Tổ chức tranh luận nhằm thúc đẩy giao tiếp ở học sinh 18 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 28 - 33)

Lê Thái Bảo Thiên Trung (2017) tóm tắt lại luận điểm của Legrand (1993) như sau:

 Tuy nhiên, là một người học toán, với mục tiêu học hiệu quả mơn tốn (theo nghĩa: phát triển trí tuệ để hiểu những gì ta đang học, giữ lại những điều cốt lõi học được ngay cả khi chúng ta không sử dụng kiến thức này hằng ngày), học sinh nên đóng vai các nhà tốn học. Muốn làm được điều này, lớp học nên được tổ chức như một cộng đồng khoa học.

Từ luận điểm này, Lê Thái Bảo Thiên Trung (2017) đã xây dựng và thực nghiệm các đồ án dạy học bằng tranh luận khoa học. Như vậy, thuật ngữ tranh luận khoa học trong dạy học toán được hiểu là tiến hành các đồ án dạy học thể hiện hai quan điểm trên.

1.3.1. Sự phức tạp khi phân tích tiên nghiệm một tình huống có tranh luận

Arsac và các tác giả (1992) nhấn mạnh về những lưu ý khi giáo viên tổ chức và quản lí những cuộc tranh luận trong lớp học:

- Thầy và trò chưa quen với hình thức làm việc này;

- Giáo viên có cảm giác lớp học ồn ào, trong khi học sinh rất phấn khởi tham gia, - Với tâm lí như vậy giáo viên khó nhìn thấy những điều học sinh đạt được thông qua tranh luận.

Nhà nghiên cứu cần hình dung trước những mức độ lập luận trong lí luận mà học sinh có thể đưa ra thơng qua cuộc tranh luận: giải thích, biện hộ và chứng minh.

Các tác giả này cũng cho rằng tiếng ồn trong lớp học khi dạy học bằng tranh luận khoa học là điểm tích cực.

“Nhưng tiếng ồn đây không phải do sự quậy phá ầm ĩ gây nên, mà là sự ồn ào

thường có ở các hội nghị, đây, trong khi tranh luận, mọi người đều hăng hái

bảo vệ lập trường của mình. Cũng nên lưu ý rằng, với một chút kinh nghiệm, học sinh sẽ học được tính kỉ luật tự giác, biết chú ý đến lời ăn tiếng nói của mình và chú ý đến những ý kiến của người khác... Đây là nhận xét của một nhóm

học sinh lớp đệ ngũ về vấn đề này: “Chúng em đã hiểu rằng muốn thuyết phục người khác thì trước hết cần phải biết nghe họ nói” ”. (Arsac et al., 1992, tr. 27)

Như vậy sự ồn ào mang tính tích cực trong dạy học bằng tranh luận khoa học phải được nhà nghiên cứu và giáo viên dự kiến trước.

Phân tích tiên nghiệm những tình huống dạy học bằng tranh luận khoa học cũng khá phức tạp vì:

“Một số cuộc tranh luận có thể bị rút ngắn, hoặc là do học sinh nhanh chóng nhất trí

với nhau, hoặc là do các em không thể tạo ra được những kiểm chứng. Vì vậy trước khi đưa ra cho lớp một tình huống hợp thức hóa, thì cần thiết phải dự kiến trước những gì sẽ xảy ra. Công việc này không phải bao giờ cũng dễ dàng. Và đó chính là cơng việc mà chúng tơi gọi là sự phân tích tiên nghiệm (a priori) một tình huống.” (Arsac et al., 1992, tr. 2)

Arsac và các tác giả (1992) đề nghị một danh sách câu hỏi hướng dẫn phân tích tiên nghiệm như sau:

- Đưa ra tình huống này cho học sinh nhằm những mục tiêu nào?

- Học sinh có dễ dàng chấp nhận giải bài tốn hay khơng? Các em sẽ làm phép thử? Các em sẽ phỏng đoán? Các em đưa ra những phỏng đốn nào? [...] Có thể xẩy ra khả năng tất cả các em đều cùng tạo ra một phỏng đốn khơng?

- Các được thua nào sẽ thúc đẩy các em hợp thức hóa phỏng đốn của mình? - Học sinh có các phương tiện để chứng minh phỏng đốn của mình khơng?[...] - Những quy tắc tranh luận nào sẽ được thể chế hóa? (Arsac et al., 1992, tr. 27-28)

1.3.2. Giao tiếp toán học trong một tranh luận khoa học

Các nhà nghiên cứu về việc thúc đẩy học sinh giao tiếp trong dạy học Toán như Legrand (2000), Radford và Demers (2004), Emri (2008), Lê Thái Bảo Thiên Trung (2017) đều nhấn mạnh rằng việc quan sát bài viết và lời nói của học sinh để xem họ có viết đúng ngôn ngữ công thức hay chưa là cần thiết nhưng chưa đủ. Chúng ta phải quan sát các hoạt động khác của học sinh như: thảo luận, trao đổi và tranh luận trong lớp học.

