Đối với những câu hỏi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 74 - 75)

CHƢƠNG 3 : PHẠM VI TIÊU ĐIỂM HOÁ CẤU TRÚC CHỦ VỊ

3.1. Cấu trúc chủ vị có tiêu điểm thơng tin là vị từ

3.1.1.1. Đối với những câu hỏi

sự tình nào đó do vị từ biểu thị thì tiêu điểm hỏi sẽ rơi vào vị từ. Nhƣ vậy ở đây sẽ có hai khả năng:

- Ngƣời nói biết rằng đã có một sự tình xảy ra nhƣng muốn xác định các chi tiết về sự tình đó thì ngƣời nói sẽ sử dụng những câu hỏi có tiêu điểm hỏi là các từ hỏi nhƣ làm gì, làm sao, thế nào, ra sao… Ngồi ra, những câu hỏi này "nếu có

thêm phần cơ sở thì đó chỉ là một đại từ trực chỉ, quy chiếu sự tình đang xảy ra trong ngữ cảnh nhƣ thế, vậy" [7,72]. Cho nên, ở đây chúng tôi nhận thấy các câu trả lời có tiêu điểm thơng tin vị từ là những thơng tin trực tiếp trả lời cho câu hỏi có chứa các đại từ nghi vấn này. Ví dụ:

[3:1] a. Ông Mùa dạo này thế nào?

b. Ơng Mùa đơng con, cơ cực lắm.

(NHT:146) [3:2] a. Má tui hôm nay ra sao chú Tƣ?

b. Vẫn mạnh.

(AĐ1:298) [3:3] a. Nhƣng ở làm gì mới đƣợc chứ?

b. Ở lại ngắm cảnh.

(KH1:68) - Ngƣời nói đƣa vào trong câu hỏi của mình một vị từ xác định làm tiêu điểm

hỏi để kiểm chứng thông tin đã biết và đánh dấu tiêu điểm hỏi của vị từ bằng các từ nghi vấn nhƣ hả?, à?, có…khơng?, đã… chưa?,…. Ở các câu trả lời đối lập tƣơng

phản với thơng tin khơng chính xác của câu có tiêu điểm hỏi là vị từ. Ví dụ:

[3:4] a. Anh khơng ngủ à? b. Mình vừa dậy.

(NTNT:31) [3:5] a. Em có u anh khơng?

b. Không! Tôi không bao giờ yêu một ngƣời đàn ông thô bạo nhƣ anh.

(TNT:60) [3:6] a. Anh chưa về?

(TNH1:94) [3:7] a. Chú xuống đấy à?

b. Không, tôi đi thắp hƣơng.

(KH1:30) [3:8] a. Anh không biết hả?

b. Anh biết chứ.

(VPT:62) [3:9] a. Ta nghỉ lại đây thật ư?

b. Đã bảo cứ xuống mà.

(CL:19)

Đối với diễn ngôn đơn thoại, tiêu điểm thông tin rơi vào vị từ của một phát ngôn khi mà trật tự cơ sở - tiêu điểm trùng với trật tự cú pháp thông thƣờng chủ ngữ - vị ngữ trong câu tiếng Việt. Ví dụ:

[3:10] Cơ đi đi. Cơ lại lại. Cô uốn éo. Cô thƣớt tha. Rồi cô đứng yên. Cơ ngắm. Cơ bàn. Cơ bình phẩm.

(NCH:149)

Ở ví dụ trên, những câu đã dẫn đều có chung cấu trúc thông tin: phần cơ sở - tiêu điểm. Phần cơ sở trùng với chủ ngữ trong cấu trúc cú pháp. Còn tiêu điểm vị từ trùng với vị ngữ xét về mặt cú pháp. Những trƣờng hợp trên đƣợc lặp lại nhƣ là sự nhấn mạnh có dụng ý của tác giả, cũng có khi nhằm tạo ra hiệu ứng ngôn ngữ nhƣ một sự liệt kê những thông tin mới - những thông tin này thƣờng định hƣớng đến

một đánh giá chung nào đó về đối tƣợng mà ở đây là nhân vật cô Kếu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 74 - 75)