Vấn đề ruộng đất công và bán công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 1957) (Trang 25 - 26)

Ruộng đất cơng và bán cơng tồn tỉnh chiếm tỷ lệ 24%. Tính riêng số liệu 12 xã điều tra, có 4.303 mẫu ruộng cơng và bán cơng trên tổng số 17.667 mẫu ruộng đất của địa phƣơng, chiếm 24.4% [3,15].

Tỷ lệ ruộng đất công và bán công ở từng vùng khác nhau. Vùng gần biển, có nhiều ruộng sa bồi thì ruộng đất công nhiều hơn nhƣ xã Cao Minh (Vĩnh Bảo), ruộng công chiếm 52.8% ruộng đất của xã. Vùng khơng có bãi, hoặc ruộng cơng đã biến thành ruộng tƣ từ lâu thì có ít nhƣ xã An Tiên (An Lão) ruộng công chỉ chiếm 3.8%. Có những nơi khơng có ruộng cơng nhƣ Vĩnh Long (Vĩnh Bảo).

Trƣớc cách mạng Tháng Tám, ruộng công thƣờng đƣợc sử dụng bằng cách quân cấp theo nhân đinh từ 18 đến 60 tuổi, thời gian trung bình quân cấp 3 năm 1 lần. Nơi nào cũng để lại một số ruộng công để đấu cố, nhƣng thƣờng chỉ có địa chủ, phú nơng mới có khả năng mua đƣợc, và đều là những ruộng gần, ruộng tốt (xã Tam Cƣờng, huyện Vĩnh Bảo có 581 mẫu ruộng cơng thì 38 hộ địa chủ đã sử dụng 65 mẫu 8 sào, chiếm 11%; xã Hồ Nghĩa, huyện Kiến Thuỵ, một mình địa chủ Tâm chiếm đoạt tới 40 mẫu [3, 15]).

Bần cố nông dù đƣợc chia ruộng nhƣng vì quá túng thiếu, khơng có dụng cụ sản xuất nên cuối cùng lại cầm bán vào tay địa chủ, phú nơng.

Ruộng phe giáp, ruộng đình cũng đƣợc đem ra bán đấu cố hoặc đem phát canh lấy tiền thóc để cúng lễ, chè chén. Riêng ruộng chùa thì nhiều nơi tự canh hoặc thuê ngƣời làm.

Sau cách mạng Tháng Tám, ta chủ trƣơng chia lại ruộng công điền cho cả nam và nữ, kể cả địa chủ, phú nông. Nhƣng dần dần, do ảnh hƣởng chính

24

sách dân chủ của ta, và việc thuê mƣớn nhân công cũng gặp nhiều khó khăn nên địa chủ đã trả lại những ruộng công và bán công, nhất là từ năm 1949 trở đi. Ở Vùng du kích (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo), năm 1953, ta đã chủ trƣơng rút ruộng công và bán công trong tay địa chủ, đem chia cho nông dân khơng có hoặc thiếu ruộng. Nơi khơng có ruộng cơng nhƣ Vĩnh Long (Vĩnh Bảo), ta đã tập trung ruộng đất bán công lại và chia cho nơng dân. Cịn vùng tạm chiếm, ruộng đất công và bán công hầu nhƣ khơng biến chuyển.

Nhìn chung, ruộng đất cơng và bán cơng có chiều hƣớng giảm mạnh, từ sau cách mạng đến trƣớc cải cách ruộng đất. Phần lớn số ruộng này đã chuyển vào tay nông dân. Theo số liệu 12 xã điều tra, cho đến trƣớc cải cách ruộng đất, trung nông đã sử dụng 1.081 mẫu 7 sào ruộng công, bần nông sử dụng 2.215 mẫu 9 sào, cố nông sử dụng 613 mẫu 8 sào. Tổng cộng, ruộng đất công do nông dân lao động sử dụng là 3.910 mẫu 4 sào trên tổng số 4.303 mẫu 5 sào ruộng đất công và bán công của 12 xã, chiếm tỷ lệ 99% [3,16].

Nhƣ vậy, đến thời điểm năm 1955, ruộng đất công và bán công đã căn bản vào tay nông dân, chỉ riêng vùng tạm chiếm mới giải phóng, địa chủ cịn sử dụng một ít (xã Đơng Phƣơng, huyện Kiến Thuỵ, địa chủ còn sử dụng 24 mẫu).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 1957) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)