Cơ sở xác định tiêu điểm thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 35 - 40)

CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ

2.1. Cơ sở xác định tiêu điểm thông tin

2.1.1. Ngữ cảnh

Khi xác định tiêu điểm của cấu trúc thông tin không thể không nhắc tới ngữ cảnh. Giorge Yule dùng thuật ngữ ngữ cảnh (context) và văn cảnh (co-text), ngữ cảnh là một mơi trƣờng phi ngơn ngữ trong đó ngơn ngữ đƣợc sử dụng.

Nguyễn Thiện Giáp phân biệt hai khái niệm: ngữ cảnh tình huống ngữ cảnh văn hố. Tác giả cho rằng: "Ngữ cảnh tình huống là thế giới, xã hội và tâm lý

mà trong đó, ở một thời điểm nhất định ngƣời ta sử dụng ngơn ngữ. Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế của ngƣời nói và ngƣời nghe, sự hiểu biết về vị trí, thời gian và khơng gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngơn ngữ đƣợc dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp". Và đôi khi "ngữ cảnh tình huống cịn có cả sự chấp nhận ngầm của ngƣời nói và ngƣời nghe" [Nguyễn Thiện Giáp 2004:23]. Cịn "ngữ cảnh văn hố bao gồm hàng loạt nhân tố văn hoá nhƣ phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi, quan niệm giá trị, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính trị và kinh tế". Nhƣ vậy, theo cách hiểu rộng, ngữ cảnh đƣợc coi là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhƣng nằm ngồi diễn ngơn (vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp,…)

Theo Từ điển tiếng Việt: "Ngữ cảnh là tồn bộ nói chung những đơn vị đứng trƣớc và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị ngơn ngữ đó trong chuỗi lời nói" [34,861]. Đây có thể coi là một cách hiểu ngữ cảnh theo nghĩa hẹp.

Đối với các văn bản viết, chúng tôi xác định ngữ cảnh theo nghĩa hẹp bao gồm những phát ngôn đặt trƣớc và đặt tiếp sau phát ngôn cần xác định tiêu điểm thông tin. Việc hiểu nhƣ vậy cũng giúp chúng tôi dễ dàng xác định phần cơ sở và tiêu điểm trong một cấu trúc thông tin.

Trong diễn ngôn đối thoại, câu hỏi là yếu tố quan trọng của ngữ cảnh giúp xác định cấu trúc thông tin trong câu trả lời. Những loại câu hỏi có thể là:

- Câu hỏi hiển ngôn: là loại câu hỏi mà cả phần thông tin đã biết và phần tin

mà ngƣời nói muốn biết có thể cùng xuất hiện ngay trên bề mặt của cấu trúc cú pháp câu. Do đó, tiêu điểm thơng tin của câu là phần mà trả lời trực tiếp cho câu

hỏi. Ví dụ:

[2:1] a. Chị làm cơng tác gì?

b. Tơi trơng nom thƣ viện của nhà máy.

(TNT: 264)

Câu hỏi đã dẫn gồm hai phần: "Chị làm công tác" đƣợc coi là thơng tin đã biết hoặc dễ nhận biết cịn "gì" là điều chƣa biết, cần biết. Hai phần này xuất hiện trực tiếp trên cấu trúc bề mặt của câu hỏi. Căn cứ vào đó mà ta dễ dàng xác định rằng chỉ có "trơng nom thƣ viện của nhà máy" là thông tin mới, thông tin trả lời cho điều cần biết đƣợc nêu ra trong câu hỏi.

Khi trả lời cho câu hỏi thuộc dạng này, ngƣời trả lời có thể dùng câu đầy đủ hoặc tỉnh lƣợc. Ví dụ:

[2:2] a. Ơng ở quận nào? b. Quận Thạnh - phú.

(NĐT: 32)

[2:3] a. Thế anh ấy ở đâu?

b. Anh ấy phải ở nhà thu xếp để đón em.

(TNH2: 205)

Với những câu hỏi mà cấu trúc nổi (cấu trúc cú pháp) chỉ xuất hiện từ để hỏi với tƣ cách là thơng tin cần biết thì câu trả lời chỉ tồn tin mới. Ví dụ:

[2:4] a. Sao?

b. Lớn lên, nó sẽ bất bình về việc em lại cải giá. (VTP: 235)

Trong câu hỏi ở ví dụ trên chỉ có phần thơng tin cần biết là đại từ nghi vấn "sao".

