Thực tiễn dạy học ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán 9 (Trang 36 - 42)

Qua tìm hiểu khái quát về HĐTN. Thiết nghĩ, việc tổ chức các HĐTN trong quá trình dạy học các mơn đặc biệt là mơn Tốn là rất cần thiết. Để thấy được thực trạng của việc tổ chức các HĐTN trong dạy học các mơn cũng như tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn của GV và HS trong q trình tổ chức HĐTN, chúng tơi dựa trên Cở sở lý thuyết của HĐTN đã phân tích ở trên để tiến hành phỏng vấn và làm phiếu khảo sát đối với giáo viên và học sinh ở một trường THCS như sau:

- Về phía giáo viên:

+ Qua trao đổi trực tiếp và phát phiếu khảo sát cho 12 giáo viên đang dạy tại trường THCS Bùi Văn Hịa. Đây là những giáo viên có độ tuổi khác nhau, nhưng đều có kinh nghiệm, năng lực chun mơn tốt và đang trực tiếp giảng dạy khối 6,7,8,9.

- Về phía học sinh:

+ Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát 82 học sinh trường THCS Bùi Văn Hòa. Số phiếu phát ra là 82, số phiếu thu về là 82.

Sau khi điều tra, phân tích và xử lí số liệu chúng tơi thu được kết quả như sau: - Qua khảo sát, 12/12 GV đều cho rằng việc tổ chức các HĐTN là cần thiết đối với việc dạy và học các môn trong nhà trường đặc biệt là mơn Tốn. Bởi đây là một trong những nội dung quan trọng, được quan tâm trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Những năm gần đây, nhiều việc tổ chức các HĐTN đã được vận dụng trong cả các giờ học ngoại khóa cũng như chính khóa và ngày càng được phổ biến; bước đầu cho thấy những hiệu quả trong dạy và học. Kết quả phát phiếu khảo sát cũng cho thấy, tất cả các GV được khảo sát đều cho rằng cần thiết tổ chức các HĐTN. Các GV đều ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học.

- Tuy nhiên, qua phỏng vấn trực tiếp với GV chúng tơi thấy rằng bản thân GV cịn nhiều trăn trở khi thiết kế, tổ chức các HĐTN trong dạy học; bởi lẽ việc tổ chức các HĐTN mới chỉ dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của mỗi người dạy chứ chưa có một hệ thống lí luận cụ thể hướng dẫn chi tiết cho các GV về vấn đề này. Kết quả của phiếu khảo sát cũng cho thấy rằng, mặc dù ý thức được tầm quan tọng của HĐTN nhưng các GV lại có những quan niệm, nhận thức khác nhau về hoạt động này. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành thống kê qua bảng 1.9

Bảng 1.9. Bảng thống kê GV biết về HĐTN Các hình thức dạy học Các hình thức dạy học

thơng qua HĐTN Ý kiến của GV

Ý kiến của GV/ tổng số GV

HĐTN là hoạt động tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt động ngồi trời

5 41,6%

HĐTN là hình thức học tập HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để xây dựng bài học

3 25%

HĐTN là hình thức cho HS tham gia trò chơi như đố vui, cuộc thi

3 25%

HĐTN chính là hoạt động

ngoại khóa 1 8,3%

Qua bảng thống kê ta thấy có 41,6% GV cho rằng HĐTN là hình thức tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt động ngồi trời. Có 25% GV cho rằng đó là hình thức học tập HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để xây dựng bài học. Với 25% GV cho rằng HĐTN là hình thức cho HS tham gia trị chơi như đố vui, cuộc thi. Một phần ít 8,3% GV quan niệm HĐTN chính là hoạt động ngoại khóa. Từ những điều tra ban đầu về HĐTN, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số các GV hiểu và nhận định HĐTN là một hoạt động mang ý nghĩa về giáo dục tương tự như các mơn xã hội. Do đó, cần thiết phải có một hệ thống lí luận về việc tổ chức các

HĐTN cho các GV đồng thời phải xây dựng một quy trình tổ chức, thiết kế các HĐTN nhằm giúp qúa trình dạy- học đạt hiệu quả cao.

* Thực trạng vận dụng HĐTN trong giảng dạy:

Bảng 1.10. Bảng thống kê thực trạng vận dụng HĐTN của GV Các hình thức vận dụng Các hình thức vận dụng HĐTN Ý kiến GV Ý kiến của GV/ tổng số GV Mức độ thấp 11 91,7% Mức độ cao 1 8,3%

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các GV đều đã tổ chức cho HS học tập trải nghiệm trong giờ học nhưng mức độ vận dụng HĐTN ở mức độ thấp với 91,7% GV và 8,3% GV có vận dụng HĐTN ở mức độ cao cho một số học sinh giỏi. Điều này có thể xuất phát từ việc GV chưa thật sự dành nhiều thời gian cho việc tổ chức HĐTN một cách thật sự hiệu quả vào trong quá trình giảng dạy. Hơn nữa, việc chuẩn bị tổ chức HĐTN có thể thuận lợi hơn khi có sự tham gia hỗ trợ của các nguồn lực khác như ban giám hiệu, nhân viên nhà trường,….

