Ngay trong thời kì vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giai cấp nông dân trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Đến Hội nghị thành lập Đảng, trong Chánh cƣơng vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đƣờng cách mạng Việt Nam “làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, để đi tới xã hội cộng sản”[17, 2]. Về nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, Cƣơng lĩnh nêu rõ: “Đảng phải thu phục cho đƣợc đại đa số nông dân, phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”, "Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sƣu thuế cho dân cày nghèo" [17, 3].
Luận cƣơng chính trị tháng 10.1930 của Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ mang lại ruộng đất cho nông dân: “thực hành cách mạng thổ địa cho triệt để… Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông”[17, 95].
Chủ trƣơng của Đảng trong thời kì này đã thể hiện nhận thức đúng đắn về vị trí của nơng dân cũng nhƣ vấn đề ruộng đất ở một nƣớc thuộc địa, đặt nó thành một nhiệm vụ chiến lƣợc gắn liền với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Từ năm 1939, tình hình thế giới có nhiều biến động, chiến tranh bùng nổ, thực dân Pháp tăng cƣờng đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Trƣớc tình hình đó, Đảng ta chủ trƣơng ƣu tiên nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên đầu “lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”[18, 538-539].
27
Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 8 (5.1941), Đảng ta xác định “Cuộc cách mạng Đông Dƣơng hiện tại không phải là cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng [19, 119] Vì vậy, vấn đề ruộng đất, ta chủ trƣơng chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, chủ trƣơng chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức…
Trong thời kì cao trào kháng Nhật cứu nƣớc, khu giải phóng Việt Bắc đƣợc thành lập (6.1945). Chính quyền cách mạng ở khu giải phóng đã tiên phong thực hiện những chính sách của mặt trận Việt Minh, tịch thu ruộng đất của đế quốc, tay sai đem chia cho nơng dân khơng có hoặc thiếu ruộng. Thực tế đó, cho phép ngƣời nông dân trong cả nƣớc hy vọng vào một tƣơng lai khơng xa: khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng” sẽ trở thành hiện thực.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách để xây dựng kinh tế kháng chiến, đặc biệt là việc thực hiện chính sách ruộng đất nhằm đem lại quyền lợi kinh tế cho nông dân. Về vấn đề này, Hội nghị cán bộ lần thứ V (8.1945) khẳng định: Muốn xố bỏ những tàn tích phong kiến, phát triển nơng nghiệp, phải cải cách ruộng đất. Song xuất phát từ đặc điểm của cách mạng nƣớc ta, phƣơng thức tiến hành cách mạng ruộng đất là: “Dùng phƣơng pháp cải cách mà dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ lại (ví dụ giảm tơ) đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi khơng có hại cho Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lƣợc)…đó cũng là một cách ta thực hiện cách mạng thổ địa bằng một đƣờng lối riêng biệt”[20, 199].
Cùng với sự phát triển của cuộc kháng chiến, từ năm 1949, Đảng đã chủ trƣơng đẩy mạnh lên một bƣớc việc thực hiện chính sách ruộng đất. Thực hiện chủ trƣơng đó, Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh, nghị định, thông
28
tƣ về chính sách ruộng đất, về giảm tơ, giảm tức, nhƣ: Sắc lệnh 78/SL ngày 14.7.1949 ấn định mức địa tô và thành lập ở mỗi tỉnh một Hội đồng giạm tô; Sắc lệnh 75/SL ngày 1.7.1949 về tịch thu ruộng đất của những phạm nhân bị kết án làm phƣơng hại đến nền độc lập quốc gia; Thông tƣ số 35/NV ngày 11.6.1949 quy định thể thức chia ruộng đất của Pháp kiều cho dân nghèo; Sắc lệnh 25/SL ngày 13.5.1950 quy định sử dụng ruộng đất vắng chủ; Sắc lệnh 88/SL ngày 22.5.1950 quy định thể lệ lĩnh canh ruộng đất; Sắc lệnh 89/SL ngày 22.5.1950 quy định việc giảm lãi, xố nợ, hỗn nợ…
Việc thực hiện chính sách ruộng đất trong thời kỳ này đã từng bƣớc giải quyết một phần nhu cầu về ruộng đất cho nơng dân. Tính chung lại từ cách mạng tháng Tám đến đầu năm 1953, ở miền Bắc, qua những cuộc cải cách từng phần, đã có tới 58,35% tổng số ruộng đất của thực dân và địa chủ cùng ruộng đất công đã đƣợc chuyển về tay nơng dân [49, 72]. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc cải thiện đời sống nông dân, bồi dƣỡng lực lƣợng kháng chiến và thu hẹp thế lực của giai cấp địa chủ.
