THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1956-1957)
2.3.2. Công tác trả lại tự do cho những người bị quy kết sa
Tỉnh uỷ Kiến An đã chỉ đạo thực hiện công tác trả tự do khẩn trƣơng.
Về tổ chức: Ban lãnh đạo chung gồm 5 ngƣời do chủ tịch UBHC tỉnh làm trƣởng ban. Ngồi ra cịn có 5 bộ phận giúp việc: Bộ phận tổ chức, bộ phận giáo dục, bộ phận quản trị, bộ phận y tế, bộ phận phân loại hồ sơ.
Công tác trả tự do đƣợc chia thành 3 bƣớc với những đối tƣợng khác nhau.
Bƣớc 1: Xét trả tự do cho những cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, bộ đội bị truy bức và bị truy chụp phản động hay phá hoại hiện hành; khôi phục công quyền và danh dự cho họ. Đồng thời tạm tha đối với địa chủ già yếu hoặc có con mọn mà xét tha về khơng cịn khả năng chống phá.
Bƣớc 2: Trả tự do cho những nông dân lao động hoặc thành phần khác trong cải cách ruộng đất bị quy oan là phản động hoặc phá hoại hiện hành. Khôi phục công quyền và danh dự cho họ.
Bƣớc 3: Xét trả tự do cho những nông dân lao động hoặc địa chủ thƣờng, địa chủ kháng chiến bị quy oan là phản động hoặc phá hoại hiện hành và bị kích lên thành địa chủ cƣờng hào gian ác. Ở bƣớc này, tuỳ theo tội nặng nhẹ hoặc trả tự do, khoan hồng, hoặc cải án phóng thích, ân xá, ân giảm, hay ngun án.
Các bƣớc trả tự do đƣợc tiến hành theo trình tự: 1) Phổ biến chính sách và chuẩn bị tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên, gia đình ngƣời sẽ đƣợc
53
trả tự do. 2) Tổ chức tiếp đón phạm nhân đƣợc trả tự do và chuẩn bị mở lớp học tập. Đồng thời ban tổ chức sơ bộ phân loại để bố trí học tập cho hợp lý, đối chiếu phân loại. 3) Tiến hành mít tinh, cơng bố trả tự do cho những ngƣời bị xử trí oan.
1. Phổ biến chính sách và chuẩn bị tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên, gia đình ngƣời sẽ đƣợc trả tự do.
Thực hiện thông tƣ số 3983 PI (9.9.1956) của TTP, Tỉnh đã mở Hội nghị cán bộ Tỉnh để học tập chủ trƣơng chính sách trả tự do cho những ngƣời bị xử trí oan. Hội nghị kết thúc, Tỉnh phân cơng cán bộ về tổ chức học tập cho cán bộ công nhân viên của tỉnh, huyện, đồng thời tập trung cán bộ phân công về các huyện tham gia chỉ đạo. Sau khi học tập xong ở tỉnh, huyện, các cán bộ đƣợc cử về tổ chức học tập ở các tiểu khu (liên xã), hƣớng dẫn cán bộ xã học tập. Cán bộ xã lại về tổ chức cho cán bộ quân dân chính xã học tập. Học xong, xã bố trí cán bộ xuống hƣớng dẫn nhân dân xóm.
2. Tổ chức tiếp đón phạm nhân đƣợc trả tự do và chuẩn bị mở lớp học tập.
Nội dung học tập chính là học thƣ Hồ Chủ tịch, chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ về việc trả lại tự do. Ở bƣớc 2, do đối tƣợng đa phần là nguỵ quân, nguỵ quyền trƣớc đây nên các lớp đƣợc học thêm về chính sách tự do tín ngƣỡng, chính sách đối với nguỵ quân, nguỵ quyền.
Quá trình học tập đã làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận rõ thắng lợi của cải cách ruộng đất là căn bản, đồng thời cũng thấy rõ khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng. Đại đa số cán bộ đảng viên, gia đình cách mạng, cán bộ bộ đội nói chung rất phấn khởi học tập liên hệ, có nhiều biểu hiện tốt, nhất là đảng viên có thái độ đúng mực, giữ vững đƣợc kỷ
54
luật, khuyên ngăn đƣợc những đồng chí có thái độ q khích, hiềm thù cá nhân.
Bên cạnh đó, qua học tập, nhất là ở xã, xóm đã liên hệ phát giác đƣợc những ngƣời nào là oan, ngƣời nào có tội, lập danh sách giúp đỡ Tỉnh trong việc xét duyệt để báo cáo lên Khu.
Song song với việc mở lớp học tập, tiểu ban xét trả tự do Tỉnh cũng tiến hành xác minh, phân loại, lập danh sách.
Tiểu ban phân loại gồm 4 cán bộ toà án, 4 cán bộ công an, mỗi huyện lại cử lên 1 cán bộ cùng nhà trƣờng tham gia việc xác minh, phân loại, lập danh sách.
Cán bộ huyện cùng cán bộ nhà trƣờng nắm tình hình bộc lộ liên hệ của học viên để đối chiếu với hồ sơ mà đoàn cải cách ruộng đất đã bàn giao lại, đồng thời đối chiếu với đơn khiếu nại của gia đình, đối chiếu với sự phát hiện của xã, huyện cung cấp lên để kịp thời uốn nắn.
Đặc biệt, đối với bƣớc 3 là một bƣớc khó khăn, phức tạp, chủ trƣơng của Bộ và Khu là “không giữ một ngƣời bị xử trí oan ở trại giam, khơng tha nhầm một ngƣời có tội về địa phƣơng”. Tỉnh cũng đã lấy một xã Bắc Hà (An Lão) để thí điểm rút kinh nghiệm, phổ biến cho các huyện và xã.