Giáo viên nên xuất phát từ luận điểm rằng toán học cần xây dựng ở học sinh không phải là một tập hợp các tri thức cố định buộc phải học, ngược lại toán họcvới học sinh nên là một cuộc phiêu lưu (ta không biết sẽ đi đến đâu), một trải nghiệm hay một trong những cách để nhận ra ý nghĩa của thế giới xung quanh.

Trong buổi học, những người học được xem như một cộng đồng các nhà tốn học với mục đích tranh luận một cách khoa học xoay quanh chủ đề được giáo viên đưa ra.

Họ được khuyến khích để phát biểu các dự đốn và nhận ra những dự đoán đúng. Sự đúng sai được người học nhận thức trong dạy học bằng tranh luận khoa học có khác biệt cơ bản với những giao ước thơng thường trong lớp học. Nghĩa là, chân lí khơng đến từ phán quyết của giáo viên hay những gì đã in trong sách mà phải được người học tự xây dựng với nhau.

 Trước tiên người học phải tin vào những gì mình đã dự đốn,

 Kế đến, họ phải phát triển các lí lẽ hợp lí để thuyết phục rằng các dự đốn này hợp lí,

 Sau cùng, họ phải tìm những từ ngữ, cơng thức, định lí và các ẩn dụ có thể để thuyết phục người khác.

1.3.3. Cần xuất phát từ một tình huống gợi vấn đề

Theo Lê Thái Bảo Thiên Trung (2017):

“Đây chính là điểm chung của nhiều hình thức dạy học. Vấn đề đặt ra trong

tình huống có thể là các câu hỏi, các nhiệm vụ cho học sinh mà việc giải quyết chúng giải thích cho lí do tồn tại của tri thức. Những câu hỏi hay nhiệm vụ này phải dễ hiểu (nhưng chắc chắn không dễ trả lời) và gợi tính tị mị ở học sinh.” (trang 10)

Radford và Demers (2004) gọi một tình huống gợi vấn đề là một hoạt động. Khi đó, ta hiểu hoạt động là một dãy các vấn đề hay các câu hỏi xoay quanh một chủ đề hay một khái niệm. Hai tác giả này đưa ra các yêu cầu đối với hoạt động.

+ Hoạt động phải hiệu quả, nghĩa là:

- khơng q dễ nhưng nó cho học sinh thấy lợi ích của việc giải quyết vấn đề trong hoạt động và gợi tính tị mị của học sinh,

- cần đến những phương tiện cụ thể (các kí hiệu chứa đối tượng toán học hay đối tượng vật chất),

- tạo điều kiện cho học sinh vận động (hành động, thao tác, di chuyển),

- phải từ những kiến thức đã có của học sinh sau đó họ biến đổi kiến thức của mình tốt hơn để hiểu thế giới xung quanh.

+ Hoạt động phải thúc đẩy giao tiếp, nghĩa là:

- cho phép học sinh giao tiếp đa dạng hơn là chỉ trả lời “có” hay “không”, cho phép học sinh đối thoại với nhau,

- có thể bắt đầu bằng một “tình huống khơng thể” để khơi mào cuộc tranh luận. (VD: ta có thể vẽ một tam giác có 3 góc 450, 450 và 1000 hay khơng? Ta có thể dựng một tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 1cm, 2cm và 5cm hay không?), - thuyết phục học sinh rằng giao tiếp và chia sẻ ý tưởng sẽ mang đến thành quả.

Theo NCTM (2000), giải quyết vấn đề có nghĩa là giải một nhiệm vụ mà phương pháp giải chưa biết trước. Để tìm lời giải, học sinh phải liên kết những kiến thức đã có và từ đó phát triển thành những hiểu biết tốn học mới. Giải quyết vấn đề khơng chỉ có mục tiêu để học tốn mà cịn nhắm đến nhiều mục tiêu giáo dục khác. Học sinh nên thường xun được đặt vào tình huống phải lập cơng thức, vẽ đồ thị và giải quyết những vấn đề phức hợp địi hỏi họ phải có sự cố gắng và khuyến khích họ ngẫm nghĩ về những ý tưởng của mình.

Học bằng cách giải quyết vấn đề tốn học, học sinh sẽ biết cách suy nghĩ, thói quen làm việc bền bỉ, gợi tính tị mị và tự tin trong những tình huống khơng quen thuộc. Những tình huống này sẽ hữu ích cho học sinh trong cuộc sống. Trở thành những người giải quyết tốt các vấn đề trong cơng việc sẽ có lợi thế rất lớn.

Giải quyết vấn đề là một bộ phận của tồn thể tốn cần học và vì vậy nó khơng nên là một phần độc lập trong chương trình tốn mà cần phát triển lồng trong dạy học mọi chủ đề hay phát triển các năng lực khác của toán học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy giao tiếp toán học trong dạy học hàm số ở trường trung học cơ sở (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)