Riêng ở Kiến An, việc thực hiện chính sách ruộng đất gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của Kiến An là vùng địch chiếm đóng. Chủ yếu mới thực hiện ở những vùng du kích dƣới hình thức vận động hiến điền, trƣng vay cứu đói.
Bƣớc sang năm 1953, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quân sự. Lực lƣợng vũ trang đã lớn mạnh cả về chất lƣợng và số lƣợng, quân đội ta đã giữ vững và phát huy thế chủ động chiến lƣợc trên toàn chiến trƣờng. Điều kiện cho ta giành thắng lợi quyết định đang đến gần. Yêu cầu chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến ngày càng trở nên cấp bách. Hơn bao giờ hết, việc huy động lực lƣợng của toàn dân mà phần lớn là nông dân là điều tối cần thiết. Muốn vậy, phải không ngừng bồi dƣỡng lực lƣợng của nông dân, cải thiện đời sống của nông dân.
29
Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ IV họp từ ngày 25 đến 30.1.1953, đã kiểm điểm chính sách ruộng đất của Đảng trong những năm kháng chiến. Hội nghị quyết định “Tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lƣợc khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân” [21, 153]. Để thực hiện cải cách ruộng đất trong năm 1953 “cần phóng tay phát động quần chúng nơng dân thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, chia hẳn ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian cho nông dân, chủ yếu là triệt để giảm tơ, nhằm thoả mãn bƣớc đầu u cầu chính đáng về kinh tế của nông dân… đập tan uy thế chính trị của địa chủ phong kiến, giành ƣu thế chính trị cho nơng dân lao động ở nơng thơn” [21, 154].
Ngày 12.4.1953, Chính phủ ban hành sắc lệnh 149 – SL/TƢ quy định chính sách ruộng đất của Đảng. Tiếp đó, tháng 11.1953, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 họp và thông qua Cƣơng lĩnh ruộng đất của Đảng, nói rõ mục đích của cải cách ruộng đất: “Để cải thiện đời sống của nông dân, để đẩy mạnh kháng chiến, đánh đuổi đế quốc Pháp, can thiệp Mỹ, đánh đổ ngụy quyền, hồn tồn giải phóng dân tộc. Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, mở đƣờng cho công thƣơng nghiệp phát triển, lợi cho kháng chiến và kiến quốc…Nông dân yêu cầu đƣợc ruộng đất là một điều rất chính đáng, rất hợp với lợi ích giải phóng dân tộc. Chỉ có thực hiện khẩu hiệu ngƣời cày có ruộng, làm cho hàng chục triệu nông dân hǎng hái tham gia kháng chiến, thì kháng chiến mới hồn tồn thắng lợi, cách mạng chắc chắn thành công” [21, 574 - 575].
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, Cƣơng lĩnh nhấn mạnh đƣờng lối giai cấp của Đảng ở nông thôn là “dựa hẳn vào bần cố nơng, đồn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến
30
từng bƣớc và có phân biệt, để phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [21, 431].