- Đồng thời, chúng tơi cũng tiến hành điều tra tìm hiểu về các hình thức, biện pháp tổ chức các HĐTN trong dạy học.

Bảng 1.11. Bảng thống kê mức độ và hình thức tham gia HĐTN của HS Mức độ Mức độ Hình thức Khơng bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

Tổ chức cho lớp thảo luận 44 Tổ chức các trò chơi để học, các

cuộc thi (như thi giải ô chữ, thi đố vui,...) 36 Tổ chức diễn đàn toán học (các em sẽ bàn luận về một chủ đề trong chương trình tốn ) 17 10

Thực hành nội dung đã học ngoài giờ (như đo chiều cao, khoảng cách, đo góc,..)

25

Về phía HS, có 36/82 HS thường xun trải nghiệm thơng qua hình thức đố vui, trò chơi; 25/82 HS thỉnh thoảng tham gia trải nghiệm thơng qua hình thức thực hành nội dung đã học ngồi giờ học (đo chiều cao, đo góc,..); 44/82 HS thỉnh thoảng trải nghiệm dưới hình thức thảo luận nhóm; 17/82 HS khơng bao giờ hay hiếm khi được trải nghiệm dưới hình thức tổ chức diễn đàn tốn học để có cơ hội trao đổi, thảo luận khám phá kiến thức. Như vậy, việc tổ chức các HĐTN trong dạy học các mơn chưa đa dạng về hình thức và cách tổ chức.

* Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các HĐTN

- Thuận lợi, HS rất thích và hào hứng khi tham gia vào các HĐTN, bởi vì HS được tương tác, cọ xác thực tế, khám phá trải nghiệm, tìm tịi, học hỏi cái mới. Đồng thời thông qua các hoạt động này, học sinh sẽ có được mơi trường học tập chủ động, tích cực và được phát huy tính sáng tạo;…

- Bên cạnh những lợi ích mà HĐTN mang lại, các GV và HS cũng cịn gặp khơng ít khó khăn trong khi tiến hành các HĐTN. Khó khăn mà các GV thường hay gặp phải là chưa sắp xếp được thời gian phù hợp để tổ chức HĐTN ví dụ: HS học trái buổi, lịch cơng tác của GV khơng thuận lợi… Ngồi ra việc chuẩn bị phương tiện, dụng cụ hỗ trợ tổ chức hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn. Về phía HS, khó khăn mà các em gặp phải cũng là mất nhiều thời gian cho việc học tập môn học, nguồn tài liệu tham khảo cịn ít và hình thức học tập này cũng cịn nhiều khác biệt so với hình thức học truyền thơng khiến các em còn gặp nhiều bỡ ngỡ.

* Phân tích nguyên nhân:

- Đối với GV

+ Nội dung chương trình học quá nặng nề nhưng số tiết học thì q ít. Ngồi ra, trong một số buổi học GV có thời gian rất hạn chế để đáp ứng yêu cầu và mức độ cần đạt của tiết học do đó chưa thể tổ chức các HĐTN cho HS. Hơn nữa việc thi cử là một áp lực rất lớn trong quá trình dạy và học của GV và HS nên cần phải “chạy

đua” để kịp với chương trình, điều này cũng là lí do khiến cho HĐTN bị “vắng bóng’ trong nhiều tiết học.

+ Việc đổi mới phương pháp làm GV phải luôn nổ lực, đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu để vận dụng vào trong giảng dạy một cách hiệu quả. Thực tế, GV còn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống trong giảng dạy, chưa nghiên cứu, tìm hiểu những phương pháp dạy học mới. Hơn nữa, đối với các phương pháp dạy học mới một số GV chưa được đi tập huấn và các tài liệu tham khảo về phương pháp mới chưa phong phú, do đó GV gặp rất nhiều khó khăn trong q trình vận dụng.

- Đối với học sinh

+ Ý thức học tập của các em chưa tốt: một số HS chưa chuẩn bị bài khi đến lớp, chưa hoàn thành bài tập về nhà, HS thụ động trong giờ học, khơng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kiến thức,…

+ Một số mơn học có tính trừu tượng, nâng cao, tư duy logic nên nhiều HS gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức từ đó dẫn đến lười học, chán học trong đó có mơn Tốn.

