Công tác chấn chỉnh tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 1957) (Trang 62 - 66)

5. Những hộ địa chủ trong

2.3.4. Công tác chấn chỉnh tổ chức

Trong cải cách ruộng đất, các tổ chức cũ bị giải tán. Tồn tỉnh có 64 chi bộ đã giải tán 50 và không công nhận 14 chi bộ, gạt 2.126 đảng viên ra khỏi đảng.

Các tổ chức mới xây dựng trong cải cách ruộng đất cũng hầu nhƣ tê liệt, đảng viên mới là những ngƣời bị đả kích mạnh nhất, mất niềm tin với nhân dân. Các ngành chính quyền và các giới xã, cán bộ dao động, nằm im, sợ xin nghỉ công tác ngày một nhiều, quần chúng không sinh hoạt.

Thực hiện sửa sai, các cán bộ sửa sai đã xuống xã công tác, đã gặp và thận trọng xét lại số đảng viên bị xử trí oan và đã phục hồi đảng viên cho các

61

đồng chí. Tồn tỉnh đã phục hồi trên 1.000 đảng viên. Cụ thể, đoàn 3 đã phục hồi 1.050 đảng viên, đoàn 4 phục hồi 121 đảng viên. Tính chung số đảng viên cũ cịn lại trong cải cách ruộng đất cộng với số đảng viên mới kết nạp, và những đảng viên đƣợc phục hồi sau sửa sai, tồn tỉnh có khoảng trên 3.000 đảng viên. 64 chi bộ đảng trƣớc đây bị giải tán và khơng cơng nhận thì nay đã đƣợc phục hồi. Bên cạnh đó, ta đã lập thêm 43 chi bộ mới, tổng cộng toàn tỉnh có 107 chi bộ.

Kiện tồn bộ máy chính quyền xã

Thực hiện thông tƣ số 1169-TTg của Thủ tƣớng phủ về việc kiện tồn bộ máy chính quyền cấp xã, Tỉnh đã họp các huyện phổ biến kế hoạch và biện pháp thực hiện.

Sau cải cách ruộng đất, Tỉnh đã tuyên bố trả tự do cho 908 cán bộ bị xử trí oan, số cịn lại đang tiếp tục điều tra xét duyệt. Các xã cũng đã làm công tác vận động tƣ tƣởng để các đồng chí này tiếp tục về tham gia cơng tác.

Huyện kiểm điểm và xét những xã nào cần điều chuyển và có điều kiện làm trƣớc để phục vụ cho cơng tác sửa sai hiện tại. Sau đó, huyện phân cơng uỷ viên trực tiếp xuống từng xã, kết hợp với cán bộ sửa sai, thẩm tra, nắm tình hình, nhận xét ai cần chuyển sang ngành khác, ai giữ lại, ai cần đƣa vào Uỷ ban, rồi phát động từng ngƣời, làm cho họ nhận thức đúng, tự nguyện, tự giác, tham gia bàn bạc để xây dựng, kiện tồn chính quyền.

Trong bƣớc 1, ta đã kiện tồn xong 98 xã, cịn 9 xã thuộc 3 huyện Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo chƣa hoàn thành về số lƣợng cũng nhƣ thành phần theo đúng nhƣ thơng tƣ 1169-Ttg của Thủ tƣớng phủ. Có những xã đƣa vào uỷ ban quá nhiều tới 12, 13 uỷ viên nhƣng vẫn kém tác dụng. Có xã trung nơng chiếm nhiều, hoặc chánh phó chủ tịch là trung nơng hay bần nơng cả. Đến đầu bƣớc 2, ta tiếp tục chấn chỉnh kiện toàn. Kết quả 9 xã có 75 uỷ viên

62

(trong đó 16 cố nơng, 28 trung nông, 31 bần nông, 1 lao động khác, 32 đảng viên).

Về mặt bồi dƣỡng cán bộ xã, nói chung các huyện từ sau bƣớc 1 đã đặt vấn đề bồi dƣỡng cho cán bộ xã về lề lối làm việc và phân công phân nhiệm cho từng ngƣời trong uỷ ban. Riêng huyện Kiến Thuỵ đã triệu tập chủ tịch và phó chủ tịch các xã họp hội nghị 4 ngày, kiểm điểm tình hình cơng tác bƣớc 1, rút ra những ƣu khuyết điểm phục vụ cho công tác bƣớc 2, đồng thời bồi dƣỡng cách làm việc cho từng uỷ viên, sao cho mỗi ngƣời đi sâu vào từng khối lƣợng cơng tác của mình, làm việc phải sát thực tế, sát nhân dân.

Kiện toàn các ban ngành giúp việc xã

Đi đơi với chấn chỉnh bộ máy chính quyền, các xã đồng thời tiến hành kiện toàn các ban ngành giúp việc xã để đảm nhiệm công tác chuyên môn.

Ban công an: qua bƣớc 1 về cơ bản đã đƣợc phục hồi, chấn chỉnh, bổ sung cán bộ. Tính đến tháng 3 năm 1957, tồn tỉnh có 228 cán bộ cơng an xã, trong đó 92 xã đã có uỷ viên trong uỷ ban phụ trách cơng an, 15 xã cịn lại mới chỉ có đồng chí phó chủ tịch phụ trách chung. Tóm lại, mỗi xã đã kiện tồn có từ 2 đến 3 ngƣời, trừ một số xã nhƣ Lê Lợi (An Dƣơng) mỗi xóm có từ 1 đến 2 công an xã.