Đƣờng lối trên thể hiện rõ quan điểm, thái độ của Đảng ta đối với từng giai cấp, tầng lớp ở nông thôn. Mục tiêu trực tiếp của cải cách ruộng đất là đánh đổ giai cấp địa chủ, xoá bỏ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Điều đó khơng có nghĩa rằng đối tƣợng đấu tranh của cải cách ruộng đất là toàn bộ giai cấp địa chủ với mức độ nhƣ nhau, mà chỉ chủ yếu tập trung mũi nhọn vào hàng ngũ địa chủ đầu sỏ, phản động, gian ác trong giai cấp địa chủ, chiếu cố thích đáng những địa chủ tham gia và ủng hộ kháng chiến. Do đó, phƣơng châm của Đảng là “thoả mãn yêu cầu nông dân, lại củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, lợi cho kháng chiến và lợi cho sản xuất. Vì vậy trong khi thực hiện cải cách ruộng đất đối với giai cấp địa chủ có phân biệt” [21, 431].
Về phƣơng châm và phƣơng pháp đấu tranh là “Làm cho quần chúng tự giác, tự nguyện đấu tranh giành lại quyền lợi của mình, dùng lực lƣợng nơng dân để giải phóng nơng dân…Phóng tay phát động quần chúng nông dân; tổ chức giáo dục và lãnh đạo quần chúng nông dân đấu tranh, thực hiện cải cách ruộng đất có kế hoạch, làm từng bƣớc, đi đúng đƣờng lối quần chúng. Tuyệt đối không dùng cách ép buộc mệnh lệnh” [21, 431].
Trên đây là đƣờng lối chung, cơ bản của Đảng ta về thực hiện cải cách ruộng đất. Cụ thể, Cƣơng lĩnh ruộng đất quy định đối với việc xử lý ruộng đất nhƣ sau :
“1. Tịch thu ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, nhà cửa và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lƣợc khác.
2. Tịch thu ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, nhà cửa và tài sản của bọn Việt gian phản quốc.
31
3. Tịch thu hoặc trƣng thu (tuỳ tội nặng nhẹ) ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, nhà cửa và tài sản của địa chủ phản động và cƣờng hào gian ác. 4. Trƣng thu ruộng đất công và ruộng đất nửa công nửa tƣ, bao gồm ruộng phe, ruộng giáp, ruộng tƣ văn, tƣ võ, ruộng các đoàn thể… 5. Trƣng thu hoặc trƣng mua (tuỳ trƣờng hợp) ruộng đất của tôn giáo.
6. Tịch thu ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, nhà cửa và tài sản của ngoại kiều hợp tác với đế quốc xâm lƣợc. Trƣng thu ruộng đất trâu bị, nơng cụ của những địa chủ ngoại kiều khác.
7. Trƣng mua ruộng đất, trâu bị, nơng cụ của địa chủ kháng chiến và địa chủ thƣờng, song địa chủ kháng chiến đƣợc chiếu cố một cách thích đáng” [21, 575].
Đối với những ruộng đất vắng chủ hoặc ruộng đất bỏ hoang thì xử lý theo hình thức trƣng thu hoặc trƣng mua.
Về đối tƣợng đƣợc chia ruộng đất bao gồm: bần, cố, trung nông, kể cả phú nông thiếu ruộng; các thành phần liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, quân nhân cách mạng; các tầng lớp nghèo khổ khác ở nông thôn; trong những trƣờng hợp cụ thể vẫn sẽ chia cho gia đình ngƣời thân của địa chủ, nguỵ binh, ngoại kiều, nhà chùa, nhà thờ, ruộng họ…
Nguyên tắc chia nhƣ sau [21, 485 - 488]:
1. Không chia bình quân, thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia.
2. Chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần bù xa.
3. Chia theo nhân khẩu chứ không chia theo sức lao động. Tuy nhiên đối với những hộ bần nơng có ít ngƣời nhƣng thừa lao động sẽ đƣợc chiếu cố chia hơn tiêu chuẩn một chút.
32
4. Lấy số diện tích bình quân và số sản lƣợng bình quân ở địa phƣơng làm tiêu chuẩn để chia.
5. Chia theo đơn vị xã, ruộng nơi nào chia cho nơi ấy. Tuy nhiên nếu trong 1 xã ruộng nhiều ngƣời ít thì có thể san sẻ một phần cho xã kế bên ít ruộng nguời đơng, sau khi đã chia hết cho nông dân trong xã và đƣợc nông dân xã đồng ý.
