Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 32 - 34)

1.2.2 .Các thành tố của cấu trúc thông tin

1.2.4.2. Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng

Trên cơ sở lý thuyết của Jakobson về tính đánh dấu, Dik đã ứng dụng các thuật ngữ đánh dấu và không đánh dấu cho ngôn ngữ. Theo Dik, những trƣờng hợp có tần số xuất hiện thƣờng xuyên là trƣờng hợp khơng đánh dấu và những trƣờng hợp có tần số xuất hiện ít hơn là những trƣờng hợp đánh dấu. Ơng đƣa ra một ví dụ

về trật tự từ trong tiếng Anh với cấu trúc phổ biến: S + Vf + X (S= chủ ngữ; Vf= động từ chính đƣợc chia hợp với chủ ngữ; X= các thành tố khác). Qua khảo sát 100 cú tiếng Anh, ông nghĩ trật tự đảo ngữ trong tiếng Anh chắc chắn phải diễn đạt một ý nghĩa nào khác ngoài chức năng cung cấp thông tin.

So sánh với cấu trúc thông tin của tiếng Việt, vị trí chủ đề thơng thƣờng đƣợc đặt trùng với vị trí chủ đề và chủ ngữ, nhƣng khi một thành tố khác của câu đƣợc đề bạt lên vị trí này, ta có đề đánh dấu và tạo đƣợc một tiêu điểm thông tin

trong phát ngôn.

Dik cũng đƣa ra luận điểm:

(i) Một hiện tƣợng đƣợc coi là đánh dấu trong mơi trƣờng (ngơn ngữ) này có thể là khơng đánh dấu trong mơi trƣờng (ngơn ngữ) khác;

(ii) Khi dùng hình thức đánh dấu thƣờng xuyên, chúng dần dần mất đi tính đánh dấu và có thể một hình thức đƣợc đánh dấu mới ra đời để thay thế.

Những quan điểm của Dik về tính đánh dấu đã giúp chúng tơi có đƣợc điểm nhìn sâu hơn về hiện tƣợng tiêu điểm hố: ngƣời nói/ viết có thể dùng một từ nào đó để thay thế hay bổ sung cho một từ khác để nhằm truyền đạt một thông điệp cần nhấn mạnh nào đó hay có thể sử dụng một cấu trúc bất thƣờng để thể hiện một ý nghĩa đặc biệt, tạo ra một tiêu điểm thông tin trong câu nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời nghe (cấu trúc tiêu điểm) để thay thế cho một cấu trúc khơng đánh dấu và khơng có giá trị tạo tiêu điểm thơng tin, giá trị nhấn mạnh.

Chúng tôi đơn cử một ví dụ mà áp dụng lý thuyết đánh dấu thông qua việc sử dụng phƣơng thức tiêu điểm hố là cấu trúc có chứa yếu tố hạn định đứng ở đầu

câu. Ngoài những phụ từ dùng để tách câu nhƣ thì/ là/ mà, câu tiếng Việt có thể có

những phụ từ tình thái nhƣ mãi/mới để góp phần tạo nên tiêu điểm thơng tin. Xem ví dụ:

[1:11] Mãi đến lúc anh nghe thấy có tiếng anh Hai Thép gọi ở trƣớc hang,

anh mới đứng dậy.

(AĐ1:94) [1:12] Chỉ có tiếng nƣớc chảy sốt ruột dƣới khe, phụ hoạ vào câu nói đó.

Bên cạnh yếu tố trên, để nhấn mạnh thông tin mang nghĩa phủ định, tiếng Việt còn sử dụng những yếu tố phủ định hay hạn định nhƣ những hƣ từ ngữ pháp hay tình

thái nhƣ chẳng, hề, chẳng hề, khơng hề, tuyệt nhiên…. Ví dụ:

[1:13] Chƣa bao giờ chúng dám mong có đƣợc số tiền to đến thế.

(VTP:38)

Trên cơ sở lí thuyết này đánh dấu này, chúng tôi đã áp dụng vào khảo sát hiện tƣợng tiêu điểm của câu tiếng Việt. Bởi một yếu tố có tính đánh dấu càng cao thì giá trị tiêu điểm thơng tin mà nó thể hiện càng lớn. Đó cũng là phần cơ sở nền tảng để tiến hành luận văn này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)