Câu bị động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ

2.2. Các phƣơng thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ vị của câu tiếng Việt

2.2.4.3. Câu bị động

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh loại câu này ví nhƣ bàn luận xem câu bị động có đƣợc chấp nhận trong tiếng Việt hay không, bị/ đƣợc là thực từ hay là hƣ từ hoá và phép cải biến cú pháp bằng phƣơng pháp chuyển đổi chủ động - bị động

có thể đƣợc coi là một biến thể của phép cải biến vị trí hay khơng. Với nghi vấn thứ nhất, thực sự trong tiếng Việt vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Trong luận văn này chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ là đƣa ra hƣớng giải quyết cho những bàn cãi đó. Mà nhiệm vụ của chúng tơi chỉ là tìm hiểu giá trị của câu bị động trong việc tạo

tiêu điểm thơng tin cho câu. Với vấn đề thứ hai thì có thể nhận thấy rõ ràng rằng sự

chuyển đổi từ chủ động sang bị động khác với đảo ngữ bởi: đi kèm với sự biến đổi vị trí là sự biến đổi vai trò cú pháp của các thành tố trong câu (từ bổ ngữ thành chủ ngữ), tuy mối quan hệ giữa các thành phần câu vẫn không thay đổi (tác nhân vẫn là

quả của cấu trúc A (là câu chủ động) thông qua một quá trình chuyển vị (movement) mà chúng tơi chấp nhận cấu trúc bị động có thể đƣợc coi là kết quả của một phép hậu đảo. Hơn nữa chúng tôi nhận thấy cấu trúc bị động có điểm tƣơng đồng với cấu trúc hậu đảo: kết quả của một quá trình chuyển đổi vị trí của một số thành phần câu là vị trí của tiêu điểm đứng sau động từ. Sự khác biệt lớn về giá trị tạo tiêu điểm thông tin do cấu trúc bị động mang lại nằm ở chỗ câu bị động có chứa tác nhân hay câu bị động khơng chứa tác nhân.

Nhà văn Anh nổi tiếng George Orwell đã từng nói: "Đừng bao giờ dùng bị động một khi có thể đƣợc dùng chủ động" (dẫn theo Huỳnh Thị Ái Nguyên

[33,136]). Điều này có nghĩa là cấu trúc bị động là một cấu trúc đánh dấu so với

cấu trúc chủ động, sự lựa chọn giữa việc sử dụng cấu trúc chủ động hay cấu trúc bị động là tuỳ thuộc vào một số khác biệt về ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa hai cấu trúc này. Dƣới đây là một số khác biệt giữa cặp cấu trúc này:

(i) Câu bị động có tác nhân đƣợc lƣợc bỏ có thể là do chủ thể của hành động quá rõ, không cần nhắc lại hay đƣợc cho là không quan trọng theo nguyên tắc hội thoại của Grice về lƣợng:

a. Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng tin đúng nhƣ địi hỏi b. Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng tin lớn hơn địi hỏi.

Hoặc tác nhân trong câu bị động không đƣợc biết đến hay khơng có một thơng tin

chính xác thì ngƣời ta chọn kiểu câu bị động.

(ii) Sự lựa chọn cấu trúc chủ động hay bị động có thể tuỳ thuộc vào sự lựa chọn vị trí tiêu điểm của phát ngơn để phục vụ cho mục đích giao tiếp của ngƣời nói/ viết. Phần thơng tin đƣợc chọn đứng đằng sau có khuynh hƣớng là phần thông tin mới theo cấu trúc thông tin cũ - mới. Do đó mà cấu trúc bị động nhƣ "Tên trung

uý bị một bàn tay siết lấy cổ họng" (AĐ2:133) đƣợc ƣa thích hơn cấu trúc chủ động

"Một bàn tay siết lấy cổ họng tên trung uý". Phần thông tin đƣợc lựa chọn là tiêu điểm thơng báo thƣờng có vị trí ở cuối câu theo ngun tắc tiêu điểm ở cuối câu.

(iii) Những trƣờng hợp còn lại là do xu hƣớng đặt những những thành phần của câu dài hơn về mặt vật lý hay phức tạp hơn về mặt cấu trúc vào cuối câu. Bởi vậy phát ngôn "Đám tang ông ta được mọi người trong hạt đi đưa, từ những đội

binh quần đỏ đến các vị quan chức y phục nghiêm trang đeo "ca- vat" trắng" có xu

(mọi người trong hạt đi đưa, từ những đội binh quần đỏ đến các vị quan chức y

phục nghiêm trang đeo "ca- vat" trắng) nằm trong một biểu thức dài hơn về mặt

vật lý và phức tạp hơn về mặt cấu trúc so với phần còn lại của câu. Trong tiếng Việt, cấu trúc bị động có ba khả năng xảy ra:

Bị thể + bị/đƣợc + hành động

Bị thể + bị/đƣợc + tác nhân + hành động Bị thể + bị/đƣợc + hành động + bởi + tác nhân

Trong số 214 trƣờng hợp sử dụng bị động ở dữ liệu khảo sát, chúng tơi tìm thấy 92 trƣờng hợp (chiếm gần 43%) sử dụng khn hình bị động thứ nhất. Ví dụ:

[2:51] Mảnh đất đƣợc rào kín.

(NTNT:361) [2:52] Rồi chiếc phong bì đƣợc bóc ra, đề thi đƣợc đọc lên.

(ĐG: 158) Trong ba khn hình trên, khn hình thứ ba giống với cấu trúc bị động trong tiếng Anh. Tuy nhiên nó chỉ đƣợc dùng 10 lần trong 214 trƣờng hợp (chiếm gần 4,5%). Tần số xuất hiện thấp cũng phần nào nói lên đƣợc tính ứng dụng kém của nó trong tiếng Việt nhƣng nó vẫn có giá trị nhƣ một phƣơng tiện đánh dấu tiêu điểm thơng tin. Ví dụ:

[2:53] Chính Khuê cũng bị kính thích bởi những lời rất thẳng thắn, cũng nhƣ cách xƣng hô ấy.

(NMC1:30) [2:54] Anh và Thuỷ đang bị ngƣời đời lên án bởi một mối tình ngang trái.

(TNH1:99)

Chỉ có khn hình có chứa yếu tố tác thể trong câu đƣợc xem nhƣ phổ biến

hơn cả với 112 lần xuất hiện: Bị thể + bị/đƣợc + tác nhân + hành động [2:55] Bà vừa mới bị chồng đay nghiến.

(VTP:232) [2:56] Phăng đƣợc Nguyễn Du dẫn đi thăm một vài nơi trong địa hạt của mình.

(NHT: 171)

Nhƣ vậy, với ba khn hình đã nêu trên, chúng tôi đã chứng minh rằng cấu trúc bị động chính là một phƣơng tiện dùng để tạo tiêu điểm thông tin trong tiếng

thứ ba chiếm tỉ lệ thấp thể hiện rằng khả năng ứng dụng của chúng trong tiếng Việt

không cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)