Từ những nguyên nhân đã phân tích ở trên, thiết nghĩ, việc tổ chức các HĐTN trong giảng dạy là thật sự quan trọng và cấp thiết. Thông qua các hoạt động mang tính trải nghiệm, HS sẽ phát triển khả năng tư duy logic, hiểu bản chất vấn đề, nắm vững cơng thức, cách chứng minh, phân tích bài tốn,…. Trong hoạt động giảng dạy, GV tạo ra một môi trường giao tiếp, trao đổi, trải nghiệm để HS phát huy hết những kỹ năng của bản thân từ đó HS có thể tự do khám phá kiến thức, rút ra kinh nghiệm cho bản thân. HS có cơ hội được chia sẽ, thảo luận với nhau về những kiến thức mình tích lũy được giúp các em nắm vững bài học từ đó tạo nên hứng thú và niềm đam mê học hỏi. Để HĐTN diễn ra thuận lợi, GV nên chuẩn bị một bản “thiết kế” HĐTN một cách cụ thể, chi tiết và nên kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường lựa chọn địa điểm, dụng cụ, phương tiện phù hợp để tiến hành trải nghiệm. Việc vận dụng các phương pháp dạy học phải đi từ cái HS đã có đến cái HS cần có, từ thực tiễn cuộc sống của HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về cuộc sống. Trong đó, đổi mới dạy học các mơn nói chung và mơn tốn nói riêng theo định hướng dạy học qua trải nghiệm là một hướng đi đúng đắn, hướng đến một kết quả cao.

Kết luận Chương 1 1. Về cơ sở lí luận

Qua lý thuyết về HĐTN ta có thể khẳng định đây là một phương pháp học tập mới “lấy người học làm trung tâm”: tự bản thân rút ra những kinh nghiệm từ những trải nghiệm, và những kinh nghiệm sẽ khắc sâu trong nhận thức của chính bản thân học sinh. Hơn nữa, HĐTN kết hợp nhiều phương pháp và nhiều hình thức khác nhau giúp học sinh sẽ thấy được mối liên hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực tiễn, vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống, có cách tư duy mới hơn, đồng thời phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội,…

HĐTN có nhiều ý nghĩa trong hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực của học sinh nhưng bên cạnh đó đây cũng vừa là một hoạt động mới chưa áp dụng thường xuyên trong việc dạy và học cụ thể qua thực tiễn dạy học ở một số trường THCS mà chúng tôi đã khảo sát. Thiết nghĩ cần có những quy trình và nội dung cụ thể để xây dựng và thiết kế một số HĐTN trong dạy học nói chung và học mơn Tốn nói riêng. Vì vậy trong chương tiếp theo chúng tơi sẽ trình bày cụ thể về những nội dung kiến thức SGK Tốn 9 từ đó lựa chọn những nội dung phù hợp cho việc thiết kế HĐTN giúp học sinh cảm thấy hứng thú và u thích việc học Tốn.

2. Về cơ sở thực tiễn

Qua việc khảo sát thực tiễn dạy và học thông qua HĐTN ở trường THCS, chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV đều thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của HĐTN trong dạy và học các bộ mơn nói chung và mơn Tốn nói riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng dạy học thông qua HĐTN đối với GV vẫn cịn nhiều trở ngại. Từ thực trạng đó chúng tơi có căn cứ và cơ sở để lựa chọn nội dung trải nghiệm thơng qua phân tích SGK và đề xuất quy trình thiết kế HĐTN trong dạy học mơn Tốn lớp 9.

Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC TOÁN 9

Mục tiêu của chương

Trong chương này chúng tôi tiến hành thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong chương trình tốn 9. Để thiết kế một hoạt động trải nghiệm cần tiến hành qua 5 bước như đã trình bày trong chương 1. Các hoạt động trải nghiệm đều hướng đến một mục tiêu chung là nhằm phát huy phẩm chất và các năng lực của học sinh: kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy logic….. Như vậy thơng qua phân tích chương trình SGK Tốn 9 và Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn giúp chúng tơi trả lời những câu hỏi sau:

- Nội dung SGK Tốn 9 có tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế HĐTN? - Tri thức nào liên quan đến trải nghiệm được trình bày trong SGK?

- Lựa chọn tri thức nào để thiết kế HĐTN?

- Thiết kế HĐTN như thế nào để phù hợp và mang lại hiệu quả cho HS?

Chúng tơi tiến hành phân tích nội dung chương trình Tốn 9 tập 1 và 2 để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên từ đó hướng đến thiết kế HĐTN phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán 9 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)