Câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 2 CÁC PHƢƠNG THỨC TIÊU ĐIỂM HOÁ

2.3. Các loại tiêu điểm thông tin

2.3.2.1. Câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi

Đây là dạng câu hỏi đƣợc sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Theo số liệu thống kê của chúng tơi có đến 1884/3744 câu hỏi gồm cả phần cơ sở và tiêu điểm hỏi (chiếm 50,32%). Kết quả này cho thấy phần cơ sở tuy không mang giá trị thơng tin nhƣng nó là căn cứ giúp ngƣời nghe trả lời đƣợc chính xác điều mà ngƣời nói muốn biết, cần biết. Câu hỏi có đầy đủ cả hai phần: phần cơ sở và TĐH sẽ tránh đƣợc trƣờng hợp ngƣời hỏi hỏi một nội dung nhƣng ngƣời nghe trả lời sang một

muốn hỏi và tạo cho ngƣời nghe sự chú ý vào câu hỏi của mình nên thƣờng nhắc lại một phần tin cho sẵn trong câu hỏi:

[2:86] a. Một cái thế giới nhƣ vậy sẽ ra sao, theo ý em?

b. Một cái thế gian nhƣ vậy sẽ ra sao à? Nó sẽ tạo ra nhiều lớp

ngƣời đau khổ, trƣớc hết là những ngƣời phụ nữ đoan chính.

(TNH1:544)

Vị trí phân bố phần cơ sở và TĐH trong các câu hỏi đầy đủ cả hai phần này khá linh hoạt. Có một số cách phân bố sau:

2.3.2.1.1. Tiêu điểm - Cơ sở. Ví dụ:

[2:87] Bao giờ chiến dịch bắt đầu?

TĐ CS

(NMC1:72) [2:88] Ai nói với mày vậy?

TĐ CS

(ĐG:245)

[2:89] Bao nhiêu tiền cái nón này thế bác?

TĐ CS

(KH2:118) 2.3.2.1.2. Cơ sở - Tiêu điểm. Ví dụ:

[2:90] Chú nói sao? CS TĐ (DDN:11) [2:94] Nói sẽ chứ, thế nào? CS TĐ (NK:109) [2:95] Nó khấn bao nhiêu? CS TĐ (NCH:46) 2.3.2.1.3. Cơ sở - Tiêu điểm - Cơ sở. Ví dụ:

[2:96] Ơng định bao giờ họp?

CS TĐ CS

[2:97] Cây đại ông vẽ sao khơng có ngọn? CS TĐ CS (KH1:35) [2:98] Vợ cậu làm gì ở nhà? CS TĐ CS (NMC1:35) 2.3.2.1.4. Tiêu điểm - Cơ sở - Tiêu điểm. Ví dụ:

[2:99] Ai gọi cho ai?

TĐ CS TĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ vị của câu Tiếng Việt (Trang 65 - 67)