Tin đã biết nằm ở ngôn cảnh với tƣ cách nhƣ các tiền giả định của câu hỏi. Chúng

ta không thể hiểu đƣợc cặp thoại hỏi - trả lời ở đây là hỏi và trả lời về vấn đề gì khi khơng đặt nó vào một ngữ cảnh cụ thể: cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật về việc cải giá hay không cải giá. Câu trả lời của nhân vật nữ đƣa ra nguyên nhân khiến cô khơng thể cải giá. Đó chính là phần tin hồn tồn mới đối với ngƣời đang chờ đợi câu trả lời.

- Câu hỏi hàm ẩn: là loại câu hỏi không xuất hiện trực tiếp trên bề mặt của

phát ngôn mà đƣợc rút ra từ ngữ cảnh tình huống có chứa câu cần xác định tiêu điểm thông tin.

Đối với những câu hỏi loại này, ngữ cảnh có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cấu trúc thông tin trong câu trả lời. Điều này có thể thấy rõ khi cùng một

câu hỏi, cùng một câu trả lời nhƣng nếu đặt câu hỏi - trả lời này ở hai hay nhiều ngữ cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau thì ý nghĩa hàm ẩn (tin mới) trong câu trả lời có sự khác nhau. Ví dụ:

[2:5] a. Thế này mà bảo không phải thuốc cao?

b. Thôi, tôi chịu ông rồi mà!... Ở vùng này chỉ có một ơng biết nghề thuốc!

(VTP: 188)

Trong cặp thoại trên, nhân vật trong phát ngơn (a) hỏi ngƣời trong phát ngơn (b) có đồng ý hay khơng đồng ý loại thuốc đó là thuốc cao. Câu hỏi này đƣợc đƣa ra nhân dịp trong làng có mở hội do những ngƣời làm trị quỷ thuật biểu diễn. Cuộc vui này thực chất chỉ là một cái cớ để hai thầy lang chê bai, vạch trần những điểm dốt nát của nhau trong việc chữa bệnh cho dân làng. Do đó đáp lại câu hỏi, ngƣời trả lời phản bác ý kiến cho đó là thuốc cao và nội dung này chính là tiêu điểm mà ngƣời nói muốn đƣa ra. Nhƣng nếu đặt cặp thoại trên vào tình huống khác thì nội dung thơng tin hồi đáp của ngƣời trả lời lại có sự thay đổi. Ví nhƣ phát ngơn của ngƣời trả lời đƣợc đặt trong hoàn cảnh là mối quan hệ của hai ngƣời là tốt đẹp và thực sự là nhân vật trong phát ngôn (b) khâm phục tài năng thực sự của nhân vật trong phát ngơn (a) thì vẫn là lời nhận xét, vẫn là hành động xác tín nhƣng nó ngầm ẩn ý nghĩa khẳng định. Và ý nghĩa khẳng định tài năng của nhân vật trong (a) là phần mang giá trị thông tin mà ngƣời hỏi chờ đợi từ phía ngƣời trả lời. Có thể biểu thị cấu trúc thông tin của phát ngôn nhƣ sau:

Tình huống giao tiếp 1:

Thơi, tơi chịu ơng rồi mà! Ở vùng này chỉ có một ơng biết nghề thuốc! Cấu trúc thông tin tiêu điểm (phản bác) cơ sở

Tình huống giao tiếp 2:

Thơi, tơi chịu ông rồi mà!Ở vùng này chỉ có một ơng biết nghề thuốc!

Cấu trúc

thông tin

tiêu điểm (khẳng định- đó là thuốc cao) và nêu lí do khẳng định Nhƣ vậy, có thể dựa vào cấu trúc thông tin của câu hỏi để xác định tin mới trong câu trả lời cũng nhƣ toàn bộ kết cấu của câu trả lời. Cấu trúc thông tin của câu hỏi và câu trả lời có quan hệ mật thiết với nhau bởi mỗi loại câu hỏi có một đặc trƣng riêng và chính những đặc trƣng đó lại quy định cấu trúc cho câu trả lời. Hỏi - trả lời không chỉ là tiền đề tồn tại của nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất về mặt chức năng ở chỗ giải quyết mâu thuẫn giữa biết và chƣa biết mà chúng còn thống nhất, biện chứng với nhau giữa tin đã biết, tin cần biết và tiêu điểm thông tin.