3. Tổ chức mít tinh, cơng bố trả tự do
Học tập xong, các huyện cử cán bộ lên đón tiếp những ngƣời đƣợc xét trả tự do về huyện. Ở bƣớc 1, huyện tiến hành tổ chức điển hình mít tinh một xã gần huyện để công bố mệnh lệnh trả tự do, khôi phục công quyền, danh dự cho những cán bộ, đảng viên và gia đình có cơng với cách mạng và kháng chiến. Sau đó, lần lƣợt các xã đón tiếp về địa phƣơng, tổ chức mít tinh, cơng bố trả tự do, khôi phục công quyền danh dự cho những ngƣời bị oan. Trong bƣớc 2, công bố mệnh lệnh trả tự do đƣợc tiến
55
hành nhƣ bƣớc 1, nhƣng có phân biệt đối xử. Đối với những gia đình có con là cán bộ đảng viên thì mít tinh cơng bố ở xã, nếu là nông dân lao động thì chỉ triệu tập họp cán bộ qn dân chính mở rộng để cơng bố. Tuy nhiên, sau đó UBHC Khu đã chỉ thị cho Tỉnh: trƣớc đây đem ngƣời ra đấu tố trƣớc nhân dân thì nay cũng cần cơng bố trả tự do trƣớc nhân dân. Thực hiện chỉ thị đó, việc mít tinh cơng bố trả tự do cho nông dân lao động đƣợc tiến hành tại các thôn.
Nhận thức rõ công tác trả tự do là một công tác quan trọng đột xuất, Tỉnh đã huy động một số lƣợng lớn cán bộ, tiến hành nhiệm vụ khẩn trƣơng. Kết quả, qua ba bƣớc, ta đã trả tự do cho những ngƣời bị xử trí oan là 790 ngƣời; có ít tội khoan hồng, cải án phóng thích cho 228 ngƣời; tạm tha 224 ngƣời. Tổng cộng đã cho về địa phƣơng 1.242 ngƣời. Số ngƣời quản chế đã đƣợc giải quản là 306 ngƣời. Số tử hình đã minh oan trong bƣớc 1 là 6 ngƣời. Số cán bộ đã tha về địa phƣơng là 908 ngƣời, số tu sỹ đƣợc tha về là 1 ngƣời. Còn lại 213 ngƣời vẫn tiếp tục ở tù, và 69 ngƣời vẫn chịu án quản chế [8, 166-167] Trong số đó, Huyện, Tỉnh đã đề nghị tạm giữ lại một số, chờ xét duyệt sẽ giải quyết sau.
Công tác trả tự do đƣợc tiến hành khẩn trƣơng thể hiện sự kiên quyết sửa sai của Đảng và Chính phủ, góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân, đa số cán bộ đảng viên về tham gia công tác trở lại, những mâu thuẫn do hậu của của cải cách ruộng đất gây nên đã đƣợc giải quyết một phần, tình hình nơng thơn cũng dần đi vào ổn định.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, cơng tác trả tự do cũng cịn những tồn tại sau:
Việc tuyên truyền, giáo dục quần chúng về cơng tác trả tự do có lúc, có nơi chƣa đƣợc tốt nên ngƣời đƣợc trả tự do vẫn bị quần chúng thành kiến. Đặc biệt ở bƣớc 3, việc lãnh đạo học tập chỉ tập trung lúc đầu, sau
56
rời rạc, chỉ có một cán bộ tun huấn, và hầu nhƣ khốn trắng cho tồ án và công an. Việc tuyên truyền ở xã yếu đi, nên quần chúng khinh miệt, thành kiến đối với ngƣời đƣợc tha kể cả nông dân, khiến họ thiếu phấn khởi.
Việc xác minh, xét duyệt chƣa đƣợc khẩn trƣơng. Nhất là ở bƣớc 3, UBHC và Huyện uỷ lúc đầu xem nhẹ, chƣa chú ý đến công tác xét trả tự do nên khoán trắng cho cơng an, tồ án huyện làm. Sau đó Tỉnh đã họp bổ khuyết kịp thời nên sự lãnh đạo có phần chặt chẽ hơn. Tuy nhiên về phía Khu, việc xét duyệt án cũng tiến hành tƣơng đối chậm, gần 3 tháng mà Khu chƣa duyệt đƣợc 20 hồ sơ do Tỉnh gửi lên. Tính đến tháng 7 năm 1957, vẫn cịn một số án tử hình chƣa xác minh và minh oan đƣợc.
Trong bƣớc 1, ta thả nhầm một số cƣờng hào gian ác có con là cán bộ, bộ đội, một số tên khi về vẫn khinh rẻ nông dân, tranh chấp tài sản với nơng dân, tìm cách gây dựng lại uy thế của họ. Bƣớc 2 tha nhầm một số tên có nhiều tội ác, nên quần chúng khơng đồng tình. Hơn thế nữa, xét tiêu chuẩn của Trung ƣơng về việc trả tự do qua 3 bƣớc: những trƣờng hợp đúng là địa chủ nhƣng vì có con em là cán bộ, bộ đội nên đƣợc tha về ở bƣớc 1, trong khi đó nơng dân lao động bị kích lên địa chủ thì phải đến bƣớc 3 mới đƣợc tha về; hoặc ở bƣớc 1, địa chủ đƣợc tha về cũng đƣợc đối xử và hƣởng tiêu chuẩn nhƣ cán bộ, đảng viên. Điều này gây thắc mắc trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên.