Hình 3.19. Phần bài làm của cặp số 6

Sau đây là một số phần tranh luận của học sinh:

HS1: Sao các cậu lại nói phần tính thể tích của nhóm tớ sai. Tớ đã áp dụng đúng công thức.

HS3: Ừ bọn tớ cũng đang khó hiểu. Bọn tớ tính bằng cách đo các cạnh rồi nhân lại với nhau.

HS2: Vậy là sao? Các cậu cũng viết công thức giống bọn tớ mà.

HS3: Ừ thì đó. Bọn tớ cũng nghĩ lấy 30 trừ đi x sẽ ra số đo cạnh đáy.... HS4: À tớ nghĩ ra rồi (tay vẫn cầm thước đo cạnh)

HS3: Ừ thế nào?

HS1: Các cậu sai ở đâu đúng không?

HS4: Không hề. Nghe nha. Nếu 30 – 4 thì là 26. Nhưng tớ đo được có 22. Vậy phải là 30 – 4 - 4 mới đúng chứ.

HS2: Đâu đưa tớ coi cái hộp nào. (cầm chiếc hộp trong tay bạn)

HS1: À tớ hình dung ra rồi. Bọn mình cắt ở hai góc mà. Phải trừ đi 2 lần x chứ cịn gì. HS3: Nếu thế thì cơng thức phải là sao?

HS1: Thì thêm trừ x vào thơi. (30 – x – x).(30 – x – x).x là được. HS4: Thay x = 4 thử nào. (bấm máy tính). Ờ ra kết quả đúng nè.

HS2: Xong. Vậy là ra vấn đề nhé. .....

HS11: Ủa sao lại nói giới hạn x của nhóm tui sai?

HS9: Thì đúng cịn gì. Cạnh là 30 cm thì x phải nhỏ hơn 30 cịn gì. HS12: Cậu sai thì có. X phải nhỏ hơn 15 cm chứ.

HS10: Nói lí do nghe coi.

HS11: Đây này. Mỗi đầu cắt đi một x. Hai đầu là 2x. Vậy là 2x mới nhỏ hơn 30 chứ. HS10: Vậy thì sao?

HS12: Thì đó. 2x < 30 thì x < 15. .....

[Trích phần thảo luận của cặp 1;2; 5 và 6]

Thông qua phần trả lời của các cặp ở bước 4 này, chúng tôi nhận thấy các em đã bắt đầu quen dần với việc giao tiếp và tranh luận để bảo vệ cho ý kiến của bản thân. Học sinh cũng đã “thể hiện được sự tự tin khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng tốn

học”. Các em bắt đầu nhận ra được những sai lầm trong chính cơng thức của nhóm mình

sau phần tranh luận qua lại giữa 2 nhóm. Có nhóm thì đã phát hiện ra lỗi sai ở phần giá trị giới hạn của biến x. Điều này cho thấy, thông qua giao tiếp, các em đã tự “củng cố

được cho bản thân các ý tưởng tốn học”. Bên cạnh đó, nhờ giao tiếp, các em cũng đã

dần biết cách “sử dụng ngơn ngữ tốn học để truyền đạt một cách chính xác các ý kiến

tốn học” cho bạn bè mình. Từ đó đã thuyết phục được các bạn theo suy nghĩ của mình

và giúp các bạn nhận ra lỗi sai của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)