2.1.2. Tiền giả định

Trong lĩnh vực ngữ nghĩa và ngữ dụng, mọi ngƣời đã nói nhiều tới thuật ngữ "tiền giả định" (presupposition) và có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau xung quanh nó. Mỗi phát ngôn dù ngắn gọn hay đầy đủ, trực tiếp hay gián tiếp cũng đều mang một ý nghĩa và đáp ứng nhu cầu thông tin nhất định. Để đảm bảo cho phát ngơn có giá trị trong hồn cảnh sử dụng cụ thể đó, nó phải có trong nhận thức của cả ngƣời nói và ngƣời nghe, nói cách khác là thơng tin đó đƣợc ngƣời nói và ngƣời nghe đã biết hoặc giả định biết.

Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm: "Tiền giả định là những hiểu biết đƣợc xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã đƣợc các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà ngƣời nói tạo nên ý nghĩa tƣờng

minh trong phát ngơn của mình" [4,366]. Cịn GS. Hồng Phê cho rằng: "những

điều mà phải coi nhƣ đã biết rồi hoặc nếu chƣa biết thì cũng phải thừa nhận là đúng nhƣ vậy thì câu hoặc lời nói mới thật sự có ý nghĩa đƣợc gọi là tiền giả định".

[4,284]

Nói tóm lại, tiền giả định là thơng tin khơng đƣợc diễn đạt một cách tƣờng minh nhƣng cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều phải rút ra cách hiểu giống nhau, phải đƣợc chấp nhận trƣớc là có giá trị chân thực để phát ngơn có thể giao tiếp bình thƣờng. Ví dụ:

[2:6] Chị Đào vẫn giữ lời thề ngày nọ đấy chứ?

(NK: 42)

Câu đã dẫn có tiền giả định là:

- Nhân vật Đào đã có một lời thề nào đó

Câu đã dẫn sẽ có giá trị và đƣợc sử dụng bình thƣờng nếu cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều chấp nhận hai tiền giả định trên. Nếu một trong những tiền giả định là sai thì phát ngơn sẽ trở thành có vấn đề. Vì thế để phản bác lại, ngƣời nghe có thể dùng cách phủ định lại tiền giả định nhƣ: Tơi có thề gì đâu. Nhƣng trong tác

phẩm này, nhân vật Đào đáp lại: Thề gì nào? khơng phải phản bác lại tiền giả định

mà để lảng tránh câu trả lời.

Về mặt chức năng, tiền giả định khơng có giá trị thơng báo, có nghĩa là nó không mang lại cho ngƣời nghe thông tin mới, hay thơng tin đƣợc ngƣời nói cho là quan trọng, cần chú ý. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là tiền giả định khơng có vai trị gì trong cấu trúc thông tin của phát ngôn. Với tƣ cách là phần thông tin chung đƣợc cả ngƣời nói và ngƣời nghe chia sẻ, dựa vào tiền giả định ta có thể xác lập tiêu điểm thông tin của câu.

2.1.3. Tỉnh lược

Trong cấu trúc thông báo của câu, tiêu điểm với tƣ cách là trọng tâm thông báo của câu, là bộ phận duy nhất không thể bị lƣợc bỏ. Những thành phần nào trong câu đã bị lƣợc bỏ thì phần cịn lại giữ vai trị làm tiêu điểm thơng tin. Ví dụ:

[2:7] a. Thế em là ai?

b. (Em là) Em gái chị ấy.

(VPT: 75) [2:8] a. Ơng thi ra năm nào?

b. (Tơi thi) Năm hai mƣơi bốn.

(KH2: 19) [2:9] a. Bà đẻ con so hay con rạ?

b. Thƣa bà, (bà đẻ) con so.

(NCH: 30)

Bên cạnh việc dựa vào ngữ cảnh, tiền giả định và khả năng lƣợc bỏ, hiện tƣợng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt còn đƣợc xác định bằng các phƣơng tiện biểu hiện nhƣ trọng âm, hƣ từ, trật tự từ, phƣơng thức tỉnh lƣợc. Dƣới đây chúng tôi sẽ đề cập tới các phƣơng thức này với tƣ cách là một tiêu chí quan trọng để xác định tiêu điểm của cấu trúc thông tin.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)