Ban xã đội: trong toàn tỉnh, 104 ban chỉ huy xã đội đƣợc phục hồi, bổ sung. Còn lại 3 xã Đại Hợp, Minh Tân (Kiến Thuỵ), Đại Thắng (Tiên Lãng) đến hết bƣớc 2 mới kiện toàn xong. Tổng số cán bộ xã đội là 438 ngƣời, mỗi xã có từ 3 đến 5 cán bộ. Xã nào cũng có uỷ viên trong uỷ ban làm xã đội trƣởng.

Ban văn hoá – xã hội: Tất cả các xã trong Tỉnh đều có uỷ viên phụ trách văn hố hay xã hội, trừ những xã có 7 uỷ viên thì 1 đồng chí phụ trách kiêm cả 2 phần trên. Về xóm, hầu nhƣ các xóm đều có từ 1 đến 2 giáo viên giảng dạy, phong trào học tập trong nhân dân đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt là ở

63

các xã Tân Trào, Tân Phong (Kiến Thuỵ), mỗi xóm trong xã đã xây dựng một nhà trƣờng để nhân dân tiện lợi đi lại học tập. Về văn hóa, mỗi xã đã có 1 nhà văn hố để nhân dân trong xóm đọc sách báo.

Tư tưởng cán bộ cũ mới

Trong khi học tập đƣờng lối sách lƣợc nông thôn, đa phần cán bộ mới tỏ ra hào hứng, phấn khởi công tác, nhƣng ngƣợc lại còn một số nghi ngờ không an tâm công tác, cho rằng trƣớc sau uỷ ban cũng bầu lại, còn một số muốn an phận về nhà nhà giúp đỡ gia đình sản xuất, một số thì nằm im, chây lƣời bỏ nhiệm vụ khơng làm.

Tƣ tƣởng cán bộ cũ đƣợc phục hồi sau cải cách ruộng đất, đa phần muốn gạt cán bộ mới ra ngồi bộ máy. Một số đồng chí tỏ ra hồi nghi chính sách của Đảng, Chính phủ; một số cán bộ xin nghỉ (Hợp Đức – Kiến Thuỵ, Uỷ ban có 9 ngƣời thì 6 ngƣời đề nghị xin nghỉ cơng tác), một số cán bộ trung nông tỏ ra không hào hứng cơng tác, cho rằng Đảng và Chính phủ tin ở bần cố nơng hơn họ, cũng có những cán bộ xin nghỉ để về giúp đỡ gia đình sản xuất. Trung bình, mỗi xã có từ 2 đến 3 ngƣời xin nghỉ cơng tác.

Trƣớc tình hình đó, cán bộ sửa sai đã hƣớng dẫn các xã, nhiều lần tổ chức họp cán bộ cũ mới để giải thích, ổn định tƣ tƣởng, nói rõ trách nhiệm của mỗi đồng chí là đồn kết để sửa sai đƣợc tốt. Qua bồi dƣỡng giáo dục, cán bộ cũ mới đã dần dần thông cảm, vui vẻ công tác với nhau mặc dù số lƣợng cán bộ cũ tham gia cịn ít; việc sinh hoạt bƣớc đầu đƣợc phục hồi, dần đi vào nền nếp.

Nhƣ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, với tinh thần quyết tâm cao độ, Đảng bộ và quần chúng nhân dân Kiến An đã từng bƣớc khắc phục những hậu quả do sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất gây ra.

Qua thực hiện nhiệm vụ của công tác sửa sai và chỉnh đốn tổ chức, dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng, Đảng bộ Kiến An đã nắm vững chủ trƣơng,

64

chính sách và vận dụng đúng phƣơng châm mà Trung ƣơng đề ra; đồng thời tập trung lực lƣợng từ tỉnh đến huyện, xã, thực hiện cơng tác sửa sai, do đó đã đạt đƣợc những kết quả căn bản. Các vụ tranh cãi, xích mích, gây rối ở vùng nông thôn giảm, các chi bộ đƣợc phục hồi, trên 90% đảng viên bị xử trí sai đƣợc trả lại đảng tịch, chi bộ cơ sở xã đƣợc chấn chỉnh, bổ sung. Việc sửa lại thành phần, đền bù tài sản đƣợc tiến hành khẩn trƣơng trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau, thơng cảm, đồn kết. Mặc dù công tác sửa sai còn gặp phải những hạn chế, tồn tại nhất định, song về căn bản, những kết quả chính đã đạt đƣợc, quyền lợi của mỗi ngƣời dân đều đƣợc đảm bảo. Những mất mát và thiệt hại về con ngƣời cũng dần ngi ngoai vì đồng bào ta vốn có truyền thống "đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại", hơn thế nữa "cùng với công việc phải tập trung chiến đấu chống kẻ thù, nên lâu dần đồng bào cũng cho qua" [46, 29].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 1957) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)