Trên cơ sở đƣờng lối chung của Đảng, ngày 4.12.1953, Quốc hội khóa III đã thơng qua Luật cải cách ruộng đất, gồm 5 chƣơng, 38 điều, nhằm cụ thể hóa nội dung cơng tác cải cách ruộng đất. Ngay sau đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh 197 – SL về Luật cải cách ruộng đất. Thời điểm này, Kiến An đang bị tạm chiếm nên chƣa có điều kiện thực hiện cải cách ruộng đất, tuy vậy, Đảng bộ Kiến An cũng đã phát động phong trào đấu tranh giảm tô, giảm tức, rút ruộng công, ruộng đồn điền trong tay địa chủ chia cho nơng dân thiếu ruộng, vì vậy đời sống của nông dân Kiến An trong kháng chiến cũng đƣợc cải thiện một phần.
Hịa bình lập lại, miền Bắc đƣợc hồn tồn giải phóng, nhiệm vụ khơi phục kinh tế, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất đƣợc đặt ra. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9.1954 một lần nữa khẳng định: “Chia ruộng cho nơng dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phải là chính sách bất di bất dịch của ta… Nếu không thực hiện việc tiêu diệt chế độ ruộng đất của địa chủ thì cũng không thể tạo ra điều kiện căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế. Bởi vậy phải tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh cải cách ruộng đất” [22, 297].
Báo cáo của Chính phủ trình bày trƣớc Quốc hội khóa IV (3.1955) đã nhấn mạnh tác dụng toàn diện của cải cách ruộng đất đối với miền Bắc: Về chính trị, cải cách ruộng đất là củng cố nơng thơn vững chắc, nền tảng của chính quyền dân chủ cộng hịa; có cải cách ruộng đất thì mới thực sự có dân
33
chủ. Về kinh tế, cải cách ruộng đất tạo điều kiện căn bản để khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, đẩy mạnh thƣơng nghiệp. Cải cách ruộng đất là cải thiện dân sinh trƣớc tiên cho nông dân.
Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những sai lầm, hạn chế của các đợt giảm tơ và thí điểm cải cách ruộng đất trƣớc đó, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn, chính sách cải cách ruộng đất của Đảng sau hịa bình lập lại đã có sự điều chỉnh: rút khẩu hiệu “đánh đổ Việt gian phản động” đề ra trong kháng chiến, thu hẹp diện đấu tranh, sửa đổi phƣơng pháp đấu tranh, đối với địa chủ cần “tăng cƣờng tác dụng của chính quyền và pháp luật, dùng phƣơng pháp tịa án” [22, 298] để đấu tranh; khơng vạch linh mục là địa chủ dù họ quản lý ruộng đất phát canh của nhà chung, mở rộng diện trƣng mua, quy định việc hiến ruộng với những điều kiện rộng rãi hơn, chiếu cố những nhà công thƣơng nghiệp kiêm địa chủ; kết hợp cải cách ruộng đất với trấn áp bọn phản cách mạng phá hoại hiện hành và chỉnh đốn chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng.
Trên tinh thần đó, một loạt các văn kiện đã ra đời nhằm cụ thể hóa chính sách cải cách ruộng đất trong thời kỳ này: Mấy vấn đề bổ sung vào chính sách cải cách ruộng đất đối với vùng mới giải phóng (đƣợc Hội đồng Chính phủ thơng qua trong phiên họp trung tuần tháng 5.1955), Điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn (số 472 TTg ngày 1.3.1955 của Thủ tƣớng phủ)…
Cải cách ruộng đất ở Kiến An đƣợc tiến hành vào đợt 5 - đợt cuối cùng (từ 25.12.1955 đến 30.7.1956). Nghị quyết cuộc họp thƣờng trực của UBCCRĐ Khu Tả Ngạn và Bí thƣ các Đồn ủy (12.1955) cũng đã đề ra mục đích và yêu cầu của cải cách ruộng đất đợt 5 nhƣ sau [12, 4]:
- Triệt để xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ ở nƣớc ta, thực
34
hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nơng dân, thực hiện ngƣời cày có ruộng,